1.2 .Chất lượng chovay kháchhàng cá nhân
2.2.3. Thực trạng chất lượng chovay đối với KHCN tại Ngân hàng TMCP Ngoạ
Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Hà Nội theo góc độ phản ánh về chất lượng
2.2.3.1..Cơ cấu dư nợ
Dư nợ cho vay KHCN theo kỳ hạn:
Dư nợ cho vay đối với KHCN chủ yếu là dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, biến động trong khoảng 86%- 88%. Dư nợ KHCN trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp và có tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với dư nợ KHCN ngắn hạn.
Dư nợ ngắn hạn cho vay KHCN Năm 2020 là 517 tỷ đồng tăng 57 tỷ đồng tương ứng tăng 12,3%, Dư nợ trung dài hạn cho vay KHCN là 77 tỷ đồng tăng 5 tỷ đồng tương ứng tăng 6,4% so với Năm 2019. Năm 2021 dư nợ ngắn hạn cho vay CN là 623 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 87,9% dư nợ KHCN, tăng 106 tỷ đồng tương ứng tốc độ tăng trưởng 20,5% so Năm 2020. Dư nợ trung dài hạn cho vay KHCN Năm 2021 đạt 85 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 12,1% dư nợ KHCN, tăng 8 tỷ đồng so Năm 2020.
Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ KHCN phân theo kỳ hạn của Vietcombank - chi nhánh Hà Nội 2019 - 2021
Đơn vị:Tỷ đồng
Năm Chỉ
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Dư nợ (%) Dư nợ (%) Dư nợ (%)
Ngắn hạn 460 86,4 517 87,0 623 87,9
Trung dài hạn 72 13,5 77 13,0 85 12,1
Tổng dư nợ KHCN 532 100 594 100 708 100
Nguồn:Báo cáo các hoạt động tín dụng Năm 2019 - 2021 của Vietcombank - chi nhánh Hà Nội
Trên tinh thần chỉ đạo của Vietcombank, Vietcombank - chi nhánh Hà Nội kiểm sốt chặt chẽ việc tăng trưởng tín dụng đối với KHDN, thay vào đó là tập trung phát triển cho vay sản xuất kinh doanh đối với cá nhân, hộ gia đình dẫn đến cơ cấu dư nợ KHCN ngắn hạn tăng cao trong những năm qua. Dư nợ KHCN trung dài hạn cũng có sự tăng trưởng nhưng khơng nhiều, điều này cũng dễ hiểu bởi hoạt động cho vay đối với KHCN luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro ảnh hưởng đến khả năng thu
hồi vốn vay. Do vậy, hoạt động cho vay KHCN của Vietcombank - chi nhánh Hà Nội chủ yếu là cho vay ngắn hạn. Cơ cấu này chưa thật sự hợp lý, vì dư nợ trung hạn cịn q thấp so với dư nợ ngắn hạn.
Dư nợ cho vay KHCN theo tài sản đảm bảo
Về mặt lý thuyết, TSĐB chỉ là một biện pháp bảo đảm cho khoản vay, tuy nhiên trên thực tế cho thấy các ngân hàng đều coi TSĐB là điều kiện cần, thậm chí chỉ cho vay dựa trên TSĐB và Vietcombank - chi nhánh Hà Nội cũng vậy. Dư nợ cho vay KHCN có TSĐB ln chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay.
Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ KHCN phân theo tài sản đảm bảo của chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2019 - 2021
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm Chỉ tiêu
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Dư nợ (%) Dư nợ (%) Dư nợ (%)
Cho vay có TSĐB 454 85,3 523 88,2 647 92,5
Cho vay không TSĐB 78 14,7 70 11,8 61 7,5
Tổng dư nợ KHCN 532 100 594 100 708 100
Nguồn: Báo cáo HĐTD năm 2019 - 2021 của Vietcombank - chi nhánh Hà Nội
Cụ thể, dư nợ đối với KHCN có TSĐB Năm 2019 là 454 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 85,3%. Năm 2020 dư nợ đối với KHCN có TSĐB là 523 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 88,2%, tăng 69 tỷ đồng tương ứng tăng 15,2%. Năm 2021 dư nợ đối với KHCN có TSBĐ là 647 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 92,5% dư nợ đối với KHCN, tăng 124 tỷ đồng tương ứng tăng 23,7% so với Năm 2020. Trong khi đó dư nợ đối với KHCN khơng có TSĐB chiếm tỷ trọng thấp hơn và có xu hướng giảm dần cả về số tuyệt đối và tương đối. Tỷ trọng dư nợ đối với KHCN khơng có TSĐB giảm dần từ 14,7% xuống cịn 7,5%.
Có thể thấy, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân của Vietcombank chi nhánh chủ yếu là dư nợ có tài sản đảm bảo chiếm trên 85%. Khoản mục dư nợ cho vay khách hàng cá nhân khơng có tài sản đảm bảo chiếm tỷ trọng khá thấp. Cơ cấu dư nợ này giúp đảm bảo an toàn nguồn vốn cho Chi nhánh trong trường hợp khách hàng mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên, việc yêu cầu quá khắt khe đối với tài sản đảm bảo cũng làm ảnh hưởng đến tốc độ phát triển cho vay khách hàng cá nhân của
Chi nhánh do khách hàng gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay. Các năm 2020, 2021 Vietcombank chi nhánh Hà Nội vẫn áp dụng chính sách cho vay an tồn bắt buộc phải có tài sản đảm bảo nên con số cho vay không tài sản đảm bảo tiếp tục giảm.
Như vậy, cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng cá nhân theo tài sản đảm bảo của Vietcombank chi nhánh Hà Nội đang theo chiều hướng an toàn. Điều này tạo điều kiện giúp Chi nhánh phát triển cho vay khách hàng cá nhân đảm bảo hơn, giảm thiểu những rủi ro mất vốn.
Dư nợ cho vay KHCN theo sản phẩm
Cơ cấu dư nợ đối với KHCN theo sản phẩm trong những năm qua của Vietcombank - chi nhánh Hà Nội vẫn tập trung phần lớn vào hình thức cho vay cầm cố giấy tờ có giá và cho vay SXKD chiếm tỷ trọng trên 30% tổng dư nợ KHCN.
* Cho vay tiêu dùng:. Chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm. Đồng thời cũng liên tục tăng năm 2019 đạt 269 tỷ đồng sang năm 2020 tăng 34 tỷ đồng, tương ứng là 12,64% so với năm 2019. Năm 2021 sản phẩm cho vay tiêu dùng đối với KHCN là 339 tăng 36 tỷ đồng tương ứng là 11.88% so với năm 2020. Với mức cho vay hợp lý và lãi suất hấp dẫn đã khuyến khích nhu cầu khách hàng vay tiêu dùng tại Ngân hàng. Đây là loại hình cho vay đảm bảo an tồn vốn vay và thu nợ nhanh chóng ngay trên sổ tiết kiệm cầm cố tại ngân hàng.
* Cho vay SXKD: Là nhóm sản phẩm chiếm tỷ trọng khoảng gần 25%, cao thứ
2 trong nhóm các sản phẩm cho vay của Vietcombank - chi nhánh Hà Nội. Dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh từ Năm 2019 là 132 tỷ đồng, sang năm 2020 con số này tăng 5 tỷ tương ứng là 3,79% đến 2021 là 175 tăng 38 tỷ tương ứng 28%. Điều này cho thấy mảng cho vay này được Vietcombank - chi nhánh Hà Nội chú trọng phát triển. Nếu như trước đây, để bổ sung vốn kinh doanh khách hàng chỉ có thể vay theo món từng lần thì nay khách hàng có thể vay theo hình thức hạn mức - vay và trả nợ linh hoạt trong hạn mức đã được ngân hàng phê duyệt. Phương thức này vừa đáp ứng nhu cầu vốn mang tính thời vụ của người sản xuất kinh doanh vừa giảm áp lực trả nợ vay cho khách hàng.
