Biện pháp 4: Đẩy mạnh quản lý hoạt động của giáo viên chủ nhiệm và phố

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) biện pháp quản lý của phó hiệu trưởng đối với việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông vĩnh cửu (Trang 27 - 28)

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

4. Biện pháp 4: Đẩy mạnh quản lý hoạt động của giáo viên chủ nhiệm và phố

phối hợp với các đoàn thể trong nhà trƣờng đối với việc đổi mới phƣơng pháp dạy học

4.1. Mục tiêu của biện pháp

- Thúc đẩy giáo viên chủ nhiệm phát huy khả năng phối hợp với tổ chức đoàn thể trong việc giáo dục ý thức, thái độ học tập và động cơ học tập, sinh hoạt, cũng nhƣ định hƣớng cho học sinh một cách đúng đắn để hình thành nhân cách học sinh.

- Thông qua các hoạt động của chủ nhiệm và các tổ chức đồn thể, Phó hiệu trƣởng nắm bắt đƣợc tâm tƣ nguyện vọng học sinh, Từ đó, tăng cƣờng quản lý nề nếp học tập của học sinh, hƣớng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch học tập, hình thành thói quen tự học trong học sinh.

4.2. Nội dung và cách thực hiện

Quản lý việc lập kế hoạch, xây dựng các quy định nội bộ và hƣớng dẫn thực hiện các hoạt động của chủ nhiệm và các đoàn thể.

Mỗi đoàn thể khi lập kế hoạch phải dựa vào kế hoạch chung của nhà trƣờng về đổi mới PPDH. Đối với GVCN, khi lập kế hoạch phải thật chi tiết, chính xác, phân cơng trách nhiệm rõ ràng, cần đề ra các chỉ tiêu, biện pháp bồi dƣỡng, rèn luyện và kiểm tra PP tự học của học sinh ở nhà, PP học tập trên lớp; đối với Đoàn trƣờng, kế hoạch phải nêu rõ số lần hoạt động ngoại khóa trong năm học, số đợt thi đua học tốt chào mừng các ngày lễ lớn trong năm.

Để thực hiện tốt công việc này, qua hội nghị công chức đầu mỗi năm học, Phó hiệu trƣởng cần thực hiện các công việc sau:

- Ban hành quy định nội bộ về đổi mới nội dung, hình thức hoạt động: Quy định về nề nếp sinh hoạt, thực hiện nội quy của học sinh, quản lý HS trong giờ học theo hƣớng phát huy tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo của học sinh, về tham gia các hoạt động ngoại khóa để rèn các kỹ năng tự học, tránh hiện tƣợng chạy theo thành tích, gị ép HS.

- Cung cấp đầy đủ các thơng tin cần thiết nhƣ: Kế hoạch, nhiệm vụ năm học của nhà trƣờng, kế hoạch chuyên môn, kế hoạch hoạt đơng ngoại khóa, hƣớng nghiệp… giúp GVCN và tổ chức đoàn thể xây dựng kế hoạch phù hợp.

- Nhiệm vụ của GV chủ nhiệm, của Ban chấp hành đoàn, cơ chế hoạt động và phối hợp hoạt động giữa các tổ chức nhịp nhàng đồng bộ tạo hiệu quả tổng hợp.

Tổ chức, chỉ đạo hoạt động của chủ nhiệm và Đoàn Thanh niên

Khi chỉ đạo hoạt động, cần chú trọng đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt, tạo nên sự phong phú đa dạng, lôi cuốn đƣợc HS tham gia một cách tích cực, tự giác. Cần tổ chức các hoạt động tham quan, vui chơi, giải trí bổ ích, tạo điều kiện cho HS tham gia các hoạt động xã hội, để qua đó giáo dục đạo đức, lịng ham hiểu biết. Gắn bó lịng say mê học tập với việc tham gia cải tạo các hiện tƣợng thực tiễn.

Phó hiệu trƣởng cần theo dõi hoạt động của các tổ chức này một cách thƣờng xuyên để có sự chỉ đạo đúng hƣớng, trong cơng tác chỉ đạo.

Quan tâm đến việc tổ chức tham quan, dã ngoại, các hoạt động đố vui để học, sinh hoạt câu lạc bộ, chọn lọc một số chƣơng trình giải trí trên truyền hình áp dụng vào trƣờng học để tạo ra sân chơi lành mạnh, bổ ích cho học sinh. Qua các hoạt động, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng, thái độ và vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế nhằm hình thành phẩm chất, năng lực tự học.

Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá thi đua.

Thi đua tạo động lực cho việc thực hiện tốt các nhiệm vụ đã đƣợc phân cơng, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả lao động, do đó:

- Phó hiệu trƣởng cần xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, xếp loại thi đua tập thể, cá nhân HS, chú trọng các tiêu chí nhằm đổi mới phƣơng pháp học tập, khuyến khích tính tích cực, tự giác, sáng tạo của HS trong học tập và rèn luyện.

- Tiến hành kiểm tra, xếp loại theo tuần, tháng, học kỳ, năm học và cơng khai kết quả xếp loại. Phó hiệu trƣởng kiểm tra đối với hoạt động của GVCN, của đồn thanh niên bằng nhiều hình thức nhƣ: Kiểm tra thƣờng xuyên, kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chuyên đề.

- Hàng tháng, học kỳ, cần căn cứ vào kết quả thi đua của lớp, và công khai kết quả xếp loại trƣớc học sinh toàn trƣờng vào giờ chào cờ đầu tuần, các đợt sơ kết, tổng kết năm học. Bên cạnh đó, căn cứ việc hồn thành các nhiệm vụ theo quy định, sự tín nhiệm của PHHS, của đồng nghiệp và của HS để đánh giá xếp loại GVCN. Đối với Ban chấp hành đoàn, cần tham khảo thêm kết quả đánh giá của cấp trên để đánh giá, xếp loại đƣợc chính xác.

- Cần vận dụng quan điểm quản lý chất lƣợng tổng thể vào việc đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá để tránh tình trạng chạy theo thành tích chỉ đánh giá dựa vào điểm học tập, làm cho kết quả đánh giá bị sai lệch.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) biện pháp quản lý của phó hiệu trưởng đối với việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông vĩnh cửu (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)