Tín nhiệm quốc gia của Hàn Quốc theo đánh giá của Moody’s

Một phần của tài liệu Chính sách ngoại giao công chúng của hàn quốc ở việt nam (Trang 35)

(Tập đồn định mức tín nhiệm của Mỹ) (Nguồn http://world.kbs.co.kr ) Các chuyên gia nghiên cứu

của Viện phát triển Hàn Quốc KDI (Korean Development Institute) đã đưa ra một số dự báo về sự phát triển và vai trò của Hàn Quốc theo các hướng chính sau:

Mục tiêu chủ yếu của Hàn Quốc trong khoảng hai thập niên tới là thực hiện sự chuyển dịch xã hội từ một quốc gia công nghiệp hoá tới một xã hội phát triển. Đặc

trưng căn bản nhất của một xã hội phát triển mà Hàn Quốc muốn đạt tới là: - Tự do và ổn định;

35

- Xã hội công bằng và phát triển trong sự cân đối.

Tự do và ổn định được các nhà chiến lược Hàn Quốc xác định là các điều kiện căn bản mà nhờ đó đất nước tiếp tục tiến lên với các giá trị của dân chủ. Người ta cho rằng Hàn Quốc chỉ có thể phát triển được nếu các giá trị của dân chủ được đảm bảo. An ninh xã hội được đảm bảo, rủi ro sẽ bị đẩy lùi. Tiềm lực kinh tế và sức mạnh quân sự sẽ làm giảm các mối đe doạ từ bên ngồi, vị trí của Hàn Quốc trên trường quốc tế sẽ được cải thiện và đây là một điều kiện quan trọng tạo cơ sở cho Hàn Quốc phát triển trong tự do, ổn định.

Giáo sư thuộc Trường chính sách và quản lý công KDI (Korean Development Institute) nhận định, một quốc gia có sự lưu thơng tự do của nguồn vốn, con người và thông tin, mở cửa về mọi mặt kinh tế, xã hội, và giao lưu văn hoá, một đất nước với những con người cởi mở, cuốn hút đối với khách nước ngoài, một đất nước của tri thức và học thuật với đông đảo sinh viên nước ngoài, một đất nước với bộ máy điều hành tiên tiến và các ứng dụng nghề nghiệp đáp ứng được tiêu chuẩn tồn cầu, một quốc gia ln được đánh giá cao trên trường quốc tế với vai trò đi đầu trong việc giải quyết các xung đột quốc tế và hỗ trợ các quốc gia khác. Đây chính là “Tầm nhìn 2030”, kế hoạch dài hạn của chính phủ Hàn Quốc nhằm bảo đảm tương lai của Hàn Quốc trong một thế giới tồn cầu hố. Mục tiêu đến năm 2013 là Hàn Quốc sẽ xếp hạng từ 33 lên 15 trong Top 50 theo bảng xếp hạng vị trí quốc gia, Hàn Quốc sẽ tăng cường đóng góp vào cộng đồng quốc tế phát triển kỹ năng kỹ thuật và nuôi dưỡng.

Bộ Ngoại giao và Thương mại Hàn Quốc đã đưa ra 5 mục tiêu để tạo ra một

nền ngoại giao tiên tiến, hiện đại phù hợp với kỷ nguyên tồn cầu hố. Đó là: 1)

Thắt chặt quan hệ với các nước láng giềng; 2) Mở rộng ngoại giao với các khu vực khác; 3) Thắt chặt quan hệ ngoại giao đa phương; 4) Hỗ trợ cho sự phát triển của các tổ chức Hàn Quốc ở nước ngồi; 5) Hoạt động có hiệu quả ngoại giao văn hố.

