Nguồn: Deloitte
37
Điều này cho thấy nhu cầu về dịch vụ lạnh ở khu vực tỉnh và khu vực nơng thơn có nhiều tiềm năng phát triển. Theo dữ liệu của Q&me, siêu thị nhỏ và cửa hàng tiện lợi mở rộng mạnh mẽ từ 1334 cửa hàng vào năm 2017 lên 5228 cửa hàng vào tháng 3 năm 2020. Hơn nữa, tại các thành phố lớn, sự hiện diện của các trung tâm lớn như AEON, LOTTE, Big C, Metro… và các khu chung cư hiện đại như Royal City, Times City, Vinhome…. Với các khu ẩm thực, sự phát triển ổn định của các chuỗi thức ăn nhanh và sự phổ biến ngày càng tăng của các nhà hàng phục vụ nhanh cũng góp phần mở rộng nhu cầu về dịch vụ lạnh.
Hình 12: Số lượng cửa hàng bán lẻ hiện đại ở Việt Nam (2017-2020)
Nguồn: KOTRA và Q&me
Với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống siêu thị, mở rộng ra các khu vực ngoại thành. Nhu cầu vận chuyển thực phẩm tươi sống trong nước tăng cao. Ngồi ra, vị trí của các kho lạnh và trang trại sản xuất phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu còn xa. Điều này dẫn đến nhu cầu về dịch vụ vận chuyển hàng lạnh. Hiện nay có rất nhiều cơng ty vận tải đầu tư vào lĩnh vực vận tải lạnh. Một số công ty tiêu biểu như ABA, Bình Minh Load, Agility, Bảo An, Tồn Thắng… Theo báo cáo Logistics Việt Nam 2019, thị trường dịch vụ chuỗi lạnh tiềm năng trong nước đã thu hút ngày càng nhiều các công ty logistics đa quốc gia đến Việt Nam, thành lập như một phần của chiến lược mở rộng phạm vi tiếp cận theo địa lý của họ để hỗ trợ nhu cầu khách hàng đang tăng nhanh.
38
Thị trường chuỗi cung ứng lạnh tại Việt Nam hiện nay đang có tiềm năng phát triển vơ cùng lớn bởi
2.3. Đánh giá về chuỗi cung ứng lạnh nông sản tại Việt Nam
2.3.1. Ưu điểm
Tại Việt nam, lợi ích của chuỗi cung ứng lạnh đã được nhìn nhận và thị trường bước đầu rộng mở cho đầu tư và kinh doanh. Chuỗi cung ứng lạnh mang lại lợi ích thiết thực trong giảm chi phí sản xuất kinh doanh, gia tăng hiệu quả, giảm tổn thất cho các chuỗi cung ứng hàng hóa dễ hư hỏng (như rau quả, hàng thủy sản, nông sản, hoa tươi, gia cầm, thức uống, thực phẩm đơng lạnh, đóng hộp, v.v) trong cả xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
Khơng chỉ có vậy, chuỗi cung ứng lạnh cịn giúp bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm, bảo vệ sức khỏe con người và bảo vệ môi trường, giảm phát thải carbon. Xét về tổng thể, chuỗi cung ứng lạnh góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và góp phần thúc đẩy nền kinh tế theo hướng bền vững. Thực tế cho thấy, thị trường logistics lạnh đang trong giai đoạn phát triển, có tiềm năng rất lớn, dự báo sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp tham gia.
Theo số liệu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) Liên Hiệp quốc, 63% tổn thất đến từ quá trình thu hoạch, thu gom, vận chuyển, lưu trữ trên toàn chuỗi cung ứng. Vận chuyển hàng đơng lạnh đóng vai trị mắt xích trong chuỗi cung ứng lạnh và trở thành vị cứu tinh của các doanh nghiệp cung cấp thực phẩm tươi sống và chế biến.
Dù chất lượng nông – thủy sản có tốt cách mấy, nếu trong q trình vận chuyển khơng được bảo quản kỹ lưỡng vẫn có thể dẫn đến hao hụt hàng hóa và tổn thất cho doanh nghiệp. Và dẫu cho hệ thống kho lạnh bảo quản có tân tiến đến đâu, nhưng nếu như khơng được hồn thiện bởi hệ thống vận tải lạnh thì vận chuyển hàng đơng lạnh cũng làm suy giảm chất lượng hàng hóa nhanh chóng. Vì thế, có thể nói vai trị của
39
chuỗi cung ứng lạnh cực kì quan trọng trong quy trình vận chuyển hàng động lạnh, cịn phương thức vận tải này lại có tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế.