* Cho vay bất động sản: Dư nợ cho vay đầu tư bất động sản của Vietcombank -
2019 là 91 tỷ, sang năm 2020 tăng 11 tỷ tương ứng là 12,9%. Bước sang năm 2021 tăng 23 tỷ đồng tương ứng là 23%. Sự tăng lên của loại sản phẩm này là do tác động của nền kinh tế, thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn nên Vietcombank - chi nhánh Hà Nội cũng vẫn tăng cường kiểm soát, hạn chế cho vay vào lĩnh vực này. Chỉ tập trung cho vay xây nhà để sửa và cho vay mua nhà theo dự án để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
* Cho vay mua ô tô: Dư nợ cho vay tiêu dùng của chi nhánh qua ba năm lần lượt là 25 - 32- 44 tỷ đồng chiếm tỷ trọng trong khoảng 4,7 - 5,4 % so với tổng số dư nợ. Đồng thời có xu hướng tăng qua các năm, năm 2020 tăng 7 tỷ đồng tương ứng là 28% so với năm 2019. Bước sang năm 2021 tăng 12 tỷ đồng, tương ứng là 38% so với năm 2020. Nguyên nhân là do nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi nhu cầu mua sắm tài sản phục vụ cho sinh hoạt gia đình tăng.
Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ KHCN phân theo sản phẩm của chi nhánh Hà Nội 2019 - 2021
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 2020/NămNăm 2019 Năm 2021/Năm 2020 Dư nợ (%) Dưnợ (%) Dưnợ (%) (+,-) % (+,-) % Tổng dư nợ KHCN 532 100 594 100 708 100 62 111,65 114 119
Cho vay tiêu
dùng 269 50,56 303 51,01 339 47,88 34 12,64 36 11,88 Cho vay mua ô
tô 25 4,7 32 5,3 44 5,4 7 128 12 138
Cho vay bất
động sản 91 17,1 102 17,2 125 17,6 11 112,09 23 123
Cho vay sản
xuất kinh doanh 132 24,8 137 23,1 175 24,7 5 103,79 38 128
năm 2020 tăng 62 tỷ tương ứng là 11,6%. Năm 2021 tăng 114 tỷ tương ứng là 19,2%.
Năm 2019 nợ quá hạn là 54 tỷ đồng trong đó nợ xấu là 35 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao là 10,1% và nợ xấu là 6,2%. Nguyên nhân là do sự tuột dốc của thị trường bất động sản của vào năm 2019 đã khiến cho thanh khoản bất động sản giảm dẫn đến nhiều KHCN dồn tiền vào bất động sản không bán được nên không trả lãi được ngân hàng đồng thời làm gia tăng nợ q hạn, nợ xấu vì ngân hàng cũng khó chuyển nhượng bất động sản để thu hồi nợ vay. Mặt khác, nền kinh tế khó khăn khiến cho việc sản xuất kinh doanh, bn bán của KHCN cũng lâm vào hồn cảnh bế tắc, sức tiêu dùng giảm do thu nhập giảm. Năm 2020 tỷ lệ nợ quá hạn là 8,1% và tỷ lệ nợ xấu là 4,7% có xu hướng giảm nhưng khơng nhiều, nền kinh tế lại gặp phải nhiều khó khăn do dịch bệnh COVID - 19 kéo dài và diễn biến phức tạp. Năm 2021, nền kinh tế và thị trường bất động sản có dấu hiệu phục hồi kết hợp với các gói hỗ trợ lãi suất thấp ưu đãi, các chính sách tín dụng được đưa ra nhằm khơi thơng dịng vốn ứ đọng đồng thời với cơng tác tích cực đơn đốc thu hồi nợ xấu, Vietcombank - chi nhánh Hà Nội đã giảm nợ quá hạn, nợ xấu gần 30% so với Năm 2020, đưa tỷ lệ nợ quá hạn xuống còn 4,9% và tỷ lệ nợ xấu là 2,8% thấp hơn so với tỷ lệ nợ quá hạn theo quy định của NHNN là dưới 5% và nợ xấu là dưới 3%.
Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2020/Năm 2019 Năm 2021/Năm 2020 +/- % +/- % l.Dư nợ KHCN 532 594 708 62 11,6 114 19,2 2.Nợ quá hạn KHCN 54 48 35 -6 -11,1 -13 -27,1 3.Nợ xấu KHCN 35 28 20 -7 -14,3 -8 -28,6 4. Tỷ lệ nợ quá hạn KHCN = 2/1 (%) 10,1 8,1 4,9 5.Tỷ lệ nợ xâu KHCN =3/1 (%) 6,2 4,7 2,8
Nguồn: Báo cáo HĐTD năm 2019-2021 của Vietcombank - chi nhánh Hà Nội
Điều này chứng tỏ Vietcombank - chi nhánh Hà Nội đã tăng cường kiểm soát tốt cả về sự tăng trưởng số lượng cũng như đảm bảo chất lượng. Hoạt động cho vay KHCN có sự thận trọng cần thiết để giảm bớt sự tác động của thị trường đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh COVID -19 diễn biến phức tạp khó lường.
2.2.3.3..Thu nhập từ hoạt động cho vay KHCN
Thu nhập từ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân cũng là một trong những chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá kết quả phát triển hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại. Đối với Vietcombank chi nhánh Hà Nội, gia tăng thu nhập cho vay là một trong những định hướng được Ban lãnh đạo Chi nhánh đề ra trong các cuộc họp thường niên. Trong giai đoạn 2019-2021, với sự nỗ lực của toàn Chi nhánh, thu nhập từ hoạt động cho vay tiêu dùng đã đạt được những kết quả nhất định. Theo đó, thu nhập và mức độ tăng trưởng thu nhập cho vay tiêu dùng của Vietcombank chi nhánh Hà Nội được phản ánh qua bảng 2.8:
ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch 2020/2019 Chênh lệch 2021/2020 +/- % +/- % I. Thu từ lãi 51,7 61,2 72,7 9,5 18 11,4 19
II. Chi phí trả lãi 21,9 22,7 24,8 0,8 4 2,1 9
III. Thu lãi thuần 29,8 38,5 47,9 8,7 29 9,3 24
(Nguồn: Báo cáo HĐTD năm 2019-2021 của Vietcombank - chi nhánh Hà Nội)
Giai đoạn 2019-2021, thu lãi thuần từ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Vietcombank chi nhánh Hà Nội luôn gia tăng đạt 47,9 tỷ đồng năm 2021 tăng 24% so với năm 2020; năm 2020 thu lãi thuần từ cho vay khách hàng cá nhân của Chi nhánh là 38,5 tỷ đồng tăng 29% so với năm 2019. Đạt kết quả này là nhờ quy mô cho vay của Chi nhánh không ngừng mở rộng khiến các khoản thu lãi từ hoạt động cho vay của Chi nhánh gia tăng (từ 51,7 tỷ đồng năm 2019 tăng lên 72,7 tỷ đồng năm 2021). Bên cạnh đó, việc gia tăng thu nhập cho vay cịn nhờ cơng tác quản lý chi phí tại Chi nhánh hiệu quả, do đó các khoản chi phí phục vụ cho vay tiêu dùng ln được kiểm sốt ở mức hợp lý. Các khoản chi phí trả lãi được tính tốn và áp dụng phù hợp với từng khách hàng Chi nhánh. Từ đây, tạo điều kiện giúp Chi nhánh giảm thiểu các loại chi phí khơng cần thiết, bất hợp lý góp phần gia tăng lợi nhuận hoạt động cho vay tiêu dùng của Chi nhánh.
