Một số đặc điểm sinh trưởng của các mẫu giống lúa

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cải tiến một số giống lúa địa phương và nhập nội bằng gây đột biến phóng xạ phục vụ phát triển lúa chất lượng tại các tỉnh phía bắc (Trang 75 - 77)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Kết quả đánh giá nguồn vật liệu thu thập phục vụ công tác xử lý đột biến

4.1.1. Một số đặc điểm sinh trưởng của các mẫu giống lúa

Giai đoạn mạ là thời kỳ đầu của tồn bộ q trình sinh trưởng. Cây lúa phát triển tốt giai đoạn này sẽ tạo điều kiện cho những thời kỳ sau phát triển tốt hơn. Cây mạ tốt yêu cầu phải cứng cây, đanh dảnh, phát triển tốt. Năm 2016, các mẫu giống lúa được gieo ngày 5/1/2016 trong vụ Xuân, cấy khi mạ được 28 ngày tuổi; trong vụ Mùa gieo ngày 25/6/2016, cấy khi mạ được 18 ngày tuổi.

Quá trình đánh giá theo d i cho thấy các mẫu giống có thời gian từ gieo đến trỗ dao động từ 100 – 140 ngày trong vụ Xuân, 77 - 115 ngày trong vụ Mùa, trong đó 2 mẫu giống Khẩu Mang, NN1 có thời gian từ gieo đến trỗ trong vụ Xuân lần lượt là 135 - 140 ngày, 115 - 120 ngày, dài hơn giống đối chứng BT7 từ 15 đến 35 ngày; trong vụ Mùa từ 110 - 115 ngày, 92 - 97 ngày, dài hơn giống đối chứng BT7 từ 15 đến 33 ngày; mẫu giống NN3 có thời gian từ gieo đến trỗ tương đương với giống đối chứng BT7 (100 - 105 ngày trong vụ Xuân, 77 - 82 ngày trong vụ Mùa.

Như các nghiên cứu về quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa đã chỉ rõ: thời kỳ trỗ bông làm hạt là giai đoạn phát triển cuối cùng của cây lúa, có liên quan trực tiếp và quyết định đến năng suất, trong đó chủ yếu quyết định đến tỉ lệ hạt chắc và khối lượng hạt. Thời kỳ này chịu tác động rất lớn của các yếu tố ngoại cảnh như: nhiệt độ, lượng mưa, tốc độ gió...Thời kỳ này dài hay ngắn là do

đặc tính giống và thời vụ quyết định. Giống lúa có thời gian trỗ đến chín tập trung sẽ giúp cây lúa tránh được các yếu tố thời tiết bất thường, góp phần tăng năng suất. Các mẫu giống NN1, NN3 có thời gian trỗ tập trung từ 3 - 5 ngày tương đương với giống đối chứng BT7, mẫu giống Khẩu Mang có thời gian trỗ dài hơn đối chứng (5-7 ngày).

Bảng 4.1. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các mẫu giống lúa địa phương và nhập nội trong năm 2016

Đơn vị tính: ngày

TT Tên mẫu

giống

Tuổi mạ Thời gian từ gieo đến trỗ

Thời gian trỗ

Thời gian sinh trưởng VX VM VX VM VX VM VX VM 1 Khẩu Mang 28 18 135-140 110-115 5-7 5-7 165-170 140-145 2 NN1 28 18 115-120 92-97 3-5 3-5 145-150 120-125 3 NN3 28 18 100-105 77-82 3-4 3-4 130-135 105 -110 4 BT7 (đ/c) 28 18 100-107 77-84 3-4 3-4 130-135 105 -110

Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi hạt lúa nảy mầm đến chín hồn tồn. Thời gian sinh trưởng dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc tính di truyền của từng giống lúa, từng thời vụ gieo trồng và các điều kiện ngoại cảnh tại từng địa phương khác nhau. Thơng thường các giống lúa địa phương có thời gian sinh trưởng dài hơn các giống lúa cải tiến. Trong vụ Xuân, thời gian sinh trưởng của các mẫu giống dài hơn so với vụ Mùa. Thời gian sinh trưởng của mẫu giống NN3 trong vụ Xuân năm 2016 tương đương với giống đối chứng BT7 (130 - 135 ngày). Hai mẫu giống Khẩu Mang và NN1 đều có thời gian sinh trưởng dài ngày hơn giống đối chứng từ 15 - 35 ngày.

Chiều cao cây là một chỉ tiêu cơ bản trong nghiên cứu cây lúa nói chung và trong chọn giống nói riêng. Tính trạng chiều cao cây luôn được lồng ghép vào các mục tiêu chọn tạo giống như một tính trạng bổ sung, làm hồn thiện hơn nữa giống lúa được cải tạo, phù hợp với nhiều vùng sinh thái. Chiều cao cây của mẫu giống Khẩu Mang trong vụ Xuân (99,5 cm) và vụ Mùa (95,3 cm) tương đương với chiều cao cây của giống đối chứng BT7. Hai mẫu giống NN1, NN3 đều có chiều cao cây cao hơn giống đối chứng BT7, đặc biệt mẫu giống NN3 có chiều cao cây 155,6 cm trong vụ Xuân, 145,4 cm trong vụ Mùa, cao hơn giống BT7 từ 50,6 - 60,4 cm.

Bảng 4.2. Một số đặc điểm nông sinh học của các mẫu giống lúa địa phương và nhập nội trong năm 2016

TT Tên mẫu

giống

Chiều cao cây (cm) Chiều dài lá đòng (cm) Chiều rộng lá đòng (cm) VX VM VX VM VX VM 1 Khẩu Mang 99,5 95,3 35,6 33,7 1,8 1,5 2 NN1 113,7 105,5 38,2 36,8 2,0 1,6 3 NN3 155,6 145,4 40,6 37,5 2,2 1,7 4 BT7 (đ/c) 95,2 94,8 34,1 33,7 1,6 1,5

Chiều dài lá địng ảnh hưởng đến tỷ lệ hạt chắc vì có vai trị tham gia trực tiếp việc cung cấp các sản phẩm quang hợp cho hạt. Chiều dài lá đòng của hai mẫu giống NN1, NN3 dài hơn giống đối chứng BT7 từ 3,1 - 6,5 cm. Mẫu giống Khẩu Mang có chiều dài lá địng trong vụ Xuân và vụ Mùa tương đương giống đối chứng BT7.

Cả 3 mẫu giống Khẩu Mang, NN1, NN3 trong vụ Xuân có chiều rộng lá đòng rộng hơn giống đối chứng BT7 từ 0,2 - 0,6 cm, trong vụ Mùa hai mẫu giống NN1, NN3 có chiều rộng lá địng rộng hơn giống đối chứng BT7 từ 0,1 - 0,2 cm, mẫu giống Khẩu Mang tương đương với giống BT7. Lá đòng của 2 mẫu giống NN1, NN3 đều có bản lá to, mềm, lá đòng nửa ngang.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cải tiến một số giống lúa địa phương và nhập nội bằng gây đột biến phóng xạ phục vụ phát triển lúa chất lượng tại các tỉnh phía bắc (Trang 75 - 77)