Đại học Đồng Tháp [7]

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ cấu tổ chức lao động của trường cao đẳng than khoáng sản việt nam sau tái cơ cấu (Trang 36)

1.2. Tổng quan thực tiễn về hoàn thiện cơ cấu tổ chức ở một số đơn vị

1.2.2. Đại học Đồng Tháp [7]

Trong nhiều năm qua, Trƣờng Đại học Đồng Tháp đã từng bƣớc tiến hành tái cấu trúc nhà trƣờng và đổi mới cơng tác quản trị, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo và nghiên cứu, đáp ứng nhu cầu xã hội.

Mục đích tái cấu trúc nhà trƣờng ở giai đoạn 2017 - 2022 và tầm nhìn đến năm 2030 đƣợc xác định là: Xây dựng bộ máy nhà trƣờng tinh gọn và cơ chế quản trị linh hoạt; Nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức; Giảng dạy và giáo dục đáp ứng nhu cầu xã hội; Nghiên cứu gắn với chuyển giao công nghệ và phục vụ cộng đồng; Tăng cƣờng mối liên kết với nhà tuyển dụng lao động và cơ sở giáo dục; Từng bƣớc quốc tế hóa hoạt động đào tạo. [7]

Trƣờng sẽ từng bƣớc chuyển đổi từ mơ hình quản lý sang mơ hình nhà trƣờng ƣu tiên về quản trị. Đó là mơ hình với cơ chế quản trị dựa trên quá trình ra quyết định, giám sát, đánh giá những vấn đề lớn để đáp ứng sự thay đổi. Cơ chế này là sự cụ thể hóa quyền tự chủ theo nguyên tắc dân chủ và đƣợc thực hiện cẩn trọng,

toàn diện và đồng bộ trên các lĩnh vực quản trị: chiến lƣợc, hệ thống, đào tạo, khoa học và công nghệ, nhân sự và nguồn nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất... Đồng thời, đầu tƣ xây dựng hệ thống văn bản quản lý và bộ quy trình quản trị phù hợp, hiện đại. Tiếp tục xây dựng bộ máy quản trị, đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ viên chức giảng dạy mang tính chuyên nghiệp; thực hiện chƣơng trình nâng cao chất lƣợng đội ngũ hàng năm.

Trƣờng tiếp tục khuyến khích sáng tạo, để sáng tạo vừa là bản chất vừa là mục tiêu của Trƣờng, sáng tạo để phát triển. Tiếp tục xây dựng văn hóa sáng tạo trong mọi hoạt động của Trƣờng để sáng tạo ln đƣợc khuyến khích, ni dƣỡng và thúc đẩy. Đồng thời, phát huy tinh thần tự do học thuật của giảng viên. Phát huy tinh thần tự do học thuật góp phần tăng cƣờng sự năng động, song hành với phát triển mơi trƣờng học thuật lành mạnh và khai phóng để cơng tác đào tạo và giáo dục gắn bó hơn với thị trƣờng lao động.

Trƣờng tiếp tục sắp xếp, sáp nhập một số khoa, bộ môn đào tạo giáo viên phổ thơng nhằm thích ứng với một số thay đổi về chức năng, nhiệm vụ, vừa đào tạo giáo viên dạy tích hợp liên mơn, vừa đào tạo giáo viên dạy phân hóa; xây dựng lộ trình giảm số đơn vị trực thuộc, tách và ghép một số khoa, sáp nhập một số phịng ban có chức năng và nhiệm vụ “gần nhau”, giảm số lƣợng bộ môn, tổ nghiệp vụ, “tinh giản” số lƣợng cán bộ quản lý.

Trƣờng sẽ ƣu tiên nguồn lực để đầu tƣ hạ tầng công nghệ thông tin và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. Thực hiện tin học hóa trong quản lý, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, với hệ thống thông tin quản lý giáo dục EMIS . Phát triển hệ thống nguồn học liệu mở dựa trên nền tảng công nghệ thông tin cho giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông. Triển khai thƣ viện điện tử kết nối với các thƣ viện điện tử trong và ngoài nƣớc, để ngƣời dạy và ngƣời học có điều kiện tiếp cận nguồn thơng tin phong phú, hữu ích và cập nhật.

Tiếp tục phát triển văn hóa nhà trƣờng đƣợc xác định là nhiệm vụ mang tính nền tảng. Xây dựng chiến lƣợc phát triển văn hóa nhà trƣờng hƣớng về sức mạnh hệ thống, trên nền tảng hệ giá trị cốt lõi đã đƣợc xác lập với sự đồng thuận của tập thể

và cá nhân. Từng bƣớc kiến tạo và xác định triết lý giáo dục của Trƣờng, phát triển văn hóa nhà trƣờng mang phong cách độc đáo, khai phóng, hiện đại và năng động.

