Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại bảo hiểm xã hội tỉnh quảng ngãi (Trang 36 - 41)

Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu thực tiễn liên quan đến đề tài phát triển NNL, hiện nay có rất nhiều đề tài đi sâu vào lĩnh vực này cụ thể như:

- Luận văn ”Đào tạo và Phát triển NNL tại H c viện chính trị - Hành chính

khu vực 3” Luận văn thạc sĩ kinh tế năm 2010. Đại học Quảng Nam – Chế Viết

Trung Thu. Luận văn đã làm rõ được những vấn đề cơ bản về Đào tạo và phát triển NNL trong tổ chức. Trên cơ sở phân tích thực trạng những vấn đề về công tác Đào tạo, phát triển NNL tại Học Viện Hành chính khu vực 3, những kết quả đạt được, tìm ra các ngun nhân để từ đó đã đưa ra các giải pháp có hiệu quả. Điểm nổi bật nhất của đề tài tác giả đã tiến hành lập phiếu điều, khảo sát, xử lý số liệu về việc nhận thức của công chức về công tác đào tạo đối với cán bộ nghiên cứu tại học viện. - Bài viết ”Nguồn nhân lực chất lượng cao Việt Nam - Xu hướng và giải pháp

phát triển” tác giả Bùi Thị Ngọc Lan, Tạp chí Lý luận chính trị số 11 năm 2011.

Bài viết đã đưa ra một số luận điểm về NNLCLC, trên cơ sở đánh giá thực trạng NNL của Việt Nam tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển NNL này.

- Bài viết ”Nâng cao chất lượng NNL vùng kinh tế tr ng điểm Miền Trung” tác giả PGS.TS. Bùi Quang Bình, Tạp chí phát triển kinh tế số 256 năm 2012. Bài viết đánh giá NNL, đặc biệt NNLCLC là một trong các nguồn lực quan trọng bậc nhất cho sự phát triển kinh tế của các quốc gia và vùng lãnh thổ. Nâng cao chất lượng NNL đang được rất nhiều sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách. Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung đang trong quá trình tập trung khai thác nguồn lực con người nhằm thúc đẩy nhanh q trình kinh tế, điều này địi hỏi phải nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn lực này. Bài viết này đánh giá được thực trạng và kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng NNL tại vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung trong thời gian tới.

- Luận án tiến sĩ kinh tế của Phan Thủy Chi (2008): ”Đào tạo và phát triển

NNL trong các trường đại h c khối kinh tế của Việt Nam thơng qua các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế”. Đây là một nghiên cứu khá hệ thống về đào tạo và phát

triển NNL ở các trường đại học nhưng giới hạn ở việc khảo sát các tác động thơng qua các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế.

- Bài viết ”Công tác đào tạo và phát triển NNL trong công ty nhà nước” của

tác giả Ngô Thị Minh Hằng công bố năm 2008 trình bày một nghiên cứu về thực trạng phát triển NNL mà chủ yếu là hoạt động đào tạo ở các doanh nghiệp Nhà nước thông qua khảo sát một số doanh nghiệp ở địa bàn Hà Nội. Tác giả đã phân tích, đưa ra một số nhận định khái quát về những yếu kém, tồn tại của công tác đào tạo trong các doanh nghiệp này thời gian vừa qua.

- PGS.TS Phạm Thành Nghị: ”Nâng cao hiệu quả quản lý NNL trong q trình

cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước". Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 2006.

Quyển sách đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản, những nhận thức mới và hiện đại về quản lý NNL như vấn đề vốn con người về phát triển vốn con người; các mơ hình quản lý NNL; các yếu tố tác động đến quản lý NNL. Những lý giải của tác giả về những vấn đề trên là rất rõ ràng, mạch lạc và có sức thuyết phục. Bên cạnh đó, quyển sách cịn trình bày những kinh nghiệm quản lý NNL của các nước phát triển như Hoa Kỳ, Thụy Điển ... các tư liệu này có giá trị tham khảo rất tốt đối với quản lý NNL

ở Việt Nam trong quá trình đổi mới. Ngồi ra quyển sách đã có kiến nghị áp dụng những mơ hình quản lý NNL cho phù hợp thay thế cho các mơ hình đã lạc hậu, đồng thời cũng đề xuất hệ thống những quan điểm và giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý NNL trong ba khu vực: hành chính nhà nước, sự nghiệp và sản xuất kinh doanh; các đề xuất này khá toàn diện, đồng bộ, có cơ sở khoa học và có tính khả thi.