Chính phủ Hàn Quốc đã vạch ra chiến lược quan hệ công chúng với những

nội dung chủ yếu sau: Trước tiên, trong thời gian đầu, Hàn Quốc xây dựng các cơ sở truyền thông hiện đại ở Seoul, Tokyo và Beijing. Đó là những kênh phục vụ đắc lực cho các nhà lãnh đạo và cộng đồng hải ngoại biết về Hàn Quốc. Nhiệm vụ quan

36

trọng trong thời gian đầu này là cung cấp tới các báo đài quốc tế các thơng tin chính xác. Các bộ trưởng, các đại sứ quán Hàn Quốc là các cơ quan chính thức chịu trách nhiệm trả lời với các phóng viên nước ngồi. Chính phủ Hàn Quốc còn xây dựng mạng lưới liên kết giữa phóng viên quốc tế với các chuyên gia một số lĩnh vực kinh tế, an ninh quốc gia, xã hội… trong một số trường hợp đặc biệt.

Thứ hai, chính phủ Hàn Quốc và các chuyên gia các lĩnh vực cùng hợp tác

chặt chẽ với nhau. Chính phủ tích cực tiếp nhận tinh thần tham gia đóng góp ý kiến của các cá nhân, cá tổ chức; chính phủ cải cách hệ thống luật pháp, xây dựng cơ sở vật chất hiện đại và đưa ra các kế hoạch, dự án để các cá nhân, tổ chức tham gia cùng giải quyết. Hàn Quốc muốn xây dựng một đất nước tiến bộ và dân chủ, các cá thể có vai trị ảnh hưởng khơng kém so với doanh nghiệp nhà nước.

Thứ ba, tận dụng nguồn nhân lực sẵn có, phát triển các chương trình đem lại

niềm tin dài hạn và yêu mến cho Hàn Quốc giữa những du học sinh, các hợp tác lao động, du khách. Một hệ thống liên kết 7 triệu người nước ngoài sinh sống ở Hàn Quốc là một trong những tài sản có giá trị.

Cuối cùng, đầu tư vật chất và nhân lực phục vụ quan hệ công chúng. Đầu tư

trong quan hệ công chúng được coi là chiến lược bởi vì Hàn Quốc đang có nguy cơ tụt hậu về kinh tế và sức mạnh trên thế giới.

Chính phủ cũng lập kế hoạch cải thiện chính sách cho người nước ngồi và gia đình nước ngồi đang sinh sống ở Hàn Quốc và đẩy mạnh nền giáo dục mang tầm cỡ quốc tế, thành lập các viện ngôn ngữ, mở rộng tiếng Hàn Quốc ra khắp thế giới và đưa ra một đề án phát triển nghệ thuật, taekwondo ra thế giới nhằm nâng cao vị trí quốc gia.

+Nội dung cơ bản của chính sách ngoại giao cơng chúng Hàn Quốc

Kể từ khi bùng nổ Làn sóng Hàn Quốc đến nay, qui mơ của ngành xuất khẩu văn hố ngày càng tăng. Số lượng sản phẩm văn hoá được sản xuất cũng như số lao động làm trong ngành này ngày càng đơng. Kinh doanh văn hố đã khẳng định được ảnh hưởng lớn của nó đối với nền kinh tế đất nước Hàn Quốc và được xem là ngành có giá trị kinh tế cao trong tương lai. Hàn lưu khơng chỉ mang lại lợi ích kinh tế như góp phần tăng trưởng xuất khẩu ra nước ngồi, mà cịn chứng tỏ khả năng

37

cạnh tranh kinh doanh văn hoá ở Châu Á với Nhật Bản; và Hàn lưu đã giành được tình cảm thiện cảm của người dân Châu Á với con người và đất nước Hàn Quốc.

Để đạt được thành quả như ngày nay, không thể khơng kể đến ảnh hưởng của các chính sách do chính phủ ban hành và thực hiện nhất quán từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay.

1) Chính sách thời Kim Young Sam (1993-1997)

Tháng 2 năm 1993, tổng thống Kim Young Sam lên nắm quyền đã tiến hành hợp nhất Bộ Văn hoá và bộ Thể dục Thanh thiếu niên thành Bộ Thể thao – văn hố, bộ này quản lý ln ngành Du lịch.

