Một số đặc điểm hình thái của các mẫu giống lúa

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cải tiến một số giống lúa địa phương và nhập nội bằng gây đột biến phóng xạ phục vụ phát triển lúa chất lượng tại các tỉnh phía bắc (Trang 77 - 79)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Kết quả đánh giá nguồn vật liệu thu thập phục vụ công tác xử lý đột biến

4.1.2. Một số đặc điểm hình thái của các mẫu giống lúa

Các mẫu giống lúa đều có những đặc trưng riêng về các đặc điểm hình thái, dựa vào đó có thể phân biệt sự giống và khác nhau giữa các mẫu giống. Hơn nữa, các đặc điểm này cịn có vai trị tác động đến quá trình sinh trưởng phát triển, năng suất cuối cùng của cây lúa.

Bảng 4.3. Một số đặc điểm hình thái của các mẫu giống lúa địa phương và nhập nội trong năm 2016

TT Tên mẫu

giống

Kiểu đẻ nhánh

Màu sắc

thân Màu sắc lá Màu sắc hạt

Râu/ không râu

1 Khẩu Mang Chụm Xanh Xanh Vàng sáng Không

2 NN1 Chụm Xanh nhạt Xanh nhạt Vàng sáng Không

3 NN3 Chụm Xanh Xanh Vàng sáng Khơng

Kiểu đẻ nhánh là chỉ tiêu hình thái quan trọng giúp phân biệt các mẫu giống khác nhau và liên quan chặt chẽ với dạng hình cây. Mẫu giống lúa có góc độ đẻ nhánh thấp sẽ cho dạng hình cây gọn, từ đó có thể cấy với mật độ cao để nâng cao năng suất. Ngược lại, giống có góc độ đẻ nhánh lớn, dẫn đến bụi cây xoè, khó có thể cấy với mật độ lớn, hạn chế khả năng thâm canh của giống. Ba mẫu giống Khẩu Mang, NN1, NN3 đều có kiểu đẻ nhánh chụm, màu sắc hạt vàng sáng. Màu sắc thân, màu sắc lá của 2 mẫu giống Khẩu Mang, NN3 đều có màu xanh tương đương với giống đối chứng BT7. Mẫu giống NN1 có màu sắc thân, màu sắc lá màu xanh nhạt. Cả ba mẫu giống Khẩu Mang, NN1, NN3 hạt thóc đều khơng có râu tương đương với giống đối chứng BT7.

Bảng 4.4. Một số đặc điểm cấu trúc bông của các mẫu giống lúa địa phương và nhập nội trong năm 2016

TT Tên mẫu

giống

Chiều dài bông (cm)

Chiều dài cổ bông

(cm) Số gié cấp 1 VX VM VX VM VX VM 1 Khẩu Mang 26,5 25,6 2,5 2,3 12,4 11,2 2 NN1 28,5 26,7 4,2 4,0 11,3 10,4 3 NN3 31,6 29,5 10,5 9,5 12,5 11,1 4 BT7 (đ/c) 27,1 26,0 3,5 3,4 11,5 10,8

Chiều dài bơng là đặc tính di truyền của giống, nhưng cũng chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh như dinh dưỡng, chế độ nước. Các điều kiện này gây ảnh hưởng rõ rệt nhất đến chiều dài bông lúa vào giai đoạn phân hố địng. Chiều dài bông của hai mẫu giống Khẩu Mang, NN1 trong vụ Xuân và vụ Mùa đều tương đương với giống đối chứng BT7 (26 – 27,1 cm), mẫu giống NN3 có chiều dài bơng dài hơn giống đối chứng BT7 từ 3,5 – 4,5 cm.

Mẫu giống NN3 có chiều dài cổ bông trong vụ Xuân và vụ Mùa đều dài hơn giống đối chứng từ 6,1 - 7,0 cm, mẫu giống NN1 có chiều dài cổ bơng 4,0 - 4,2 cm, Khẩu Mang 2,3 - 2,5 cm tương đương giống đối chứng BT7 (3,4 - 3,5 cm). Số gié cấp 1 của cả ba mẫu giống lúa dao động từ 10,4 - 12,5 gié tương đương với giống đối chứng BT7 (10,8 - 11,5 gié).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cải tiến một số giống lúa địa phương và nhập nội bằng gây đột biến phóng xạ phục vụ phát triển lúa chất lượng tại các tỉnh phía bắc (Trang 77 - 79)