Tình hình phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Tăng cường giám sát tài chính đối với doanh nghiệp thuộc quản lý của ủy ban nhân dân tỉnh quảng ngãi (Trang 47 - 49)

* Về kinh tế

- Về tình hình tăng trưởng GDP và cơ cấu kinh tế: Quảng Ngãi phát triển kinh tế chậm so với nhiều địa phương lân cận như Quảng Nam, Bình Định, Đà Nẵng, … Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2017 đạt 3,346%; tổng giá trị GDP đạt 149.854.033 triệu đồng (tính theo giá so sánh năm 2010); kim ngạch xuất khẩu đạt 334 triệu USD nhưng giá trị chủ yếu đến từ các cơng ty nước ngồi; cơ cấu kinh tế còn nhiều bất cập khi khối ngành dịch vụ chỉ chiếm 12,219%, nông nghiệp (nông,

lâm, ngư nghiệp) chiếm 9,228%, tức tỷ trọng đóng góp của khối ngành dịch vụ và nông nghiệp gần như tương đương nhau, công nghiệp (công nghiệp và xây dựng) chiếm 78,55% nhưng giá trị chủ yếu đến từ đóng góp của Cơng ty Lọc hóa dầu Bình Sơn; thu nhập bình quân đầu người/năm đạt 44,908 triệu đồng.

- Về cơ sở hạ tầng, giao thông và các cơng trình thủy lợi, thủy điện: Hạ tầng giao thơng của tỉnh Quảng Ngãi nhìn chung tương đối phát triển. Giao thơng đường bộ với trục chính là Quốc lộ 1A, Quốc lộ 24B, và các tuyến giao thông tại các huyện lưu thông được với các tỉnh lân cận (Ba Tơ đi Kon Tum, Trà Bồng đi Quảng Nam), mạng lưới giao thông giữa các huyện, thành phố Quảng Ngãi đã phát triển tương đối tốt giúp lưu thơng hàng hóa và phục vụ nhu cầu đi lại của người dân khá tốt. Tuyến đường sắt Bắc – Nam đi qua Quảng Ngãi cũng góp phần đáng kể vào việc lưu thơng, vận chuyển hàng hóa và phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Ngồi ra, giao thơng đường thủy cũng được chú trọng phát triển đặc biệt là tuyến thành phố Quảng Ngãi – Lý Sơn đã góp phần đáng kể vào việc phát triển du lịch tại huyện đảo Lý Sơn.

Quảng Ngãi hiện có 01 hệ thống thủy lợi lớn là cơng trình thủy lợi Thạch Nham phục vụ nước tưới cho khoảng 50.000 ha đất nơng nghiệp tại 06 huyện, thành phố có địa hình đồng bằng (Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ và thành phố Quảng Ngãi), nhìn chung đáp ứng tốt cho nhu cầu nước tưới trong nông nghiệp của các huyện, thành phố này. Ngồi ra, cịn có một số cơng trình phục vụ nước tưới cho sản xuất nơng nghiệp như đập Bến Thóc, kênh An Long, kênh Vĩnh Lợi, đập Đinh Gia, hồ Thới Lới; và hệ thống sơng ngịi trải rộng tại các huyện.

Quảng Ngãi hiện có 06 dự án thủy điện đã hoàn thành đưa vào sử dụng, ngồi ra có 13 dự án thủy điện khác nằm trong quy hoạch thủy điện được đầu tư. Các dự án thủy điện này chủ yếu nằm ở các huyện miền núi, vùng cao của tỉnh Quảng Ngãi. Mạng lưới điện quốc gia hiện đã phủ kín các huyện, thành phố trong toàn tỉnh, kể cả huyện đảo Lý Sơn cũng đã được phủ điện lưới quốc gia năm 2014.

Tổng số dân tính đến cuối năm 2017 là 1.254.184 người, trong đó khu vực đồng bằng có 1.018.338 người, khu vực nơng thơn có 216.539 người; mật độ dân số chung toàn tỉnh là 243 người/km2, trong đó mật độ khu vực thành thị là 538 người/km2, khu vực nông thôn là 67 người/km2. Tồn tỉnh hiện có 29 dân tộc anh em sinh sống, trong đó người kinh chiếm đa số. Hệ thống các trường học gồm 39 trường trung học phổ thông, 168 trường trung học cơ sở, 217 trường tiểu học, và 208 trường mầm non và 03 trường đại học, 04 trường cao đẳng, 36 trường trung cấp và trung tâm đào tạo nghề. Hệ thống y tế của tỉnh gồm 03 bệnh viện tuyến tỉnh, 13 bệnh viện tuyến huyện, 01 trạm y tế quân y đảm nhiệm cả nhiệm vụ cứu chữa bệnh cho người dân tại đảo Lý Sơn; 100% các xã, phường có trạm y tế trong đó 64,45% đạt chuẩn quốc gia về y tế; toàn tỉnh đạt 6,4 bác sỹ/vạn dân; đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngành y tế khơng ngừng được nâng cao về trình độ chun mơn lẫn thái độ phục vụ người bệnh; tỷ lệ hộ nghèo trong tồn tỉnh là 13,12%, trong đó khu vực miền núi lên đến 42,2%; tỷ lệ lao động đa qua đào tạo là 47,0% so với tổng số lao động trong toàn tỉnh (số liệu tại thời điểm 31/12/2017).

Một phần của tài liệu Tăng cường giám sát tài chính đối với doanh nghiệp thuộc quản lý của ủy ban nhân dân tỉnh quảng ngãi (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)