Chuỗi lạnh đóng vai trị quan trọng trong việc cải thiện an ninh lương thực toàn cầu, cung cấp dinh dưỡng và thuốc tốt hơn cho các khu vực xa nhất trên thế giới, cũng như nghiên cứu khoa học và y tế sâu hơn thông qua chuỗi lạnh ngược. Logistics kiểm sốt nhiệt độ cũng đóng một vai trị quan trọng trong kinh doanh thời hiện đại. Một số lợi thế mà dây chuyền lạnh hiệu quả mang lại cho các doanh nghiệp hiện đại bao gồm:
− Giảm hư hỏng sản phẩm - dẫn đến giảm chi phí thay thế hàng tồn kho và tăng doanh thu trên mỗi lô hàng.
− Khả năng sản phẩm bị hư hỏng đến tay khách hàng thấp hơn - có nghĩa là ít trách nhiệm pháp lý hơn.
− Chất lượng sản phẩm tốt hơn và tính nhất quán - dẫn đến dịch vụ khách hàng tốt hơn và sự hài lòng.
− Phạm vi vận chuyển lớn hơn - giúp thúc đẩy xuất khẩu và mở ra các cơ hội thị trường mới.
− Tuân thủ quy định tốt hơn - đặc biệt là trong việc vận chuyển thực phẩm và các sản phẩm y tế, vốn phải đối phó với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn đang được thực thi nghiêm ngặt hơn trên toàn thế giới.
− Chuỗi cung ứng lạnh hiệu quả là yếu tố quan trọng đối với các nhà nhượng quyền và nhà cung cấp dịch vụ bán lẻ, những người mong muốn xây dựng mạng lưới toàn cầu và tận dụng các cơ hội tăng trưởng ở các thị trường mới nổi.
− Với hơn 70% dân số thế giới sống ở các nền kinh tế đang phát triển hoặc mới nổi, có rất nhiều cơ hội kinh doanh cho các cơng ty sẵn sàng khai thác các thị trường mới nổi này.
− Các công ty mạo hiểm muốn tận dụng dịch vụ logistics hiện đại được kiểm soát nhiệt độ để đẩy giới hạn của những gì có thể, vận chuyển khối lượng lớn hàng hóa dễ hư hỏng trong khoảng cách xa hơn.
Hiện thị trường logistics cung ứng lạnh Việt Nam ghi nhận sự có mặt của các nhà đầu tư nước ngồi chủ yếu phát triển hệ thống kho lạnh quy mô lớn như: Emergent
40
Cold Việt Nam (trước là Swire Cold Storage Việt Nam), CLK Cold Storage, FM Logistics,... Hầu hết các doanh nghiệp trong nước nắm giữ thị trường vận chuyển hàng lạnh bao gồm Tân Bảo An, ABA Cooltrans, ...
Có thể thấy chuỗi cung ứng lạnh Việt Nam đang có nhiều yếu tố thúc đẩy phát triển, tuy nhiên, các thách thức trên con đường phát triển khơng hề nhỏ. Từ góc độ phân phối – bán lẻ, yếu tố tác động tích cực đến phát triển chuỗi cung ứng lạnh chính là sự gia tăng mạnh mẽ trong thời gian gần đây của các định dạng bán lẻ hiện đại, đặc biệt là siêu thị và các mini shop, các cửa hàng tiện lợi…, và người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm đến chất lượng sản phẩm cũng như nhu cầu ngày càng lớn về thực phẩm đảm bảo chất lượng cao và dinh dưỡng.
Hơn ai hết, các nhà bán lẻ thấu hiểu tình cảnh khơng ít các sản phẩm tươi sống “sáng tươi, trưa héo, tối đổ đi” cũng như tình trạng thất thốt nặng nề sau thu hoạch (lên đến 20 - 25%) và ý thức được giá trị của chuỗi cung ứng lạnh trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng và sự cần thiết chung tay của cả chuỗi cung ứng lạnh, từ xử lý làm mát tạm thời sau thu hoạch, đến lưu trữ trong kho lạnh, rồi vận chuyển và lưu kho - trưng bày tại các cơ sở bán lẻ. Tuy nhiên, sự liên kết giữa các khâu trong chuỗi cung ứng này chưa thật sự chặt chẽ và hiệu quả cịn thấp.