Việc sát nhập ngành du lịch vào thành bộ phận của Bộ Thể thao -Văn hố cho thấy chính phủ coi trọng việc làm kinh tế trong lĩnh vực văn hoá. Đây cũng là thời kỳ xuất hiện khái niệm “phồn vinh văn hoá” [문화 복지] và “kinh doanh văn hoá” [문화 산업].

Năm 1994, Cục chính sách kinh doanh văn hoá [문화경영정책국] được thành lập. Đây là giai đoạn nảy mầm của Làn sóng Hàn Quốc với sự giới thiệu và phát triển phim truyền hình và âm nhạc Hàn Quốc tại Trung Quốc.

2) Chính sách thời Kim Dae Jung (1998-2002)

Tháng 2 năm 1998, Kim Dae Jung lên nắm quyền, xác định rằng thế kỷ 21 chính là thời kỳ của ngành kinh doanh văn hoá. Ngày 28 tháng 2 năm 1998, Bộ Văn hoá – Du lịch được thành lập thay cho Bộ Thể thao – Văn hoá. Tổng thống Kim Dae Jung đảm nhận luôn chức bộ trưởng của bộ này đã nhấn mạnh rằng “cần tạo điều kiện để văn hoá – nghệ thuật đất nước phát triển chứ không can thiệp vào”. Các thuật ngữ “thế kỷ của văn hố” [문화의 세기], “cơng ty kinh doanh văn hoá” [문화산업사], “người tri thức mới” [신지식인] được sử dụng phổ biến.

Năm 2001, Bộ Văn hoá – Du lịch Hàn Quốc kết hợp với Trung Quốc tổ chức sự kiện “New Korea Stream 2001” với hoạt động chính là “trình diễn thời trang dạo phố”. Hoạt động này thu hút sự chú ý của nhiều phương tiện truyền thơng đại chúng

38

nước ngồi như cơ quan tin tức Trung Quốc, đài truyền hình Bắc KInh, đài truyền hình Thượng Hải Phương Đơng, TVBS ở Đài Loan, kênh Star TV Hồng Kong, kênh TBS đến từ Nhật Bản,…

Cùng trong năm 2001, Bộ Văn hoá – Du lịch cũng tổ chức chuyến đi tour trọn gói đến nơi quay phim truyền hình “Trái tim mùa thu”. Năm 2002, phim truyền hình “Bản tình ca mùa đơng” vẫn đang trong quá trình sản xuất nhưng KNTO đã rục rịch khởi động chiến lược tiếp thị tour du lịch đến đảo Nami – nơi quay bộ phim này. Năm 2003, tour du lịch này thu hút khoảng 50 đến 60 ngành khách du lịch nước ngồi.

3) Chính sách thời Roh Moo Hyun (2003-2007)

Nếu như chính sách của chính phủ thời Kim Dae Jung chủ yếu tập trung vào đầu tư cho kinh doanh văn hoá và những thiết bị văn hố thì chính sách thời kỳ này lại tập trung vào việc đa dạng các yếu tố văn hố trên khía cạnh dân chủ trong văn hoá và phát triển cân bằng giữa yếu tố nghệ thuật và kinh doanh trong văn hoá, phát triển văn hoá đặc trưng của từng vùng, miền.

Ở thời kỳ này, Làn sóng Hàn Quốc đã phát triển khá mạnh nhưng đây cũng chính là lúc câu hỏi liệu làn sóng này tồn tại lâu dài được hay khơng? Tân làn sóng Hàn Quốc – một khái niệm mới xuất hiện – thể hiện nỗ lực của chính phủ Hàn Quốc trong việc cực đại hoá giá trị kinh tế do Làn sóng Hàn Quốc mang lại và phát triển hơn nữa ngành cơng nghiệp du lịch và văn hố.

