Kiện tồn cơ chế tài chính tăng thu nhập cho người lao động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả đổi mới cơ chế quản lý đối với trung tâm kỹ thuật tài nguyên và môi trường tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 63)

3.2.3 .Trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản và tài nguyên nước

3.3. Kiện tồn cơ chế tài chính tăng thu nhập cho người lao động

Đổi mới là không những nâng cao chất lượng “đầu vào” mà còn phải nâng cao chất lượng sản phẩm “đầu ra”, dịch vụ tốt, sản phẩm chất lượng, năng suất lao động cao, chí phí thấp tiền lương của người lao động tăng lên. Thu nhập của người lao động cũng là một trong chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động của TTKTTN&MT. Từ nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày16/1/2002 đến nghị định số 43/NĐ-CP ngày 25/4/2006 đều: “giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động”. Với đơn vị cần được cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ của TTKTTN&MT phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ trong việc xây dựng và thực hiện quy chế nhất là phần phân phối tiền lương tiền thưởng, và các khoản phụ cấp. Nó thể hiện tính văn minh dân chủ và tôn trọng người lao động. Việc phân phối tiền lương theo lao động. Tiền lương phụ thuộc vào kết quả lao động cuối cùng của từng người, từng bộ phận, chống chủ nghĩa bình quân. Quỹ tiền lương chỉ được phân phối cho người lao động trong TTKTTN&MT, không sử dụng vào mục đích khác. Chế độ trả lương được thống nhất công khai đến từng người lao động trong đơn vị.Trường hợp quỹ tiền lương thực hiện theo doanh thu mà vượt q quỹ tiền lương tính theo mức tối đa thì phần vượt quỹ tiền lương được chuyển vào quỹ dự phòng ổn định thu nhập cho người lao động trong trường hợp nguồn thu bị giảm sút sử dụng quỹ dự phòng ổn định để bổ sung. Trường hợp chi trả cho người lao động trong năm chưa đủ so với tổng quỹ lương thực hiện theo đơn giá tiền lương và tiền lương, phần chênh lệch được bổ sung vào quỹ dự phòng, khen thưởng để phân phối bổ sung.

60

* Hình thức trả lương của TTKTTN&MT là trên cơ sở quy chế tiền lương được sở chủ quản phê duyệt. Phương pháp tính tiền lương được áp dụng theo cơng thức sau:

Lương được trả theo công thức Lc = Lcs + Lđc trong đó:

- Lcs: Lương theo ngạch bậc công việc được xếp theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP của Chính Phủ tính theo cơng thức sau :

Lcs = Tlmin x ( Hcb +Hpc ) x Nt + Lpc ( nếu có ) Ng

Tlmin : Tiền lương tối thiểu do Nhà nước qui định Hcb : Hệ số cấp bậc

Hpc : Hệ số phụ cấp

Ng : Ngày công quy định ( 22 ngày ) Nt : Ngày công thực tế

Lpc : Lương phụ cấp nếu có

- Lđc: Lương điều chỉnh theo hệ số điều chỉnh tăng thêm tính theo công thức sau: Lđc = Tlmin x ( Hcv ) x Nt x HSđc

Ng

Tlmin : Tiền lương tối thiểu do Nhà nước qui định Hcv : Hệ số cấp bậc theo công việc đảm nhiệm Ng : Ngày công quy định ( 24 ngày )

Nt : Ngày công làm việc thực tế

HSđc: Hệ số điều chỉnh theo Nghị định 10/2002/NĐ-CP được tính như sau : HSđc = ti + hi trong đó :

+ ti: là hệ số điều chỉnh theo công việc đảm nhận người thứ i + hi: là hệ số mức độ hồn thành cơng việc của người thứ i

hi = hns + htn + hbc + hkn + hct

hns: là hệ số điều chỉnh theo năng suất của người thứ i (theo phân loại A – B – C – D )

htn: là hệ số điều chỉnh theo thâm niên làm việc tại đơn vị hbc: là hệ số điều chỉnh theo bằng cấp của người thứ i hkn: là hệ số điều chỉnh kiêm nhiệm

hCt: là hệ số điều chỉnh công trường

Một số nội dung cụ thể khi xác định Lđc: Lương điều chỉnh theo hệ số điều chỉnh tăng thêm:

61

- Việc xác định bậc công nhân theo công việc đảm nhận (Hcv) phải căn cứ vào một số tiêu chí sau:

+ Căn cứ vào ngạch bậc công việc được sắp xếp theo Nghị định 204/2004/NĐ- CP

+ Căn cứ vào thời gian hoàn thành và mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao .

