Lý thuyết phân phối Poisson

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ chế giải quyết xung đột thẻ theo hướng tiếp cận tdma và ứng dụng cho bộ đọc sm (Trang 33 - 35)

Phân phối này được tìm ra bởi nhà toán học Siméon-Denis Poisson (1781–1840) và đã được xuất bản cùng với lý thuyết xác suất của ông vào năm 1838 với tựa đề Recherches sur la probabilité des jugements en matières criminelles et matière civile ("Research on the Probability of Judgments in Criminal and Civil Matters").

Trong lý thuyết xác suất và thống kê, phân phối Poisson là một phân phối xác suất rời rạc. Nó khác với các phân phối xác suất rời rạc khác ở chỗ thông tin cho biết không phải là xác suất để một sự kiện xảy ra thành công trong một lần thử như trong phân phối Bernoulli, hay là số lần mà sự kiện đó xảy ra trong n lần thử như trong phân phối nhị thức, mà chính là trung bình số lần xảy ra thành công của một

sự kiện trong môt khoảng thời gian nhất định. Phân phối Poisson còn được dùng cho các đơn vị khác thời gian như: khoảng cách, diện tích hay thể tích. Một ví dụ cổ điển là sự phân rã hạt nhân của các nguyên tử.

Xem xét một biến ngẫu nhiên X nào đó, và đếm số lần xuất hiện (rời rạc) của nó trong một khoảng thời gian T cho trước. Nếu giá trị kì vọng (số lần trung bình mà biến ngẫu nhiên đó xảy ra trong một đơn vị thời gian ) là λ, thì xác suất để cũng chính sự kiện đó xảy ra k lần trong (k là số nguyên không âm, k = 0, 1, 2, ...) sẽ được tính theo công thức:

Trong đó:

e là cơ số của logarit tự nhiên (e = 2.71828...).

k là số lần xuất hiện của một sự kiện – mà xác suất của nó được tính bởi công thức trên.

k! là giai thừa của k.

λ là số thực dương, bằng với giá trị kì vọng xuất hiện của sự kiện trong một đơn vị thời gian . Ví dụ, nếu một sự kiện trung bình xảy ra 1 lần trong 4 phút, giờ ta quan tâm số lần sự kiện xảy ra trong khoảng thời gian 10 phút, ta dùng mô hình phân phối Poisson với λ = 10/4 = 2.5.

Lưu ý:

Biến ngẫu nhiên là những biến mà giá trị của nó được xác định một cách ngẫu nhiên. Các biến ngẫu nhiên được ký hiệu bằng các chữ cái lớn X, Y, Z, … còn các giá trị của chúng được ký hiệu bằng các chữ cái nhỏ x, y, z.

Nếu giá trị của biến ngẫu nhiên X có thể lập thành dãy rời rạc các số x1, x2, …, xn (dãy hữu hạn hay vô hạn) thì X được gọi là biến ngẫu nhiên rời rạc. Ví dụ: Lượng khách hàng đến cửa hàng trong ngày là biến ngẫu nhiên rời rạc.

Nếu giá trị của biến ngẫu nhiên X có thể lấp đầy toàn bộ khoảng hữu hạn hay vô hạn (a,b) của trục số Ox thì biến ngẫu nhiên X được gọi là biến ngẫu nhiên liên tục. Ví dụ: Nhiệt độ trong ngày ở Sài Gòn là biến ngẫu nhiên liên tục.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ chế giải quyết xung đột thẻ theo hướng tiếp cận tdma và ứng dụng cho bộ đọc sm (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)