Đa truy cập phân chia theo thời gian (TDMA)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ chế giải quyết xung đột thẻ theo hướng tiếp cận tdma và ứng dụng cho bộ đọc sm (Trang 29)

Thẻ 1 Thẻ 2 Bộ đọc Thẻ 3 Thẻ 4 Thẻ 5 Khe thời gian

Hình 2.6 Đa truy cập phân chia theo thời gian

Với hướng tiếp cận TDMA (Time Domain Multiple Access), bộ đọc và thẻ có thể sử dụng cùng một tần số trong cùng một vùng năng lượng để giao tiếp với nhau, trong đó mỗi phản hồi của thẻ có thể được phân biệt với thẻ khác bằng khoảng thời gian mà nó được phép sử dụng. Đây là hướng tiếp cận được nghiên cứu nhiều nhất trong việc giải quyết xung đột thẻ RFID và có thể dễ dàng kết hợp cùng với các hướng tiếp cận còn lại. Theo quan điểm của chúng tôi, TDMA có thể được chia thành hai loại, cơ chế tất định (deterministic) và cơ chế xác suất (probabilistic). Cơ chế tất định thường được biết đến như là cơ chế tìm kiếm dựa trên thuật toán áp dụng trên cây nhị phân, mỗi đường dẫn từ nút gốc đến nút lá thể hiện một UID của thẻ và tất cả các UID sẽ được xác định một khi mọi nhánh của cây được duyệt qua. Mặt khác, cơ chế xác suất thường được biết đến như là cơ chế tìm kiếm dựa trên thuật toán ALOHA, mỗi UID sẽ có một cơ hội (xác suất) để được xác định thành

công, do đó, vẫn có khả năng là một số thẻ có thể thất bại trong việc xác định do xung đột thường xuyên. Cơ chế tất định tuy xác định được 100% các thẻ trong vùng năng lượng của bộ đọc nhưng khuyết điểm là chậm, tương tự vậy, cơ chế xác suất tuy tốc độ thực hiện nhanh nhưng lại tiềm ẩn rủi ro bỏ sót một số thẻ. Do đó, cơ chế lai kết hợp ưu điểm của hai cơ chế trên đã được nghiên cứu và đề xuất trong một số công trình, tiêu biểu như: “Tree slotted ALOHA: a new protocol for tag identification in RFID networks” của Bonuccelli và các cộng sự (2006) hay “Hybrid Tag Anti- Collision Algorithms in RFID Systems” của Shin và các cộng sự (2007),…

Thời gian

Tần số

Hình 2.7 Sử dụng kênh truyền trong TDMA

Tuy nhiên, không giống như các hệ thống thông tin liên lạc khác, hệ thống RFID thụ động là một cấu trúc không cân bằng giữa bộ đọc và thẻ, trong đó các thẻ thụ động bị hạn chế về năng lượng cũng như chi phí, do đó chỉ có thể thực hiện các thuật toán giải quyết xung đột với độ phức tạp thấp, trong khi đó, các thuật toán theo cơ chế lai lại có độ phức tạp tính toán cao.

Chương 3 Các thuật toán giải quyết xung đột thẻ ALOHA-based

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ chế giải quyết xung đột thẻ theo hướng tiếp cận tdma và ứng dụng cho bộ đọc sm (Trang 29)