+ Căn cứ vào vào nội dung công việc, khả năng thực hiện công việc của người lao động, sự linh hoạt trong công việc, khả năng xử lý độc lập khi thực hiện một công việc được giao. Đây là tiêu chí cơ bản để xác định bậc công nhân của người lao động khi thực hiện công việc đảm nhận.

+ Xác định hệ số mức độ phức tạp công việc (Hệ số điều chỉnh) của từng người lao động phải căn cứ vào mức độ phức tạp của từng công việc cụ thể. Mức độ phức tạp được thể hiện tính chất phức tạp của cơng việc, tầm quan trọng và kỹ năng thao tác công việc .

Đối với hệ số cấp bậc công việc là công việc do tổ chức phân công. Hệ số cấp bậc công việc đảm nhận phụ thuộc hệ số tiền lương và các khoản phụ cấp khác theo nghị định 204/2004/NĐ-CP. Khi thay đổi cơng việc đảm nhiệm thì hệ số cấp bậc cũng sẽ thay đổi theo công việc. Cho nên khi thay đổi công việc của người lao động phụ trách thì hệ số cấp bậc của người đó cũng thay đổi theo

- Xác định hệ số (ti) là hệ số tiền lương ứng với công việc được giao bao gồm các yếu tố như mức độ phức tạp, tính trách nhiệm của cơng việc địi hỏi mức độ hồn thành cơng việc của người thứ i và được qui ra điểm căn cứ vào hệ số lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP cụ thể như sau:

+ Mức độ phức tạp của công việc được xác định theo phương pháp cho điểm của 03 nhóm yếu tố:

PTCM (Yếu tố chuyên mơn): Mức độ phức tạp chun mơn nghiệp vụ, địi hỏi tính tư duy, chủ động, sáng tạo, mức độ hợp tác và kinh nghiệm chuyên môn (được phân chia theo cấp trình độ) hệ số từ 0 đến 1,5

YTTN (Yếu tố về trách nhiệm): là tính quan trọng của cơng việc, trách nhiệm của quá trình thực hiện, trách nhiệm đối với kết quả sản xuất kinh doanh, với tính mạng tài sản con người (được phân chia theo cấp trình độ) hệ số từ 0 đến 0,35

62

YTKN (Yếu tố về kỹ năng): Yếu tố về kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ: là tính chất chun mơn và kỹ năng nghiệp vụ của từng công việc (được phân chia theo cấp trình độ) hệ số từ 0 đến 0,35

+ Căn cứ vào điểm của từng chức danh để xếp vào Hệ số mức độ phức tạp công việc của từng chức danh và được xếp hệ số điều chỉnh được tra trong phụ lục 01.

+ Xác định hệ số điều chỉnh ti được tra trong phụ lục 02

+ Xác định hệ số hi: là hệ số mức độ hồn thành cơng việc của người thứ i: hi = htn + hbc + hkn + hns

Các tiêu chí của hns :

TTKTTN&MT chọn theo phương án hệ số điều chỉnh A..B.C.D với mức độ chênh lệch từ + 0,2 đến – 0,2. Việc thực hiện và đánh giá nhận xét từng CBVC hàng tháng phải có sự tham gia của cơng đồn bộ phận và phải thể hiện các nội dung cơ bản như sau :

Hệ số A (Xuất sắc): hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, có nhiều ý kiến cải tiến kỷ thuật để tăng năng suất lao động tập thể. Người được hưởng hệ số này là những người có trình độ tay nghề vững vàng, biết nắm bắt và áp dụng các phương pháp lao động kỹ thuật chuyên ngành, chấp hành sự phân công của tổ chức và người phụ trách, ngày giờ công cao, sản phẩm vượt mức qui định, bảo đảm kết quả lao động của tập thể, bảo đảm chất lượng sản phẩm và an toàn lao động là tấm gương điển hình cho tập thể noi theo: Hệ số hns = 0,3 lần

Đối với Lao động Xuất sắc cá nhân đạt lao động xuất sắc phải có báo cáo thành tích điển hình gởi về Hội đồng khen thưởng cơ quan xem xét .

