1.2.1. Kinh nghiệm xây dựng chiến lược kinh doanh của một số cơng ty dịch vụ trong ngành Dầu khí trong ngành Dầu khí
a. Kinh nghiệm xây dựng chiến lược kinh doanh của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí Petrosetco:
Từ một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ đời sống và dịch vụ lữ hành, đến nay Petrosetco đã trở thành Tổng công ty cổ phần hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực với các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh luôn đạt và vượt kế hoạch do Tập đồn Dầu khí Việt Nam giao.
Cụ thể doanh thu tăng bình quân 14%/năm, lợi nhuận tăng bình quân 21%/năm. Đến năm 2016, Petrosetco đạt tổng doanh thu 10.906 tỉ đồng, gấp 109 lần so với năm 1996. Lợi nhuận trước thuế năm 2015 đạt 274 tỉ đồng, gấp 137 lần. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đạt 19,4%, gấp 13 lần.
Tổng số lao động là 2.502 người, gấp 12,5 lần và thu nhập bình quân đầu người đạt 12 triệu đồng/người/tháng, tăng 6,6 lần so với ngày đầu thành lập.
Petrosetco với 4 mảng dịch vụ chính phục vụ thị trường cả trong và ngoài ngành dầu khí rộng khắp trên cả nước. Các mục tiêu phát triển của Petrosetco là: Trở thành sự lựa chọn hàng đầu tại Việt Nam trong các lĩnh vực phân phối điện tử viễn thông; cung cấp dịch vụ đời sống, quản lý tòa nhà văn phòng chuyên nghiệp và
là nhà cung ứng thiết bị và dịch vụ hậu cần có uy tín trong ngành dầu khí.
Tổng Cơng ty Petrosetco đã đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường đơn đốc, kiểm tra, giám sát, tích cực tiếp thu cái mới, phát triển thành Tổng cơng ty đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó lấy hoạt động thương mại phân phối và dịch vụ dầu khí là lĩnh vực cốt lõi. Song song đó, tiếp tục thực hiện tốt việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tăng cường cơng tác quản trị chi phí, nâng cao ý thức trách nhiệm trong CBNV, thực hiện mục tiêu cắt giảm và tiết kiệm nguyên, nhiên liệu. Đối với lĩnh vực phân phối các sản phẩm dầu khí, ngồi việc cung cấp các sản phẩm của các nhà máy lọc dầu mới đi vào hoạt động Petrosetco còn tiếp tục mở rộng hệ thống phân phối sản phẩm công nghiệp dầu khí, tạo mối quan hệ để cung cấp sản phẩm cho các đối tác trong và ngoài ngành...
b. Kinh nghiệm xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí PTSC Quảng Ngãi:
PTSC Quảng Ngãi trong chiến lược kinh doanh của mình giai đoạn 2010 – 2020 đã tập trung thay đổi công nghệ, phương pháp quản lý để giảm chi phí sản xuất. Cơng ty đã tiến hành thu thập số liệu bằng phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia từ đó chỉ ra những điểm mạnh, yếu, thời cơ và thách thức của Công ty. Sử dụng ma trận SWOT và ma trận QSPM để đề xuất và chọn chiến lược kinh doanh cho công ty đến năm 2020.
Công ty PTSC đã đưa ra một số mục tiêu chung như sau:
- Xây dựng PTSC Quảng Ngãi là Công ty mạnh về lĩnh vực cung cấp dịch vụ cơ khí dầu khí và xây lắp cơng trình cơng nghiệp; các dịch vụ hậu cần và căn cứ cảng; dịch vụ tàu lai dắt và tàu chun ngành dầu khí tại Quảng Ngãi nói riêng và cả nước nói chung.
- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân trên 15% /năm. - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu trên 15% /năm.
- Tạo đủ việc làm và từng bước nâng cao thu nhập cho người lao động, chăm lo đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần, thực hiện đầy đủ chế độ chính sách cho người lao động theo quy định của Nhà nước, Tổng Công ty và của Công ty.
- Tiếp tục duy trì tốt đồn kết nội bộ, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con người và tài sản, đảm bảo tốt cơng tác an ninh chính trị, trật tự an tồn trong tất cả các hoạt động của Công ty.
