Tình hình nghiên cứu tổng kết về loại hình đơn vị sự nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả đổi mới cơ chế quản lý đối với trung tâm kỹ thuật tài nguyên và môi trường tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 27)

1.1 .Khái niệm về các đơn vị sự nghiệp

1.6. Tình hình nghiên cứu tổng kết về loại hình đơn vị sự nghiệp

Theo tài liệu [8] hoạt động đơn vị sự nghiệp ở nước ta được xác định từ Nghị định số 73-CP ngày 24-12-1960 về “điều lệ quản lý sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế, xã hội”. Đây là thời kỳ của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung nên sự điều tiết của Nghị định đối với các đơn vị sự nghiệp cũng mang đặc trưng của nền kinh tế.

Theo nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đã chủ trương phát triển mạnh và bình đẳng các thành phần kinh tế, các tổ chức sản xuất, kinh doanh [1]. Trên cơ sở ba chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể, tư nhân), đã hình thành nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các đơn vị sự nghiệp ở các thành phần kinh tế cũng được điều tiết bởi các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể như: tài liệu [7] điều tiết các đơn vị sự nghiệp ngồi cơng lập; tài liệu [2] điều tiết các đơn vị sự nghiệp công lập, ngày 25/4/2007 tài liệu [3] được ban hành thay thế tài liệu [2] đã quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Bảng [1.1] mục 1.5.1 so sánh NĐ10/2002/NĐ-CP với NĐ 43/2006/NĐ-CP trong tài liệu [2] và tài liệu [3]. Quá trình nghiên cứu tổng kết các loại hình các đơn vị sự nghiệp trên cơ sở Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 mở ra cơ chế tự chủ toàn diện đối với các đơn vị sự nghiệp công lập về tổ chức bộ máy, tổ chức, nhân sự, phân công lao động hợp lý, tăng nguồn thu nhập đáng kể ngoài lương cho cán bộ công nhân viên. Đây là mục tiêu sáng suốt, đúng đắn, đã tạo căn cứ pháp lý cho các đơn vị sự nghiệp trong quá trình hoạt động thực hiện nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.

Những điều trong quá trình nghiên cứu Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 được tác giả quan tâm, thống nhất, tâm đắc đó là:

- Cơ chế tự chủ đã tạo cho các đơn vị quyền tự chủ, trong hoạt động nhiệm vụ được giao thực hiện hoặc liên kết thực hiện. Ngoài ra cơ chế cho phép các đơn vị sự nghiệp cung cấp dịch vụ theo chức năng nhiệm vụ để tăng nguồn thu “đầu vào” cho các đơn vị sự nghiệp, tạo cho các đơn vị sự nghiệp sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sẵn có mà từ trước tới nay chưa sử dụng hết. Cơ chế trao quyền thu lệ phí của

24

các đơn vị theo quan hệ “cung cầu” (trừ đặt hàng của Nhà nước) tạo cho các đơn vị sự nghiệp tăng nguồn thu nhập cho người lao động.

- Cơ chế đã cho phép các đơn vị sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế và thực hiện hợp đồng lao động theo hướng tinh gọn, hiệu quả để nâng cao hiệu quả hoạt động cung cấp dịch vụ. Các đơn vị sự nghiệp được chủ động lập phương án sắp xếp tổ chức theo hướng tinh gọn, giảm những phòng, ban chức năng trùng lặp, chồng chéo; xây dựng cơ cấu, tiêu chuẩn chức danh viên chức nhằm nâng cao trình độ về chun mơn, ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ cán bộ viên chức; chủ động ký kết các hợp đồng lao động phù hợp với khối lượng cơng việc và khả năng nguồn tài chính; giảm dần áp lực về biên chế, tháo gỡ khó khăn cho đơn vị do có nhu cầu lao động lớn, nhưng được giao biên chế thấp nhất là các đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học. Đây là tác động “mạnh” vào người lao động trong các đơn vị sự nghiệp, buộc họ phải thể hiện khả năng của mình trong lao động, cho phép. Chấm dứt một thời giam dài lực lượng lao động chỉ lo chạy vào biên chế không cần quan tâm đến hiệu quả lao động của mình. Cơ chế cho các đơn vị sự nghiệp quyền chủ động chọn quy mô đơn vị và lực lượng lao động theo quan hệ thị trường và tính hiệu quả trong hoạt động cung ứng dịch vụ. Nhất là lực lượng lao động được chuyển đổi từ công lập sang ngồi cơng lập và ngược lại. Được liên kết với các tổ các nhân trong và ngoài nước trong hoạt động sự nghiệp thuộc lĩnh vực cao đây là nguồn cung ứng dịch vụ và tạo ra sản phẩm chất lượng cao cho xã hội.