Trong thực tế, việc tái cấu trúc bộ máy, cơ cấu tổ chức và mơ hình quản trị của nhà trƣờng có ý nghĩa then chốt, nhƣng đồng thời việc tái cơ cấu này chỉ mang lại hiệu quả cao khi đƣợc tiến hành đồng bộ với nhiều yếu tố khác trong cùng hệ thống và thích ứng tốt với tác động của ngoại lực.

1.2.3. Kinh nghiệm, bài học đối với Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam

Từ kinh nghiệm tái cơ cấu hoạt động của các đơn vị ở trên có thể rút ra một số kinh nghiệm trong quá trình hồn thiện cơ cấu tổ chức của trƣờng Cao đẳng Than - Khống sản nhƣ sau:

Một là, khi tiến hành hồn thiện CCTC, Nhà trƣờng phải xác định đƣợc một cách rõ ràng về mục tiêu cần đạt đƣợc, khơng tiến hành hồn thiện CCTC mang tính phong trào, hình thức.

Hai là, trƣớc khi tiến hành hoàn thiện CCTC, cần phân tích một cách thận trọng và tỉ mỉ về hoạt động mà Nhà trƣờng định thay đổi. Điều này sẽ giúp cho Nhà trƣờng đƣa ra đƣợc những quyết định đúng đắn nhất.

Ba là, lãnh đạo trƣờng phải là ngƣời khởi xƣớng và hợp tác đến cùng. Lãnh đạo trƣờng nên tự tin, dám nghĩ dám đƣa ra các quyết định táo bạo để có đƣợc sự cải tổ vƣợt bậc.

Bốn là, khi tiến hành hoàn thiện CCTC, Nhà trƣờng nên linh hoạt trong việc vận dụng mơ hình hồn thiện CCTC phù hợp dựa vào khả năng của Nhà trƣờng, dựa vào mục đích cần đạt đƣợc, và điều kiện để hồn thiện CCTC; có một số mơ hình hồn thiện CCTC cơ bản sau đây:

Cách thứ nhất: hoàn thiện CCTC bằng cách thu hẹp quy mơ, có nghĩa là chỉ cắt giảm về nhân sự, hoặc chi phí,.. mà vẫn giữ nguyên ngành nghề kinh doanh.

Cách thứ hai: hồn thiện CCTC bằng thu hẹp ngành nghề, có nghĩa là cơng ty sẽ cắt giảm những ngành nghề khơng liên quan đến ngành chính, để tập trung vào ngành kinh doanh “cốt lõi” của mình.

Cách thứ ba: hoàn thiện CCTC bằng cách cải tổ, thay đổi những vấn đề khó khăn của Nhà trƣờng.

1.3. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Đã có khá nhiều nghiên cứu về tái cơ cấu tổ chức nói chung, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả đã tổng quan đƣợc một số nghiên cứu sau:

Nguyễn Kim Cƣơng 2014 , Giải pháp tái cơ cấu công ty cổ phần than Hà Lầm, Quảng Ninh [4]. Tác giả đã phân tích thực trạng mơ hình tổ chức quản lý, tổ chức SXKD, quản trị doanh nghiệp, cơ cáu vốn kinh doanh, … của công ty Cổ phần than Hà Lầm, làm rõ những tồn tại, bất cập trên cơ sở đó đề ra định hƣớng và các giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu Công ty Cổ phần than Hà Lầm - Quảng Ninh.

Vũ Văn Sơn 2014 , Giải pháp tổ chức nhân sự trong tái cấu trúc Tổng công ty Cổ phần Vinaconex [13]. Tác giả đã nghiên cứu các lý thuyết cơ bản về cơ cấu tổ chức, nhân sự và tái cấu trúc; Nghiên cứu hoạt động tái cấu trúc của VINACONEX từ đó phát hiện ra những vấn đề phát sinh liên quan đến tổ chức, nhân sự cần giải quyết; Đƣa ra giải pháp về tổ chức - nhân sự nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tái cấu trúc VINACONEX.

Ngô Thị Việt Nga 2013 , Tái cơ cấu tổ chức các doanh nghiệp may của tập đoàn dệt may Việt Nam [11] Luận án đã nghiên cứu, phân tích thực trạng của một mơ hình doanh nghiệp Nhà nƣớc và đề xuất một số giải pháp mang tính định hƣớng đối với việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của doanh nghiệp Nhà nƣớc hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ - con nói riêng và của doanh nghiệp kinh doanh nói chung.

