CHƯƠNG I : TỔNG QUA NY VĂN
1.3 Lý do cần phải thực hiện đề tài nghiên cứu đề xuất
sai sót và văn hóa khơng trừng phạt trong đơn vị [15, 16].
Tại Việt Nam, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM khảo sát thực trạng và văn hóa ATNB trong phạm vi toàn bệnh viện và tại các khoa theo 12 lĩnh vực liên quan đến chăm sóc người bệnh. Tỉ lệ trả lời tích cực cao tập trung ở các lĩnh vực: làm việc nhóm trong khoa, hỗ trợ của bệnh viện trong việc khuyến khích ATNB, thông tin phản hồi và học tập cải tiến liên quan đến ATNB. Trong khi đó, có nhiều phản hồi khơng tích cực ở các lĩnh vực như: sự phối hợp giữa các khoa phòng, phối hợp giữa các khoa trong bàn giao chuyển bệnh, thiếu nhân sự, cởi mở trong thơng tin về sai sót, tần suất báo cáo sự cố và nhất là “hành xử khơng buộc tội khi có sai sót” [4].
1.3 Lý do cần phải thực hiện đề tài nghiên cứu đề xuất (tính mới, tính khoa học). học).
Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh hiện nay là yêu cầu cấp thiết cho tất cả bệnh viện trong cả nước trước những thách thức mới trong tình hình mới nhằm đáp ứng những địi hỏi chính đáng của người dân, sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Ưu tiên hàng đầu trong cải tiến chất lượng khám chữa bệnh là triển khai các hoạt động nhằm hạn chế thấp nhất tai biến điều trị xảy ra.
Tại Việt Nam, tình hình tai biến điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh trong thời gian qua đã trở thành một trong những vấn đề mà xã hội rất quan tâm. Điều này thể hiện rõ trong Luật khám chữa bệnh số 40/2009/QH12 ban hành năm 2009 trong đó nhiều Điều luật quy định chặt chẽ nhằm đảm bảo ATNB [3]. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng xem vấn đề ATNB là một trong những ưu tiên hàng đầu trong nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân, cụ thể Điều 7 Thông tư 19/2013/TT-BYT về hướng dẫn triển khai hoạt động quản lý chất lượng bệnh viện yêu cầu các bệnh viện
11
phải triển khai 7 nội dung đảm bảo ATNB trong bệnh viện [2]. Đối với Điều dưỡng, Điều 14 Thông tư 07/2011/TT-BYT về Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện cũng yêu cầu điều dưỡng cần phải “Bảo đảm an
tồn và phịng ngừa sai sót chun mơn kỹ thuật trong chăm sóc người bệnh” [1].
Trước tình hình đó, Sở Y tế (SYT) đã thành lập Ban ATNB thuộc Hội đồng Quản lý chất lượng khám chữa bệnh và đã triển khai các hoạt động kiểm tra, giám sát chuyên đề về ATNB tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố, qua đó đã ban hành các khuyến cáo tăng cường triển khai các họat động ATNB. Để các khuyến cáo được triển khai nghiêm túc và hiệu quả, một yêu cầu không thể thiếu được là đòi hỏi sự thay đổi trong nhận thức và hành động của mỗi người về ATNB ở từng vị trí khác nhau trong bệnh viện từ người lãnh đạo bệnh viện, đến trưởng/phó các khoa/phòng và mỗi nhân viên y tế trực tiếp tham gia hoạt động khám chữa bệnh.
Hiện nay, trên cả nước đã có một vài bệnh viện tiếp cận bộ câu hỏi “Khảo sát văn hóa ATNB” của AHRQ nhưng chỉ mới tiến hành áp dụng riêng lẻ cho bệnh viện của mình và chưa thật sự chuẩn mực nên còn hạn chế hiệu quả mong muốn và khó nhân rộng. Cơng trình nghiên cứu “Khảo sát văn hóa ATNB tại các bệnh viện trên địa bàn TP.HCM” với những sản phẩm nghiên cứu là chuẩn hóa và Việt hóa bộ câu hỏi HSOPSC để khảo sát văn hóa ATNB, đánh giá thực trạng văn hóa ATNB tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố, qua đó sẽ xây dựng các khuyến cáo mang tính thực tiễn và khả thi giúp các nhà quản lý bệnh viện triển khai những hoạt động thiết thực về xây dựng văn hóa ATNB. Cơng trình nghiên cứu chắc chắn sẽ đóng góp một phần khơng nhỏ cho hoạt động quản lý bệnh viện nói chung và quản lý chất lượng khám chữa bệnh nói riêng với mục tiêu hàng đầu là giảm bức xúc của người bệnh do tai biến điều trị, góp phần cải thiện sự hài lịng của người dân đối với dịch vụ khám chữa bệnh.
Do nhu cầu cần thiết triển khai ngay hoạt động này để kịp thời nâng cao an tồn cho người bệnh khi nằm viện nói riêng cũng như góp phần vào cơng cuộc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người dân nói chung, SYT đã có cơng văn số 3226/SYT- VP ngày 22 tháng 5 năm 2015 đề xuất Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức xét duyệt và cho phép triển khai đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố, bắt đầu triển khai
12
ngay trong năm 2015. Sau khi xem xét kỹ nội dung và tính cấp thiết của đề tài, Sở Khoa học và Cơng nghệ đã có văn bản số 1023/SKHCN-QLKH ngày 12 tháng 6 năm 2015 chấp thuận đưa đề tài này vào kế hoạch năm 2015 để đánh giá.
13