- Cơ chế tự chủ tài chính là địn bẩy hay là cú hích trong hoạt động sự nghiệp. Để tiết kiệm chi đồng thời với việc khai thác nguồn thu, các đơn vị sự nghiệp đã áp dụng các giải pháp tích cực, như xây dựng quy trình dịch vụ hợp lý (quy trình đào tạo, khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ…) xây dựng các tiêu chuẩn, định mức chi phí, định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu. Tăng thu nhập cho người lao động từ những kết quả về đa dạng hố loại hình sự nghiệp, đổi mới phương pháp hoạt động, sắp xếp tổ chức bộ máy, tăng thu, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm, các đơn vị sự nghiệp đã tạo được nguồn để thực hiện cải cách tiền lương tăng thu nhập cho người lao động nhất là các đơn vị sự nghiệp loại 1, không khống chế mức lương tối đa cho người lao động hay đối với đơn vị loại 3 thu nhập của người lao động cũng được tăng lên. Cơ chế khoán trả lương theo năng suất chất lượng và hiệu quả hoạt động làm theo năng lực hưởng theo sản phẩm do năng lực mình tạo ra..

25

Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 đã tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp mở rộng các dịch vụ, phục vụ khách hàng tốt hơn và sắp xếp tổ chức tinh gọn, huy động được các nguồn lực. Điều mà cần được nghiên cứu làm sáng tỏ thêm về năng suất lao động, thu nhập của người lao động đặc biệt là hiệu quả của thực hiện dịch vụ trong đó chú trọng đến hiệu quả của đầu tư mà từ đó khiến tác giả luận văn dành sức nghiên cứu tại đơn vị sự nghiệp TTKTTN&MT, mà kết quả được trình bày trong chương 2, 3.

26

Chương 2 -THỰC TRẠNG TRUNG TÂM KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

2.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của TTKTTN & MT 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Trung tâm Đo đạc Bản đồ (nay là TTKTTN&MT) là đơn vị sự nghiệp kinh tế tự trang trả tồn bộ chi phí, theo tiêu chí phân loại thì TTKTTN&MT thuộc đơn vị sự nghiệp công lập loại 1. Được thành lập theo quyết định số 230/QĐ-UBT ngày 09 tháng 4 năm 1996 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có chức năng thực hiện tác nghiệp chuyên ngành địa chính và Đo đạc Bản đồ, cung cấp các tài liệu phục vụ cho việc xây dựng các kế hoạch, Dự án phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Đến năm 2003 UBND tỉnh có quyết định số: 12967/QĐ-UBT ngày 23 tháng 12 năm 2003 “về việc bổ sung chức năng nhiệm vụ và đổi tên Trung tâm Đo đạc Bản đồ thành TTKTTN&MT nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”.

Hàng năm TTKTTN&MT được Nhà nước đầu tư kinh phí cho các Dự án đo đạc bản đồ địa chính trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Từ những hoạt động cung ứng dịch vụ hoàn thành nhiệm vụ Nhà nước giao bước đầu đã cải thiện được đời sống của cán bộ cơng nhân viên thu nhập bình qn hàng năm đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Đóng góp ngân sách nhà nước hàng năm đầy đủ. Tuy nhiên, do được hình thành và phát triển trong cơ chế thị trường, đã tạo cho TTKTTN&MT tính độc lập và tự chủ trong hoạt động cung ứng dịch vụ. Nhất là từ khi Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 ban hành đến nay TTKTTN&MT đã phát huy khả năng của mính tìm kiếm địa bàn hoạt động cung ứng dịch vụ để tăng nguồn thu. Song còn nhiều yếu kém mà TTKTTN&MT cần khắc phục để phù hợp với những lợi thế mà cơ chế mới đã cho.