2.3.2. Hạn chế
Trong nơng nghiệp, cơng nghệ sau thu hoạch tại Việt Nam vẫn phát triển chậm và chưa đồng bộ, dẫn đến tỷ lệ tổn thất trong quá trình thu hoạch, chế biến, lưu trữ vận chuyển các sản phẩm nông sản khá cao. Đối với trái cây, rau quả mức độ tổn thất có thể lên đến 45%, đối với các sản phẩm thủy, hải sản là 35%.... Hoặc điển hình trong ngành Y, khi vắc-xin được chuyển đến các bệnh viện, phịng tiêm chủng mà khơng được bảo quản liên tục trong điều kiện nhiệt độ thích hợp, gây nên tình trạng vắc-xin bị bất hoạt, hậu quả sẽ vô cùng lớn nếu vắc-xin bất hoạt được tiêm vào cơ thể bệnh nhân. Đó là ví dụ cho thấy sự thiếu đầu tư về cơ sở hạ tầng, công nghệ và đứt gãy trong chuỗi cung ứng lạnh. Sự đứt gãy đó có thể xảy ra ở bất cứ khâu nào, từ kho lạnh, vận chuyển lên xuống xe tải lạnh, cho đến chất lượng của phương tiện vận chuyển lạnh, tuy nhiên vấn đề then chốt ở đây là cần phải đầu tư về hạ tầng công nghệ.
41
Ở Việt Nam cịn chưa ứng dụng cơng nghệ hiện đại trong chuỗi cung ứng lạnh. Việc thiếu các thiết bị bảo quản sẽ làm giảm chất lượng hoa quả, bên cạnh đó nếu hoa quả khơng xuất khẩu được cũng khơng thể quay lại chế biến bảo quản, từ đó gây thiệt hại kinh tế đáng kể. Cơ sở hạ tầng trong cả hoạt động vận tải lạnh và quá trình bảo quản lưu kho trong chuỗi cung ứng lạnh hoa quả của Việt Nam vẫn thiếu và yếu, do đó cũng khó áp dụng các cơng nghệ hiện đại một cách tồn diện.
Quy trình vận tải lạnh và lưu kho lạnh chưa hợp lý. Sau khi thu hoạch hoa quả không được bảo quản ngay sẽ làm giảm thời gian bảo quản cho sản phẩm. Bên cạnh đó quy trình thực hiện khơng đồng nhất dẫn đến việc thay đổi nhiệt độ của hoa quả trong q trình vận chuyển và lưu kho, từ đó làm giảm chất lượng sản phẩm cũng như thời gian bảo quản sẽ ngắn hơn.
Nguyên nhân của vấn đề này chính là việc hoạt động manh mún, nhỏ lẻ, thiếu đầu tư cơ sở hạ tầng cho chuỗi cung ứng lạnh. Thiếu sự liên kết giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng lạnh cũng là một nguyên nhân dẫn đến quy trình vận tải lạnh và kho lạnh chưa hiệu quả. Chưa phát huy vai trò của các Bộ, Ban ngành trong quản lý chuỗi cung ứng lạnh. Nhà nước chưa có những chính sách hỗ trợ kịp thời nên người dân thường loay hoay khi gặp khó khăn trong hoạt động chuỗi cung ứng lạnh, họ tự tìm cách giải quyết thông qua sự hỗ trợ của người dân trong địa phương và trên cả nước, việc làm này khá manh mún, thiếu khoa học gây nên những thất thoát trong quá trình vận chuyển, tiêu thụ, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch cũng tăng cao. Những chính sách của nhà nước vẫn chưa triệt để và chưa xuất phát từ người dân nên việc thực hiện vẫn chưa đem lại kết quả như mong đợi. Thiếu nguồn nhân lực trong hoạt động chuỗi cung ứng lạnh. Nguồn nhân lực trong chuỗi cung ứng lạnh và cụ thể là chuỗi cung ứng lạnh hoa quả Việt Nam còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Theo VIFFAS (Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam) nguồn cung cấp lao động cho ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu nhưng thực tế, đặc biệt là thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Thực tế hiện nay việc đào tạo nguồn nhân lực trong ngành này chỉ được thực hiện ở một số trường đại học, tuy nhiên cũng chỉ đào tạo cơ bản và chưa đầy đủ, các doanh nghiệp sau khi tuyển dụng phải mất khá nhiều thời gian để đào tạo lại.
42
2.3.3. Cơ hội
Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng và hiệu quả với các nước trên thế giới và khu vực, cụ thể là việc ký kết và thực thi các hiệp định FTA như FTA Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA), ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA), toàn diện và tiến bộ. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã tạo ra sự cải thiện mạnh mẽ về môi trường kinh doanh, mở rộng đầu tư, thương mại cho các doanh nghiệp Việt Nam và tác động tích cực đến hoạt động xuất nhập khẩu trong nước.
Việc hoàn thiện các quy định pháp luật đã và đang là mối quan tâm của Chính phủ. Thực tiễn hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam, đặc biệt là việc thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới địi hỏi phải có những quy định phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển dịch vụ logistics, thúc đẩy đầu tư trong nước và hợp tác quốc tế.