Chính phủ cũng thừa nhận tính quan trọng của Làn sóng Hàn Quốc và tiến hành nhiều chính sách để hỗ trợ phát triển. Để hỗ trợ Hallyu phát triển một cách hệ thống, Bộ Văn hoá – Du lịch đã xây dựng và đưa vào hoạt động “Uỷ ban tư vấn về chính sách văn hố” ; cịn chính phủ đã cho thành lập “Hội đồng góp ý kiến cho chính sách hỗ trợ Hallyu”.

Tháng 1 năm 2004, Bộ Văn hoá – Du lịch đã thành lập “Quỹ Hàn Quốc trao đổi văn hoá Châu Á” – một quỹ dẫn dắt trào lưu này. Ngoài ra, Bộ đã cho thực hiện “chiến lược tiếp thị Hàn hoá trong du lịch”, chiến lược này chia theo từng vùng:

39

- Tiếp tục quảng cáo một cách linh hoạt và tiếp thị hình ảnh mới của đất nước để duy trì Làn sóng Hàn Quốc.

- Phát triển những sản phẩm liên quan đến Hàn Quốc. - Tăng tiếp thị vào những đối tượng khách hàng chính .

Nhật Bản

- Tiếp tục giới thiệu văn hố Hàn Quốc đến cơng chúng để tăng nhiệt cơn sốt này.

- Tiếp tục giới thiệu nhiều chương trình và hoạt động khác nhau sử dụng hình ảnh của những nghệ sĩ nổi tiếng trong phim ảnh Hàn Quốc.

Châu Âu và Châu Mỹ

- Tiếp tục tiếp thị hình ảnh của đất nước đến các nước trong khu vực này

- Làm tăng sự yêu thích của người dân khu vực này với thể thao và văn hoá Hàn Quốc.

- Phát triển mạnh những đặc trưng riêng của văn hoá Hàn Quốc.

Một trong các hoạt động trong chiến lược này là việc KNTO (Tổ chức Du lịch quốc gia) tuyên bố lấy năm 2004 – 2005 làm “Năm quảng bá Hallyu”(Năm

quảng bá văn hoá Hàn Quốc). Tổ chức này cam kết sử dụng Hallyu một cách có hiệu qua và biến nó thành nguồn thu nhập cho quốc gia.

4) Chính sách thời Lee Myung-bak (2008 – 2012)

Trong bài diễn văn phát biểu khi lên nhậm chức, Tổng thống Lee Myung Bak đã tuyên bố “Bằng những viễn cảnh rộng lớn hơn, tư thế năng động hơn, Hàn Quốc

sẽ hoà nhập và giao lưu với xã hội quốc tế, và sẽ trải rộng quan hệ ngoại giao toàn cầu. Không phân biệt màu da, tôn giáo, giàu nghèo. Hàn Quốc sẽ trở thành bạn của mọi quốc gia, mọi người dân thế giới” [26].

Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã thông báo sáng kiến ngoại giao mới hay còn gọi là Kế hoạch châu Á. Kế hoạch ngoại giao mới khơng chỉ là chính sách đối ngoại trong khu vực châu Á mà cịn là một trong những chiến lược tồn cầu quan trọng của Chính phủ Hàn Quốc. Đây là kế hoạch hoàn toàn mới so với chính sách ngoại giao 4 nước lớn Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Nga đã được ông

40

Lee Myung-bak thực thi kể từ khi nhậm chức hồi tháng 2/2008 đến nay. Theo kế hoạch này, Hàn Quốc sẽ đóng vai trị tiên phong trong việc củng cố hợp tác khu vực để có thể cùng lúc phát triển kinh tế trong nước và đảm bảo thịnh vượng chung giữa các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương [27].

Bên cạnh đó, chính phủ đã đưa ra bản kế hoạch 10 điều để nâng cao hình ảnh, vai trị Hàn Quốc.

1. Phát triển hơn môn võ Taekwondo, các nghệ thuật truyền thống khác của Hàn Quốc, giúp các nước bè bạn hiểu hơn một Hàn Quốc có nền văn hố lâu đời.