Hệ số B (Khá) hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao có ý kiến góp ý để tăng năng suất lao động tập thể. Người được hưởng hệ số này là những người có trình độ tay nghề vững vàng, biết nắm bắt và áp dụng các phương pháp lao động kỹ thuật chuyên ngành, chấp hành sự phân công của tổ chức và người phụ trách, ngày giờ công cao, sản phẩm vượt mức qui định, bảo đảm kết quả lao động của tập thể, bảo đảm chất lượng sản phẩm và an toàn lao động: Hệ số hns = 0,2 lần

Hệ số C (TB) hoàn thành nhiệm vụ được giao. Những người hưởng hệ số trung bình là những người đảm bảo ngày giờ công, chấp hành sự phân công của người phụ trách, đạt năng suất cá nhân, đảm bảo an toàn lao động: Hệ số hns = 0 lần

63

Hệ số D (Yếu) khơng hồn thành nhiệm vụ được giao, không đảm bảo ngày giờ cơng qui định trong đó có thời gian nghỉ tự do (Vô kỹ luật) từ 02 ngày trong một tháng, không chấp hành nội qui cơ quan, vi phạm kỹ luật lao động chấp hành chưa nghiêm sự phân công của người phụ trách, không đạt năng suất cá nhân, chưa đảm bảo an toàn lao động Hệ số hns = - 0,2 lần

Trường hợp cơng nhân nghỉ việc có lý do chính đáng được tổ chức cho phép với thời gian nghĩ bằng thời gian làm việc theo qui định (24 ngày) thì khơng thực hiện điều chỉnh lương theo hệ số

- Xác định Tổng Quỹ lương BQ năm kế hoạch để tính Quỹ tiền lương bình quân chung của 01 tháng năm kế hoạch. Xác định quỹ lương kế hoạch của tập thể tháng

Quỹ tiền lương của tập thể được xác định chi tiết cụ thể như sau :

+ Tổng quỹ tiền lương, tiền cơng của đơn vị tính bằng 549/1000 đồng doanh thu

+ Tổng qũy tiền lương, tiền công được phân phối sau khi trừ đi : Trích 4 % dự phịng .

Trích 4 % quỹ khen thưởng đột suất trong quỹ lương Trích 2% KP cơng đồn .

Số còn lại được thực hiện phân phối cho tập thể lao động trong đơn vị bao gồm :

+ Quỹ lương khối văn phòng quản lý bao gồm: Các phòng chức năng

+ Quỹ lương khối trực tiếp bao gồm: Các đội thi cơng cơng trình và phịng kinh doanh

- Xác định tổng số CBVC của các bộ phận được tính lương năm kế hoạch. - Xác định chức danh, hệ số mức lương theo nghị định 204/2004/NĐ-CP và các khoản phụ cấp nếu có của tổng số CBVC của các bộ phận được tính lương năm kế hoạch.

- Xác định hệ số cấp bậc đang đảm nhận theo mức độ đóng góp của từng cán bộ công nhân viên trong tháng việc xác định này do phịng, tổ, đội, kết hợp với cơng đồn bộ phận cùng tham gia để xét cho từng cán bộ viên chức.

- Xác định chức danh, cấp bậc công việc của từng người lao động, xác định hệ số tiền lương cấp bậc cơng viếc do phịng, tổ, đội giao cho người lao động thực hiện.

64

Sau khi xác định được các thông số, thực hiện tính lương tạm ứng hàng tháng cho CBVC. Nhưng tổng số tiền lươngphân phối hàng tháng phải bảo đảm với mức tiền bình qn khơng vượt q 3,5 lần lương cơ bản.

Sáu tháng cuối năm căn cứ vào khối lượng và doanh số thực hiện để xác định quyết toán quỹ lương 6 tháng, 12 tháng.

Nếu quỹ lương thực tế lớn hơn số tạm ứng thì thực hiện phân phối bổ sung nhưng phải đảm bảo mức tiền lương bình qn khơng vượt q 3,5 lần lương cơ bản.

Phương pháp tính lương hiện tại có một số nhược điểm sau:

- Cơng thức tính lương hiện tại không khoa học do chưa gắn với quỹ lương thực tế hàng tháng trên cơ sở doanh thu của đơn vị. Từ đó chưa thể hiện phương thức làm theo năng lực hưởng theo việc làm của các bộ phận sản xuất Lương hàng tháng cần được gắn theo doanh thu của tựng bộ phận nhận khoán việc và cả đơn vị với cacx1 phòng chức năng.

- Cơng việc tính hệ số điều chỉnh tính phức tạp, phải họp bình bầu nhiều , hệ số chênh lệch giữa tích cực và yếu kém thấp chưa đủ tác động kích thích năng suất lao động, dễ mang tính phân chia thành tính trong bình bầu của các tổ nhóm

- Hàng quỹ, 6 tháng, năm phải quyết tốn quỹ lương khơng khoa học.