- TS Vũ Bá Thể trong quyển sách: ”Phát huy nguồn lực con người để cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa: Kinh nghiệm quốc tế và thực tiển Việt Nam”, Nhà xuất bản

Lao động - Xã hội, Hà Nội năm 2005. Tác giả đã khái quát về kinh nghiệm một số nước trong việc phát huy nguồn lực con người để phát triển kinh tế. Đồng thời, nêu lên những thực trạng NNL ở nước ta trong những năm qua đã làm rõ thực trạng số lượng và chất lượng NNL nước ta hiện nay, trong đó tập trung phân tích những ưu điểm, hạn chế và xu hướng phát triển của NNL Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội của nước ta; đồng thời từ đó, rút ra những thành tựu, hạn chế và những nguyên nhân của chúng. Từ đó có những định hướng và những giải pháp phát huy nguồn lực con người để cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa trong thời gian tới.

- Phát triển NNL thông qua giáo dục và đào tạo - Kinh nghiệm Đông Á của Viện Kinh tế Thế giới (2003). Cuốn sách đã giới thiệu các thành tựu đạt được của nhóm nước trong khu vực trong phát triển NNL thông qua giáo dục và đào tạo. Các chính sách thành cơng về giáo dục và đào tạo của các nước Đông Á là giải pháp quan trọng trong cung cấp NNL đáp ứng u cầu của cơng nghiệp hóa. Đó cũng là bài học cho Việt Nam trong sự nghiệp phát triển NNL.

- Bài báo khoa học: ”Một số vấn đề về đào tạo và phát triển NNL” của PGS.TS Võ Xuân Tiến trường Đại học Kinh tế, Đại học Quảng Nam. Bài báo này làm sáng tỏ nội dung: NNL là nguồn lực quý giá nhất của các tổ chức, đơn vị là yếu tố quyết định sự thành bại của họ trong tương lai. Bởi vậy, các tổ chức và đơn vị ln tìm cách để duy trì và phát triển NNL của mình. Một trong các biện pháp hữu hiệu nhất nhằm thực hiện mục tiêu trên là đào tạo và phát triển NNL. Qua đó, bài báo đã làm rõ các nội dung của phát triển NNL và được tham khảo để xây dựng hệ thống cơ sở lý luận cho đề tài.

- Phát triển NNL - kinh nghiệm thế giới và thực ti n nước ta do Trần Văn Tùng, Lê Ái Lâm làm chủ biên (1996). Cuốn sách giới thiệu về kinh nghiệm phát triển NNL ở phạm vi quốc gia, trong đó có chính sách phát triển NNL của một số nước trên thế giới.

- Đề tài cấp Nhà nước do TS Lưu Bách Hồ làm chủ nhiệm ”Cơ sở khoa h c cho

chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam đến năm 2020” cho

thấy NNL nước ta có cơ cấu trẻ nhưng trình độ chun mơn và nghiệp vụ thấp, tỷ lệ chưa qua đào tạo cao, lực lượng chưa qua đào tạo phân bố không hợp lý theo vùng lãnh thổ, theo cơ cấu ngành nghề.

Các cơng trình nghiên cứu trên đã có những đóng góp nhất định trong việc cung cấp lý luận về phát triển NNL nói chung và ngành Bảo hiểm xã hội nói riêng trong phạm vi cả nước. Song đối với tỉnh Quảng Ngãi chưa có cơng trình nghiên cứu khoa học nào về phát triển NNL trong ngành Bảo hiểm xã hội. Vì vậy, việc nghiên cứu

“Giải pháp phát triển NNL tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi” là một yêu cầu cấp

thiết, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với địa phương.

Kết luận chƣơng 1

Chương 1 của luận văn đã khái quát cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực, các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển nguồn nhân lực, kinh nghiệm thực tiễn phát triển nguồn nhân lực của BHXH một số tỉnh để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho BHXH tỉnh Quảng Ngãi. Cụ thể đề tài đã tập trung vào việc nghiên cứu các nội dung phát triển nguồn nhân lực: về quy mô, về cơ cấu NNL phù hợp, về nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, về nâng cao kỹ năng, về nâng cao nhận thức, về tạo động lực để thúc đẩy nguồn nhân lực; nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực: các nhân tố thuộc mơi trường bên ngồi, các nhân tố thuộc mơi trường bên trong đơn vị. Từ đó có cơ sở để phân tích, đánh giá những mặt được, chưa được trong phát triển nguồn nhân lực tại đơn vị, rút kinh nghiệm, đồng thời xác định được vấn đề muốn phát triển nguồn nhân lực tại đơn vị thì cần phải làm gì để có hướng đi đúng đắn.

Như vậy, thơng qua chương 1 tác giả đã hệ thống hóa được một số kiến thức lý luận cơ bản liên quan đến phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức; nghiên cứu thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực của Bảo hiểm xã hội một số tỉnh, để từ đó rút ra những kinh nghiệm, bài học cho BHXH tỉnh Quảng Ngãi; đồng thời cũng đã tổng quan các cơng trình nghiên cứu về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực. Đây là những cơ sở quan trọng để đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi trong chương tiếp theo của luận văn.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NGÃI

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại bảo hiểm xã hội tỉnh quảng ngãi (Trang 36 - 41)