2. Mỗi năm sẽ cử 3.000 tình nguyện viên ra nước ngồi. Một hiệp hội “Tình nguyện viên Hàn Quốc” sẽ được thành lập với mục đích giao lưu văn hố, hợp tác hồ bình. Con số 3000 thành viên lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ.

3. Tiếp tục chương trình “Làn sóng Hàn Quốc” (Korean Wave).

4. Giới thiệu Học bổng Hàn Quốc toàn cầu, học bổng này sẽ trao tặng cho các học sinh nước ngoài xuất sắc.

5. Tiếp tục chương trình “Trường học châu Á” (Campus Asia), Hàn Quốc sẽ trao tặng học bổng cho các kỹ sư, các học giả và các sinh viên ở các nước châu Á.

6. Tăng cường viện trợ, Hàn Quốc sẽ gửi nhiều hơn các chuyên gia cho các cứu trợ nhân đạo tồn cầu.

7. Phát triển các cơng nghệ hiện đại, tiên tiến cùng sánh với truyền thông thế giới.

8. Đẩy mạnh ngành công nghiệp du lịch và văn hoá, đặc biệt mở rộng các viện ngôn ngữ tiếng Hàn khắp thế giới và đặt tên là Trung tâm ngôn ngữ Sejong (Sejong là tên của một vị vua sáng tạo ra chữ Han-gul, Hàn Quốc) và tăng cường số lượng người nước ngồi học tiếng Hàn.

9. Có nhiều ưu đãi với người nước ngồi và gia đình có người nước ngồi trở thành viên, mục đích tạo ra hình ảnh một đất nước thân thiện.

41

10. Xây dựng người Hàn Quốc trở thành “cơng dân tồn cầu” – đó là những cơng dân vẫn giữ gìn truyền thống quốc gia và học tập những tiến bộ, văn minh của thế giới.

Logo của quốc gia

2.2.Các hoạt động ngoại giao công chúng chủ yếu của Hàn Quốc

2.2.1.Các tổ chức và hoạt động thông tin quốc tế của Hàn Quốc +Trung tâm hỗ trợ xúc tiến ra nước ngoài

Đây là trung tâm đẩy mạnh xúc tiến cơng nghiệp văn hố và tăng tính khả năng cạnh tranh ở nước ngồi. Trung tâm cung cấp các thơng tin về nước cần xuất khẩu, tổ chức các buổi hội thảo, gặp gỡ, tự vấn luật pháp. Để trở thành hệ thống hỗ trợ toàn diện đẩy mạnh xuất khẩu ngành cơng nghiệp văn hố ra thế giới, cơ cấu hoạt động của Trung tâm là:

Xây dựng cơ chế hỗ trợ xúc tiến nước ngoài

Chức năng cụ thể của Trung tâm như sau: Cung cấp thông tin mức

độ tín nhiệm của nước ngồi

- Cung cấp thơng tin thị trường ở một nước theo từng vùng, miền

- Nghiên cứu chiến lược cho Trung tâm hỗ trợ xúc tiến nước ngoài.

- Tổ chức các buổi hội thảo, seminar giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước

Hỗ trợ quảng bá và tư - Hỗ trợ tìm kiếm, liên hệ với đối tác ở nước ngoài Cung cấp dịch

vụ phù hợp với yêu cầu của khách hàng

Mở rộng khả năng thông tin quan trọng xúc tiến nước ngoài

Xây dựng cơ sở hạ tầng nơi tổ chức các sự kiện văn hố tồn cầu Liên kết chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức Nhà nước

42

vấn - Hỗ trợ quảng bá ra đối tác nước ngoài - Có bảo hiểm xúc tiến

- Tư vấn tài chính thiết kế ngành văn hố Hỗ trợ tại nước ngoài - Cung cấp chế tác cảnh và doo bing văn hố

- Hỗ trợ đưa thơng tin lên các phương tiện truyền

Một phần của tài liệu Chính sách ngoại giao công chúng của hàn quốc ở việt nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)