2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của TTKTTN&MT

Theo quyết định số: 230/QĐ-UBT ngày 09/4/1996 và quyết định số: 12967/QĐ- UB ngày 23/12/2003 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chức năng, nhiệm vụ của TTKTTN&MT cụ thể như sau:

- Điều tra, khảo sát lập Dự án, Luận chứng kinh tế, Phương án kinh tế kỹ thuật về đo đạc bản đồ.

- Đo đạc lập bản đồ các loại. - Đăng ký đất đai.

27

- Thống kê và kiểm kê đất đai.

- Cung cấp các sản phầm về đo đạc bản đồ. - Quan trắc biến dạng các cơng trình.

- Thực hiện công tác trắc địa tại các cơng trình giao thơng, xây dựng, thuỷ lợi và các cơng trường khai thác tài ngun khống sản.

- Tư vấn dịch vụ giao đất, thuê đất. - Lập quy hoạch sử dụng đất các cấp.

- Khảo sát địa chất thuỷ văn, địa chất cơng trình.

- Tư vấn giám sát, thi cơng các cơng trình về mơi trường.

- Tư vấn lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), bản cam kết bảo vệ môi trường.

- Dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực Tài nguyên Khoáng sản, Tài nguyên Nước. 2.1.3. Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu của TTKTTN&MT

2.1.3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý

Sơ đồ 2.

(Sơ đồ 2.1). Sơ đồ bộ máy quản lý của TTKTTN&MT

Qua sơ đồ (2.1) TTKTTN&MT Tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu đang sử dụng mơ hình có 2 cấp quản lý.

+ Ban giám đốc: Gồm có 1 giám đốc và 2 phó giám đốc. Giám đốc phụ trách chung và trực tiếp điều hành các mặt tổ chức, kinh doanh. 1 Phó giám đốc điều hành tài chính, kế hoạch, hành chính. 1 Phó giám đốc điều hành các mặt kỹ thuật.

2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phịng, đội

+ Phịng tổ chức hành chính gồm: 11 người gồm 1 trưởng phịng phụ trách phịng, 1 phó phịng, phịng gồm 2 bộ phận

Bộ phận Tổ chức - Lao động tiền lương gồm 2 người có nhiệm vụ tham mưu về cơng tác nhân sự, quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên, tổ chức tuyển dụng, đào

BAN GIÁM ĐỐC Phòng Tổ chức Hành chính Phịng Kỹ thuật Phịng Kế hoạch Tài chính Phịng Kinh doanh Dịch vụ Đội Số 1 Đội Số 2 Đội Số 3

28

tạo quy hoạch cán bộ, hợp đồng lao động, nâng lương. Phối hợp với bộ phận kế toán lập kế hoạch bảo vệ đơn giá tiền lương với cấp trên có thẩm quyền, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của TTKTTN&MT . Phân bổ và theo dõi tình hình thực hiện quỹ lương về các định mức lương toàn TTKTTN&MT .

Bộ hành hành chính gồm 7 người có nhiệm vụ tham mưu về cơng tác hành chính của TTKTTN&MT , báo cáo tổng hợp, giải quyết đơn thư khiếu nại, quản lý con dấu, nhiên liệu, tài sản cố định, quản trị, thủ quỹ, kiểm tra và quản lý công văn, lưu trữ văn thư và cơng tác bảo vệ văn phịng cơ quan, thủ kho, điều hành phương tiện, phân bổ thiết bị đảm bảo hoạt động của cơ quan

+ Phịng kế hoạch tài chính gồm 4 người 1 trưởng phòng phụ trách chung 1 kế tốn tổng hợp và quản lý cơng nợ, 1 kế toán thanh toán thực hiện chức năng chủ yếu tham mưu cho giám đốc về tài chính. Lập kế hoạch tài chính hàng tháng, quý và năm. Hàng quý báo cáo tài chính cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Kiểm sốt việc thu - chi tài chính của cơ quan, thường xuyên báo cáo giám đốc về tình hình khả năng tài chính .

Kế tốn tổng hợp là người chịu trách nhiệm trước giám đốc và Nhà nước về mặt tài chính và vốn của đơn vị.

Bộ phận kế hoạch gồm 1 người thực hiện chức năng tham mưu cho ban giám đốc về việc lập và thanh lý các hợp đồng kinh tế, xây dựng kế hoạch sản xuất hàng tháng, quý, năm, bàn giao sản phẩm cho khách hàng.