* Cần cải cách phương pháp tính lương: cơ chế mới cho phép lương của đơn vị sự nghiệp loại 1 khơng cịn khống chế lương bình qn khơng vượt quá 3,5 lần. Lương là nguồn thu nhập chính của người lao động, lương thể hiện chất lượng làm việc của người lao động và lương thể hiện được hiệu quả làm việc của người lao động. Phương pháp tính lương phải thể tính minh bạch; chất lượng, năng xuất người lao động; khả năng cống hiến của người lao động. Tính lương hàng tháng phải gắn với yếu tố quỹ lương thực tế hàng tháng của tồn đơn vị hay của từng bộ phận mà có chứa các đối tượng được hưởng lương.

Tổng quỹ tiền lương của tập thể được xác định trên cơ sở doanh thu thực tế được thực hiện tính đơn giá tiền lương, doanh thu tính đơn giá tiền lương bao gồm: doanh thu thực hiện nghĩa vụ Nhà nước đặt hàng và doanh thu cung cấp dịch vụ. Thực hiện phân phối tiền lương – tiền công theo công việc được giao theo thời gian công tác của từng lao động thực hiện, theo hệ số mức lương tại nghị định 204/2004/NĐ-CP gắn với mức độ phức tạp, tính trách nhiệm của cơng việc địi hỏi mức độ đóng góp hồn thành cơng việc và số ngày cơng thực tế. Những người thực hiện cơng việc địi

65

hỏi chuyên môn kỹ thuật cao, tay nghề giỏi, đóng góp nhiều vào kết quả cung cấp dịch vụ của TTKTTN&MT được trả lương cao. Phương thức trả lương mới sẽ được thực hiện theo công thức sau:

Công thức xác định tiền lương của 1 cán bộ viên chức trong TTKTTN&MT : V.ti.hi

Li =

∑ ti.hi

Li: Lương cá nhân i trong kỳ; đồng

V: Quỹ lương của TTKTTN&MT thực hiện trong kỳ; đồng ti: Số ngày làm việc thực tế của cá nhân i.

hi: Hệ số lương, phụ cấp và mức độ đóng góp của cá nhân i. ∑ ti.hi: Tổng công nhân với hệ số của TTKTTN&MT . hi = hli + hpi +hđi

hli: Hệ số lương theo cấp bậc, chức vụ của cá nhân được hưởng theo 204/2004/NĐ- CP.

hpi: Hệ số lương phụ cấp của cá nhân i được hưởng theo 204/2004/NĐ-CP.

hđi: Hệ số đóng góp của cá nhân i trong kỳ được đánh giá theo bảng điểm của từng nhóm ngành nghề hđi max = 1÷ 2 hli .

Việc xác định hệ số đóng góp (hđi) của cá nhân trong kỳ được đánh giá theo công việc đảm nhận phải căn cứ vào một số tiêu chí sau:

+ Căn cứ vào vào nội dung công việc, khả năng thực hiện công việc của người lao động, sự linh hoạt trong công việc, khả năng xử lý độc lập khi thực hiện một cơng việc được giao phó và tính chất cơng việc đang đảm nhận. Đây là tiêu chí cơ bản để xác định bậc cơng nhân của người lao động khi thực hiện công việc đảm nhận. + Xác định hệ số mức độ phức tạp công việc (Hệ số điều chỉnh) của từng người lao động phải căn cứ vào mức độ phức tạp của từng công việc cụ thể. Mức độ phức tạp được thể hiện tính chất phức tạp của cơng việc, tầm quan trọng và kỹ năng thao tác công việc .

+ Xác định hệ số điều chỉnh công trường là xác định tính chất thực hiện cơng việc của người lao động khi thực hiện.

* Cơ sở khoa học của phương pháp tính lương mới.

+ Phương pháp tính lương mới đưa yếu tố quỹ tiền lương hàng tháng thực tế vào phân phối.

66

+ Hệ số đóng góp của cá nhân trong kỳ được tính theo năng lực thực tế làm việc. + Cơng thức tính lương thể hiện tính nhân văn trong lao động làm theo năng lực hương theo lao động.

+ Cơng thức tính lương thể hiện tính chặt chẽ (ngày cơng , năng lực , sản phẩn) được tham gia tính lương.

3.4. Đầu tư thêm máy móc thiết bị

Để cung ứng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu thị trường phần nào về công tác đo đạc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả đổi mới cơ chế quản lý đối với trung tâm kỹ thuật tài nguyên và môi trường tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)