Thực tế, thị trường logistics lạnh đang trong giai đoạn phát triển với nhiều tiềm năng, dự kiến sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường này. Cơ hội cắt giảm lãng phí thực phẩm và cải thiện việc phân phối thực phẩm sẽ hiệu quả hơn thông qua việc áp dụng công nghệ bảo quản lạnh. Tuy nhiên, để có thể ứng dụng công nghệ thành công và hiệu quả, cần tìm hiểu nhu cầu thực tế tại từng địa phương và thị trường. Điều này có nghĩa là các nhà cung cấp dịch vụ chuỗi cung ứng Việt Nam cần hiểu khách hàng của họ muốn gì. Doanh nghiệp phải chắc chắn về vấn đề này để đưa ra các giải pháp tối ưu cho chuỗi cung ứng, từ đó cải thiện quy trình thu mua.
Đồng thời, để cạnh tranh và tạo niềm tin cho khách hàng sử dụng dịch vụ, các doanh nghiệp sẽ cần đột phá hơn nữa về chất lượng, nhiệt độ hàng hóa phải đảm bảo và duy trì dây chuyền lạnh trong suốt quá trình vận hành, các chuyên gia khuyến nghị.
Một nghiên cứu được công bố bởi CEL Consulting, nhằm đo lường tổn thất thực phẩm đối với nhóm trái cây, rau, thịt và hải sản, cho thấy trung bình 25,4% sản phẩm nơng sản sản xuất ra bị hư hỏng trước khi được đưa đến các nhà máy chế biến hoặc trung tâm phân phối. Ngay trong quá trình vận chuyển và phân phối, cũng có ít sản phẩm rau quả được bảo quản và vận chuyển đúng cách, do đó tỷ lệ hao hụt ở mức 5- 10%. Việc đảm bảo chất lượng sản phẩm rau quả của thương nhân Việt Nam vẫn dựa
43
theo tốc độ vận chuyển là chính, nếu thời gian vận chuyển ngắn, tỷ lệ tổn thất sẽ được giữ ở mức chấp nhận được. Tuy nhiên, chính vì điều này nên nếu có bất kỳ sự thay đổi nào tại một điểm của chuỗi, các doanh nghiệp hay thương nhân sẽ ngay lập tức rơi vào trạng thái bị động, lúng túng. Đơn cử trong trường hợp đối tác chậm lấy hàng, các thương nhân sẽ khơng có cách nào để bảo quản sản phẩm hoặc sẽ phải chịu chi phí cao, dẫn đến hiện tượng chấp nhận bán tống bán tháo hoặc đến khi giao được hàng thì sản phẩm cũng đã hư hỏng, giảm sút chất lượng.
Ở Việt Nam, dịch COVID-19 đã khiến tình hình tiêu thụ thực phẩm, hàng hóa xuất khẩu bị ngưng trệ. Vì thế, nhu cầu trữ hàng tại các kho lạnh tăng cao. Năm ngoái, một báo cáo của Euromonitor cho biết, độ lớn của riêng thị trường thực phẩm cần vận chuyển lạnh trong ngành bán lẻ Việt Nam, khơng tính mảng thủy sản, ước đạt 1,2 tỉ USD. Nếu tính ln các loại dược phẩm chăm sóc sức khỏe phụ thuộc vào chuỗi cung ứng lạnh thì quy mơ này có thể lên đến gần 10 tỷ USD vào năm 2020.
Thực tế, theo Bộ Công Thương, tỷ lệ khai thác ở các kho lạnh hiện rất cao, trên 90%. Dẫn đầu thị trường dịch vụ kho lạnh là hàng chục tên tuổi nước ngoài bên cạnh các tên tuổi nội địa như ABA Cooltrans, Transimex, Hùng Vương, Mekong Logistics, MP Logistics, Vinafco Vietnam, PanaSato, Phan Duy, Quang Minh, Satra...
Cơ hội cho chuỗi cung ứng lạnh còn đến từ đặc điểm thị trường đang khá phân mảnh. Theo Bộ Công Thương, ngay các nhà cung cấp dịch vụ chuỗi cung ứng lạnh, có thị phần khá lớn như ABA Cooltrans, Emergent Cold, Minh Phú Gemadept, Hoàng Phi Quân, Lotte, An Việt Cold Storage, Phan Duy, Satra, Meto, Alpha, Transimex cũng chỉ mới đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu của thị trường. Chính phủ Việt Nam cũng ngày càng chú trọng đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ cho lĩnh vực logistics. Trong 5 năm tới, khi thị trường bán lẻ tiếp tục tăng trưởng trung bình