Về mục tiêu cụ thể, PTSC Quảng Ngãi xác định tập trung vào 3 mũi nhọn quan trọng sau đây:
Mũi nhọn về Cơ khí dầu khí & xây lắp cơng trình cơng nghiệp:
- Tham gia thi cơng dự án Nhà máy nhiệt điện Long Phú, Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, Long sơn và các nhà máy, công trình khác trong khu vực Miền Trung và Tây Nguyên.
- Phối hợp với PMC cung cấp tối đa dịch vụ bảo dưỡng và cung cấp vật tư thiết bị cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất và các nhà máy khác tại Dung Quất.
- Đẩy mạnh và phát triển mở rộng dịch vụ cơ khí dầu khí và xây lắp cơng trình cơng nghiệp ra khắp đất nước Việt Nam.
- Trở thành một Công ty mạnh và chuyên nghiệp trong lĩnh vực quản lý hợp đồng EPC, dịch vụ cơ khí dầu khí và xây lắp cơng trình cơng nghiệp.
Mũi nhọn về Dịch vụ Hậu cần và Căn cứ cảng:
- Duy trì và tiếp tục chiếm lĩnh các dịch vụ Cảng tại Doosan-Vina Dung Quất và từng bước mở rộng cung cấp các dịch vụ dầu khí.
- Trở thành một đơn vị mạnh và chuyên nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ hậu cần và căn cứ cảng.
Mũi nhọn về Tàu lai dắt và Tàu chuyên ngành Dầu khí:
- Từng bước chiếm lĩnh thị trường lai dắt và tàu chuyên ngành dầu khí tại Dung Quất và mở rộng ra thị trường Miền Trung và Miền Bắc.
- Phát triển dịch vụ Logistic vận tải ra các khu vực lân cận tại Miền Trung và cả nước.
- Trở thành một đơn vị mạnh và chuyên nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ lai dắt và tàu chuyên ngành dầu khí. Đảm bảo thực hiện thành cơng 100% các chuyến tàu lai dắt xuất nhập sản phẩm tại Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
như: xây dựng phương án sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý điều hành và tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tình hình mới; tập trung nguồn lực để phát triển 6 lĩnh vực dịch vụ cốt lõi, đảm bảo cung cấp dịch vụ kỹ thuật dầu khí chuyên ngành chất lượng cao, uy tín cho các nhà thầu dầu khí; cải tiến, đẩy mạnh công tác marketing, tập trung vào một số thị trường khả thi; áp dụng quyết liệt đề án nâng cao năng lực cạnh tranh, với mục tiêu là chất lượng dịch vụ và giá cả.
1.2.2. Bài học rút ra cho công ty PV BUILDING
Từ kinh nghiệm của các đơn vị đã nêu ở trên, có thể bước đầu rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
- Xác định mục tiêu đúng đắn ngay từ bước đầu tiên là hết sức quan trọng trong công tác hoạch định, xây dựng chiến lược, là tiền đề cho các bước sau này.
- Phương pháp thu thập số liệu và kiểm tra tính đúng đắn của số liệu giúp cho đơn vị phân tích mơi trường kinh doanh và phân tích nội bộ doanh nghiệp đánh giá được chính xác cơ hội và nguy cơ của doanh nghiệp, đồng thời phải chỉ ra được điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp để làm cơ sở xây dựng chiến lược kinh doanh.
- Lựa chọn chiến lược kinh doanh hợp lý, đầu tư tất cả các nguồn lực vào để thực hiện chiến lược đã lựa chọn sẽ mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.
- Phải xác định được mục tiêu chung, tổng quát và các mục tiêu cụ thể, những mũi nhọn cần tập trung nguồn lực để phát triển, tạo động lực đột phá, bứt phá.
- Trong quá trình triển khai thực hiện chiến lược, cần có bước đánh giá chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp có cịn phù hợp với môi trường kinh doanh không, sẵn sàng điều chỉnh toàn bộ chiến lược kinh doanh hoặc hoàn thiện các chiến lược kinh doanh bộ phận.