+ Phòng kỹ thuật gồm: 8 người 1 trưởng phịng 1 phó phịng và 6 cán bộ chuyên quản có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo TTKTTN&MT công tác điều tra, khảo sát thiết kế lập Dự án, Luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc Phương án kinh tế kỹ thuật các cơng trình TTKTTN&MT nhận thực hiện. Kiểm tra kỹ thuật, giám sát chất lượng cơng trình, nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, chuyển giao cơng nghệ, nghiệm thu các cơng trình theo các hợp đồng kinh tế mà đơn vị đã ký kết.

+ Phòng kinh doanh dịch vụ gồm 14 người 1 trưởng phòng phụ trách lĩnh vực dịch vụ về tài ngun đất và 1 phó phịng phụ trách dịch vụ mơi trường, phịng gồm 2 bộ phận:

- Bộ phận dịch vụ về tài nguyên đất gồm 5 người có nhiệm vụ thực hiện công tác dịch vụ, tư vấn đầu tư và lập thủ tục thu hồi xin giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các chủ đầu tư có nhu cầu; dịch vụ khảo sát địa chất thuỷ văn, địa chất cơng trình, thăm dị khống sản; khảo sát thăm dò khai

29

thác nước ngầm; dịch vụ thủ tục xin cấp, gia hạn, chuyển nhượng, thừa kế về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản; dịch vụ tư vấn lập Dự án đầu tư, đề án thăm dò khai thác, thiết kế kỹ thuật khai thác khoáng sản và khai thác nước ngầm.

- Bộ phận môi trường gồm 7 người dịch vụ lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (ĐCM); báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM); bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường với các Dự án quy hoạch, Dự án đầu tư và các cơ sở sản xuất kinh doanh; tư vấn lập Dự án, thiết kế, giám sát và thi cơng các cơng trình sử lý chất thải, các cơng trình liên quan đến cải thiện mơi trường; dịch vụ lập thủ tục xin cấp phép chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường và các giấy phép liên quan đến đến chất thải nguy hại; tư vấn trong lĩnh vực xả thải; triển khai thực hiện các Dự án đầu tư các đề tài nghiên cứu về môi trường từ nguồn ngân sách Nhà nước

+ Đội số 1,2,3 có 116 người chủ yếu là lao động kỹ thuật thực hiện công tác đo đạc bản đồ và quy hoạch sử dụng đất. Trong công tác đo đạc bản đồ chủ yếu là tổ chức sản xuất thi cơng các cơng trình đo đạc bản đồ địa hình, bản đồ xin giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất, quan trắc biến dạng cơng trình, thực hiện cơng tác trắc địa tại các cơng trình xây dựng giao thơng thuỷ lợi và các cơng trình khai thác khống sản. Đo vẽ bản đồ địa chính, đăng ký thống kê phục vụ cơng tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng theo đơn vị phường, xã. Trong công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thực hiện tại 3 cấp tỉnh, huyện, xã

2.1.3.3. Cơ cấu lao động của TTKTTN&MT

Cơ cấu lao động của TTKTTN&MT trong 4 năm từ năm 2003 đến năm 2006 về số lượng cũng như trình độ được trình bày trong bảng 2.1 .

Bảng 2.1. Cơ cấu lao động của TTKTTN&MT từ năm 2003 đấn 2006 STT Năm Số lao động Đại học Cao đẳng Trung cấp CNKT

1 2003 132 14 0 55 64

2 2004 164 14 2 58 90

3 2005 193 25 5 78 85

4 2006 156 22 5 59 70

Nguồn: TTKTTN&MT cung cấp

Bảng 2.1 thể hiện số lao động và cơ cấu lao động từ năm 2003 đến năm 2006 lực lương lao động của TTKTTN&MT luôn tăng nhưng sang năm 2006 có cơ chế tự chủ về tổ chức bộ máy lực lượng lao động giảm xuống theo nhu cầu của công việc.

30

Ngoài lực lượng lao động thể hiện trong bảng 2.1 ra TTKTTN&MT còn sử dụng lực lượng lao động thuê mướn sử dụng thuê tại các địa phương nơi có cơng trình vào các

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả đổi mới cơ chế quản lý đối với trung tâm kỹ thuật tài nguyên và môi trường tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)