Lê Đức Bình 2012 , Hồn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy tại Công ty TNHH MTV Xăng dầu Hàng không Việt Nam [2]. Luận văn đã hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy; Làm rõ thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty TNHH MTV Xăng dầu Hàng không Việt Nam. Chỉ ra những ƣu điểm, hạn chế và nguyên nhân; Đề xuất hệ thống các giải pháp có tính khả thi nhằm hồn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy tại Công ty TNHH MTV Xăng dầu Hàng khơng Việt Nam.

Vũ Địch Dũng 2012 , Hồn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Cơng ty TNHH Cơ khí chính xác Thăng Long [5]. Tác giả đã khái quát hóa đƣợc cơ sở lý

luận chung về hoàn thiện cơ cấu tổ chức BMQT của DN; Phân tích và đánh giá thực trạng cơ cấu tổ chức BMQT và kết quả hoạt động Công ty TNHH Cơ khí Chính xác Thăng Long; Đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ BMQT bao gồm việc hồn thiện về mơ hình; sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, BMQT; hoàn thiện chức năng nhiệm vụ của Cơng ty TNHH Cơ khí Chính xác Thăng Long trong điều kiện kinh tế thị trƣờng và hội nhập ngày sâu rộng hiện nay, nhất là khi Hiệp định TPP có hiệu lực.

Nguyễn Thị Hạnh 2006 , Một số giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý của Trƣờng Cao đẳng Tài chính - Hải quan [10]. Tác giả đã hệ thống hóa các lý luận chung về cơ cấu tổ chức quản lý; phân tích thực trạng cơ cấu tổ chức quản lý ở trƣờng Cao đẳng Tài chính - Hải quan từ đó đề xuất một số giải pháp hồn thiện cơ cấu tổ chức quản lý ở trƣờng trong thời gian tới.

Nhận xét: Qua nghiên cứu tổng quan các cơng trình ở trên cho thấy các nghiên cứu đã hệ thống hóa đƣợc những vấn đề lý luận về cơ cấu tổ chức quản lý, phân tích đƣợc thực trạng và đặc điểm của cơ cấu tổ chức quản lý của các đối tƣợng nghiên cứu khác nhau qua đó đã đề xuất đƣợc các biện pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức của những đơn vị này. Tuy nhiên chƣa có cơng trình nghiên cứu nào nghiên cứu về cơ cấu tổ chức của Trƣờng Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam, chƣa có nghiên cứu nào đề xuất đƣợc các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý của trƣờng trong giai đoạn hiện nay. Đây chính là những "khoảng trống" mà luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu.

Kết luận chƣơng 1

Cơ cấu tổ chức lao động có ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả hoạt động của tổ chức nói chung, trƣờng Cao đẳng Than - Khống sản Việt Nam nói riêng. Để làm rõ cơ sở lý luận về cơ cấu tổ chức lao động trong chƣơng 1 của luận văn đã đƣa ra đƣợc các vấn đề lý luận về cơ cấu tổ chức lao động nhƣ: khái niệm, các loại hình cơ cấu tổ chức, các nhân tố ảnh hƣởng đến cơ cấu tổ chức, các bƣớc hoàn thiện cơ cấu tổ chức.

Bên cạnh đó, chƣơng 1 của luận văn cũng đã phân tích đƣợc thực trạng q trình hồn thiện cơ cấu tổ chức tại một số cơ sở giáo dục, qua các nội dung phân

tích đã chỉ ra đƣợc các bài học kinh nghiệm cho việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức của trƣờng Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam.

Các vấn đề lý luận đƣợc hệ thống hóa ở chƣơng 1 là cơ sở cho việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng cơ cấu tổ chức lao động của Trƣờng trong chƣơng 2 luận văn.

CHƢƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC LAO ĐỘNG CỦA TRƢỜNG CAO ĐẲNG THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

SAU TÁI CƠ CẤU

2.1. Khái quát về Trƣờng Cao đẳng Than – Khống sản Việt Nam

2.1.1. Q trình phát triển của Nhà trường.

Trƣờng Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam là cơ sở sở đào tạo nghề công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, đƣợc Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội thành lập theo quyết định số 1304 QĐ-LĐTBXH ngày 09 10 2014 của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, trên cơ sở hợp nhất ba Trƣờng trực thuộc TKV (Trƣờng Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm - Vinacomin, Trƣờng Cao đẳng nghề mỏ Hữu Nghị - Vinacomin và Trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Việt Bắc - Vinacomin thành Trƣờng Cao đẳng nghề Than - Khoáng sản Việt Nam, và theo Luật giáo dục nghề nghiệp số 74 2014 QH13 Trƣờng đƣợc Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội quyết định đổi tên thành Trƣờng Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam, tại Quyết định số 511 QĐ-LĐTBXH ngày 05/04/2017.