Như vậy, chỉ tiêu thu nhập từ cho vay khách hàng cá nhân của Vietcombank chi nhánh Hà Nội biến động theo hướng gia tăng qua các năm. Điều này thể hiện những kết quả tích cực trong hoạt động cho vay, tạo cơ hội để Chi nhánh mở rộng quy mô, phát triển cho vay khách hàng cá nhân trong thời gian tới.
Đánh giá về chất lượng cho vay thông qua thủ tục cho vay
Năm 2021, chất lượng của danh mục cho vay của Vietcombank - chi nhánh Hà Nội tiếp tục được cải thiện cùng với nỗ lực tối đa trong việc giảm nợ quá hạn. Thêm vào đó, nhiều quy trình nghiệp vụ trọng yếu cũng đã được tập trung cải tiến, cắt
vay đặc biệt dành cho cán bộ nhà nước đã được Vietcombank - chi nhánh Hà Nội cải tiến đáng kể, góp phần đáp ứng nhu cầu khơng nhỏ của một bộ phận khách hàng thuộc phân khúc này. Kết quả khảo sát điều tra đánh giá của khách hàng về thủ tục cho vay của Vietcombank - chi nhánh Hà Nội được mơ tả qua hình 2.7.
Hình 2.7: Thủ tục cho vay cá nhân của Vietcombank - chi nhánh Hà Nội
Nhanh chóng, đơn giản Rườm rà Chấp nhân được
40% 20%
40%
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát KHCN của tác giả)
Nhìn vào hình 2.7 có thể thấy, thủ tục cho vay của Vietcombank - chi nhánh Hà Nội được đánh giá 80% là nhanh chóng, đơn giản và chấp nhận được. Đây là một tỷ lệ tương đối cao. Tuy nhiên, vẫn có 20% khách hàng được khảo sát đánh giá thủ tục cho vay cịn rườm rà. Vì vậy, ngân hàng cần xây dựng quy trình và thủ tục cho vay thuận tiện, nhanh chóng hơn nhằm giúp khách hàng vay vốn dễ dàng tiếp cận với vốn vay của ngân hàng.
Trong các sản phẩm cho vay cá nhân hiện nay thì sản phẩm được sử dụng nhiều nhất là cho vay sản xuất kinh doanh chiếm 46% khách hàng cá nhân, tiếp đến là cho vay tiêu dùng chiếm 26%, sản phẩm cho vay cá nhân chiếm 18%, cho vay mua ô tô chiếm 10%, cho vay khác khơng có. Từ kết quả này, có thể thấy cho vay sản xuất kinh doanh và cho vay tiêu dùng đang là thế mạnh trong sản phẩm cho vay cá nhân của Vietcombank - chi nhánh Hà Nội. Ngân hàng cần tận dụng thế mạnh của mình, thu hút nhiều khách hàng nhằm tăng doanh số cho vay của ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng cần nghiên cứu phát triển các sản phẩm cho vay khác để tạo dư nợ tín dụng cho các sản phẩm này.
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90%100% Dưới 1 năm Từ 1 - 5 năm Trên 5 năm
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát KHCN của tác giả)
Nhìn vào kết quả của khảo sát cho thấy, tỷ lệ khách hàng muốn thời hạn vay vốn ngắn hạn (dưới 1 năm) chiếm tỷ lệ cao nhất là 40%. Tỷ lệ muốn vay vốn trung hạn từ 1 - 5 năm chiếm 36%. Thời hạn vay dài hạn là 24%. Từ đó, ngân hàng cần chú trọng đẩy mạnh phát triển các sản phẩm cho vay ngắn hạn và trung hạn đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Theo kết quả điều tra, trở ngại mà khách hàng gặp phải lớn nhất trong quá trình vay vốn cá nhân là lãi suất tín dụng cao. Vì vậy, ngân hàng cần điều chỉnh