Xuất khẩu nông lâm thủy sản quý I/2022

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG LẠNH NÔNG sản tại VIỆT NAM (Trang 31 - 34)

Nguồn: Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn

Có một thực tế khơng thể phủ nhận rằng Việt Nam chủ yếu cung cấp sản phẩm nông nghiệp thô. Theo báo cáo mới nhất của Cục chế biến, hiện tại tỷ lệ tổn thất trung bình trong quá trình thu hoạch, chế biến, lưu trữ vận chuyển các sản phẩm nông sản Việt Nam là 25-30%. Đối với trái cây, rau quả mức độ tổn thất có thể lên đến 45%, đối với các sản phẩm thủy, hải sản là 35%... một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tổn thất lớn như vậy là do tiêu chuẩn cơ giới hóa và năng lực vận hành chuỗi cung ứng lạnh trong sản xuất, kinh doanh nơng sản của Việt Nam cịn thấp, theo đánh giá mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) về chuỗi cung ứng nông sản Việt Nam. Trên thang điểm 100, Việt Nam hiện chỉ đạt 55,7 điểm về hoạt động chuỗi cung ứng, 60,6

31

điểm về quản lý chất lượng sản phẩm và 48,4 điểm về thương mại kinh doanh nông sản.9

Cùng với đó, khơng thể khơng nhắc đến vấn nạn khó kiểm sốt của nhiều loại hóa chất đang được sử dụng trong chuỗi sản xuất, kinh doanh nơng sản, các hóa chất, chất bảo quản này thường độc hại nhưng giá rất rẻ, giúp nông sản giữ được vẻ tươi mới trong thời gian khá dài đang hoành hành trên thị trường, gây rất nhiều bức xúc, lo sợ cho người tiêu dùng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, phá hoại môi trường sản xuất…

Theo đó, để cải thiện thực trạng trên, đồng thời nâng cao chất lượng các sản phẩm nông sản đối với người tiêu dùng, đặc biệt là đáp ứng được các quy chuẩn an toàn thực phẩm ngày càng chặt chẽ của thị trường xuất khẩu, ngành nông sản, thực phẩm Việt Nam cần nhanh chóng phát triển chuỗi cung ứng lạnh. Các bên sản xuất nông phẩm, phân phối nông sản, các chuỗi nhà hàng và siêu thị cần hợp tác một cách chặt chẽ hơn với các bên dịch vụ chuỗi cung ứng lạnh tập trung vào các tiêu chí giá trị, chất lượng và mức độ xuyên suốt trên toàn chuỗi. Việc sử dụng chuỗi lạnh sẽ kéo dài thời gian sử dụng các mặt hàng nông sản, thủy sản, hoa quả… từ 2-3 ngày tới 7 ngày khi bảo quản tại nhà, cũng như tăng thời gian trưng bày tại cửa hàng từ 3 lên đến 7 ngày và làm giảm hao hụt từ 60-70 %, đồng thời có thể phục vụ xuất khẩu, vận chuyển hàng hóa nơng sản đi những khoảng cách rất xa, mà không làm thay đổi chất lượng gốc của sản phẩm. tuyệt nhiên khơng sử dụng hóa chất.

2.2. Hoạt động chuỗi cung ứng lạnh nông sản tại Việt Nam

Đến nay, ngành nông nghiệp Việt Nam đã phát triển và đạt được những thành tựu quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hóa quy mơ lớn, năng suất, chất lượng cao. Năng lực sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp cũng ngày càng được nâng cao. Nông sản Việt Nam đã từng bước khẳng định vị thế trên thị trường tồn cầu, có mặt trên thị trường 185 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có nhiều thị trường chất lượng cao như Mỹ, Nhật Bản, EU. , Hàn Quốc… Xuất khẩu

9

ABA Cooltrans, 2021 https://aba.com.vn/chuoi-cung-ung-lanh-mat-xich-quan-trong-thuc-day-xuat-khau-nong-san-viet- nam

32

nông sản của Việt Nam hiện đứng thứ 2 Đông Nam Á và thứ 15 trên thế giới, đem lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho đất nước.