Trƣờng là đơn vị sự nghiệp cơng lập, trực thuộc Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam viết tắt là TKV , hoạt động theo cơ chế tự chủ của Nghị định số 16 2015 NĐ-CP ngày 14 2 2015 của Chính phủ, Quy định về “cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập”; và theo Điều lệ của Tập đồn TKV; Điều lệ Trƣờng Cao đẳng Than - Khống sản Việt Nam.

- Tên gọi tiếng Việt: Trƣờng Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam - Tên viết tắt tiếng Việt: Trƣờng Cao đẳng TKV

- Tên gọi tiếng Anh: Viet Nam Coal - Mineral College.

- Địa chỉ trụ sở chính: Số 8, phố Chu Văn An, Phƣờng Hồng Hải, Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh.

- Điện thoại: +84.203.3626.306 - Fax: +84.203.3626.305 - Website: www.caodangtkv.edu.vn

- Email: caodangtkv@edu.vn

2.1.2. Mục tiêu hoạt động đào tạo

* Mục tiêu:

Trƣờng Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam phấn đấu trở thành cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Trung tâm đánh giá kỹ năng nghề đáp ứng thị trƣờng lao động khu vực ASEAN của nền kinh tế tri thức; liên thông, hợp tác và công nhận lẫn nhau với một số Trƣờng trong nƣớc và Quốc tế.

* Sứ mạng

Trƣờng Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam cung cấp dịch vụ giáo dục nghề nghiệp đa hệ có chất lƣợng cao, đảm bảo chất lƣợng đào tạo đáp ứng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và khu vực ASEAN, tạo cơ hội học tập thuận lợi suốt đời cho mọi đối tƣợng xã hội.

2.1.3. Cơ chế hoạt động đào tạo và liên kết đào

- Nghị định số 16 2015 NĐ-CP ngày 14 2 2015 của Chính phủ, Quy định về “Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập”.

Theo Điều 21. Điều kiện, nội dung, yêu cầu để đơn vị sự nghiệp công vận dụng cơ chế tài chính nhƣ doanh nghiệp: Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ đƣợc vận dụng cơ chế tài chính nhƣ doanh nghiệp.

a. Đào tạo nghề theo nhu cầu của Doanh nghiệp:

Nhà trƣờng ký hợp đồng với các Doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn TKV, thực hiện tuyển sinh, cử ngƣời lao động đi học các nghề mỏ hầm lò theo Quyết định số 2441 QĐ-HĐQT ngày 26 9 2008 của Tập đoàn TKV; theo quy chế này, ngƣời lao động là học sinh khi đƣợc các doanh nghiệp tuyển chọn và gửi về trƣờng đào tạo, sẽ đƣợc cấp 100% học phí, tiền ăn, có chỗ ở tại ký túc xá và đƣợc bố trí việc làm ngay sau khi ra trƣờng.

Từ năm 2018 Tập đoàn đã điều chỉnh tăng đơn giá chi cho một khóa học nghề trình độ trung cấp, tổng kinh phí đào tạo nghề Khai thác mỏ hầm lị là: 45,977 triệu đồng khóa HS; nghề Xây dựng mỏ hầm lị là 49,590 tr.đồng khóa HS; nghề Cơ điện mỏ hầm lị là 61,329 triệu đồng khóa HS.

b. Đào tạo nghề theo nhu cầu xã hội:

Nhà trƣờng tuyển sinh và đào tạo 3 cấp trình độ nghề; trong đó:

- Hệ trung cấp thực hiện thu học phí theo Nghị định 86 2015 NĐ - CP về quy định cơ chế thu, quản lý học phí với cơ sở giáo dục công lập thuộc doanh nghiệp Nhà nƣớc;

- Hệ giáo dục thƣờng xuyên cấp trung học phổ thông và hệ cao đẳng thu học phí trên cơ sở quy định tại Nghị quyết số 24 2016 NQ-HĐND ngày 27 7 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh quy định về mức học phí đối với cơ sở giáo dục cơng lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của tỉnh Quảng Ninh từ năm học 2016-2017 đến năm học 2020-2021;

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ cấu tổ chức lao động của trường cao đẳng than khoáng sản việt nam sau tái cơ cấu (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)