Dynamic Binary Tree (DBT)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ chế giải quyết xung đột thẻ theo hướng tiếp cận tdma và ứng dụng cho bộ đọc sm (Trang 66 - 67)

4.3.1 Thuật toán

Trong thuật toán BT, mỗi lần bộ đọc gửi điều kiện tìm kiếm cho thẻ và mỗi lần thẻ trả lời UID lại cho bộ đọc, đều phải truyền tất cả k bit của UID. Trong ví dụ trên là 8 bit, tuy nhiên trong thực tế có những hệ thống mà UID của thẻ lên đến 80 bit do đó phải cần một số lượng lớn dữ liệu được truyền nhận trong suốt quá trình giải quyết xung đột thẻ.

Gọi X là vị trí của bit xung đột mang giá trị lớn nhất ở chu kỳ trước, ở chu kỳ hiện tại ta có nhận xét rằng: REQUEST 1 0 1 0 1111 11111111 11111111 11111111 1 0 1 0 0110 11010011 10111101 11000101 Bộ đọc Thẻ Bit k…….X (X-1)………..0

Hình 4.7 Dữ liệu dư thừa trong thuật toán Binary Tree

Bộ đọc gửi REQUEST với tham số 1010 1111…1111, trong đó bit X được thay bởi giá trị 0, các bit từ (X-1)…0 được thay bởi dãy giá trị 1 tương ứng. Khi nhận được tham số này, thực chất các thẻ chỉ cần so khớp 4 bit 1010 với 4 bit tương ứng trong UID của mình, dãy bit 1111…1111 hoàn toàn dư thừa.

= > dãy bit (X-1)…0 là dư thừa trong REQUEST.

Nếu kết quả so khớp thành công, các thẻ sẽ trả lời toàn bộ UID của mình cho bộ đọc. Thực chất bộ đọc lúc này chỉ quan tâm đến dãy bit 0110…0101, 4 bit 1010 bộ đọc đã biết rồi.

= > dãy bit k…X là dư thừa trong trả lời của các thẻ.

Do đó, thuật toán DBT được đề xuất trên tinh thần tối ưu hóa lượng dữ liệu truyền nhận trên kênh truyền so với thuật toán BT, chỉ dữ liệu thực sự cần thiết mới được phép gửi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ chế giải quyết xung đột thẻ theo hướng tiếp cận tdma và ứng dụng cho bộ đọc sm (Trang 66 - 67)