Ở Việt Nam hiện nay, khâu bảo quản lạnh chỉ được chú trọng đối với mặt hàng thủy hải sản do chủ yếu được xuất khẩu, cịn các mặt hàng nơng sản khác thì mức độ áp dụng rất thấp. Trên thực tế, chuỗi cung ứng lạnh tại Việt Nam vẫn còn tồn tại một số khiếm khuyết như cơ sở hạ tầng yếu kém, thị trường khá phân mảnh,… nên chưa thể cung cấp trọn gói cho tồn bộ chuỗi thực phẩm. Trong chuỗi giá trị nơng sản, kho lạnh chính là yếu tố vơ cùng quan trọng để liên kết các bộ phận. Chuỗi cung ứng lạnh đảm nhiệm việc bảo quản nông sản từ ruộng của hộ nông dân đến kho hợp tác xã, từ kho hợp tác xã đến kho của doanh nghiệp và từ kho của doanh nghiệp ra thế giới.

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng bình quân kép (CAGR) của giá trị xuất khẩu nơng, lâm, thủy sản (2015-2019) bình quân là 7% / năm và giá trị nhập khẩu cùng kỳ là 11% / năm. Đồ gỗ, tôm, hạt điều, trái cây và rau quả, cà phê, gạo, cao su và cá tra là những mặt hàng nông sản xuất khẩu hàng đầu, trong đó trái cây và rau quả đã tăng 105%, từ hơn 1,8 tỷ USD năm 2015 lên hơn Mỹ 3,75 tỷ USD vào năm 2019.

Thị trường kho lạnh trong chuỗi cung ứng lạnh hiện nay chủ yếu thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài cả về chất lượng cũng như các vấn đề về quản lý hàng hóa, chúng ta có thể nhìn thấy sự khác biệt thơng qua bảng so sánh sau:

Bảng 1. So sánh các nhóm cung cấp kho lạnh thương mại ở Việt Nam

33

Hàng năm, phòng Thương mại và Công nghiệp đều thống kê số liệu về thất thoát hàng hoá. Vào năm 2020, mục tiêu của Việt Nam là giảm tổn thất đối với một số mặt hàng như sau: Lúa gạo còn từ 5 đến 6%, thuỷ hải sản và rau quả giảm dư tới 10%.10

Chính vì vậy nhu cầu cho chuỗi cung ứng lạnh là hết sức cấp thiết. Theo dữ liệu của FiinGroup, thị trường chuỗi cung ứng lạnh của Việt Nam rất phân mảnh khoảng 44 công ty chuyên cung cấp dịch vụ lạnh tập trung phục vụ chủ yếu trên 80% cho ngành thực phẩm. Trong khi đó, sự phát triển mạnh mẽ của các nhà bán lẻ sẽ trở thành những yếu tố quyết định đến nhu cầu thị trường, số lượng cửa hàng tăng lên đến 4200 vào năm 2018. Các cửa hàng này có xu hướng thuê ngoài dịch vụ logistics cho hàng hố của mình, tạo ra một nhu cầu rất lớn cho các nhà cung cấp chuỗi lạnh nội địa. Về tình hình cung cầu dịch vụ logistics lạnh tại Việt Nam như sau: Vào năm 2019, ước tính kích cỡ thị trường vào khoảng 169 triệu USD nhờ vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của bán lẻ hiện đại. Quy mô thị trường vào khoảng hơn 700 xe tải lạnh, gần 50 kho lạnh với sức chứa hơn 600.000 pallet. Tổng sản lượng container lạnh thông qua các cảng biển vào khoảng 11% trên tổng số lượng container.11

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG LẠNH NÔNG sản tại VIỆT NAM (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)