b. Đo dịch động nóc bằng đặt trạm đo sử dụng máy trắc địa
Theo Viện VNIMI, đánh giá dịch chuyển đá nóc của đường lò trong đất đá trầm tích than được phân ra các mức sau:
Đường lò ổn định khi trị số dịch chuyển <50 mm.
Đường lị ổn định trung bình khi trị số dịch chuyển từ 50200 mm. Đường lị khơng ổn định khi trị số dịch chuyển từ 200500 mm.
Đường lị rất khơng ổn định khi trị số dịch chuyển >500 mm.
Hiện nay chủ yếu đo dịch động nóc sử dụng trạm đo chỉ thị mầu hoặc sử dụng máy trắc địa. Phương pháp đo dịch động sử dụng máy trắc địa được thực hiện như sau: khi đo đạc theo phương pháp này, các vị trí đặt trạm đo được bố trí cách nhau 2050 m dọc theo trục lị. Việc bố trí đặt mốc tại mỗi trạm trong mặt phẳng vng góc với trục đường lò được thực hiện như sau:
Đặt mốc quan trắc bao gồm điểm mốc tại nóc lò, 1 điểm mốc ở hông trái,
1 điểm mốc ở hông phải và một mốc đặt ở nền lò đối xứng với điểm mốc ở nóc lị tạo thành một trạm đo. Các mốc trên biên lò được khoan dạng lỗ neo sâu 30 50cm phần thò ra khỏi biên lò từ 710 cm.
Trên nền lò đặt các mốc đo bằng bê tơng ứng với các mốc đo tại nóc lị.
Dùng quả dọi để xác định vị trị tương ứng của mốc trên nền so với nóc. Các mốc tương ứng giữa nóc và nền lị phải nằm trên cùng đường gióng của dây dọi. Mốc bê tơng có chiều rộng 2020 cm, sâu 30 cm. Mặt phía trên của mốc, tại tâm điểm có rãnh dấu + (thể hiện trên hình 4.4).