Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và định giá quốc tế (IAV) thực hiện (Trang 100 - 105)

5. Kết cấu luận văn

3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện

3.2.1. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của một cuộc kiểm tốn, có vai trị rất quan trọng chi phối tới chất lượng và hiệu quả của cuộc kiểm toán. Lập kế hoạch kiểm toán giúp KTV thu thập được các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, có giá trị để đưa ra các ý kiến xác đáng về BCTC được kiểm tốn. Từ đó giúp các

101

KTV phối hợp hiệu quả với nhau, căn cứ vào các kế hoạch được lập thì KTV có thể soát xét và đánh giá chất lượng cơng việc kiểm tốn, góp phần nâng cao hiệu quả, gắn chặt mối quan hệ giữa cơng ty và khách hàng kiểm tốn. Như vậy lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn rất quan trọng , đòi hỏi tất cả các cơng ty kiểm tốn đều phải cố gắng hoàn thiện để nâng cao chất lượng kiểm tốn:

Về tìm hiểu khách hàng kiểm tốn:

Trong giai đoạn này, IAV cần tăng cường sự hiểu biết về môi trường bên ngồi khách hàng, thơng tin pháp lý như thông tin về đối thủ cạnh tranh, mối quan hệ với các yếu tố xã hội. Việc tìm hiểu và thu thập thơng tin về khách hàng cần tiến hành từ nhiều kênh, từ nội bộ doanh nghiệp và từ các nguồn độc lập bên ngồi như báo đài, internet… Các thơng tin sẽ giúp KTV biết được tình hình kinh doanh, chính sách tín dụng của KH có đảm bảo hay khơng... Từ đó xem xét được các rủi ro liên quan đến khoản mục phải thu khách hàng

Đối với khách hàng lâu năm, IAV đã thực hiện đầy đủ công tác tiếp cận và thu thập các thông tin khách hàng nhưng do quỹ thời gian hạn hẹp phân bổ cho một khối lượng công việc đồ sộ của mỗi cuộc kiểm toán, nên việc tiếp cận và thu thập thông tin với các khách hàng cũ, khách hàng thường niên lại chưa được chú trọng. Vì vậy cần có một cuộc họp ngắn giữa nhóm kiểm tốn năm trước và kiểm toán năm nay (khoảng 30 phút) để trao đổi về các vấn đề đặc thù, đáng lưu tâm nhất của khách hàng. Việc này có thể mất thời gian nhưng sẽ tiết kiệm được đáng kể thời gian trong giai đoạn thực hiện kiểm tốn, giúp kiểm tốn viên có cái nhìn đầy đủ về lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, những thay đổi năm nay so với năm trước của đơn vị

Tìm hiểu thơng tin về khách hàng trên thực tế cần đến những yêu cầu nhất định về thời gian và chi phí kiểm tốn. Các giải pháp trên được đưa ra sẽ thực hiện

102

tốt trên thực tế nếu KTV không bị giới hạn nhiều về mặt thời gian, để từ đó KTV có thể sắp xếp thời gian phù hợp tìm hiểu về khách hàng. Bên cạnh đó, kiểm tốn viên cần có kiến thức thực tế về ngành nghề, tính chất hoạt động của đơn vị được kiểm toán và tạo lập được quan hệ tốt với khách hàng từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện kiểm tốn của mình.

Hồn thiện quy trình tìm hiểu hệ thống KSNB

Việc đánh giá KSNB được thực hiện theo một trình tự nhất định và được khái quát qua bốn bước cơ bản: thu thập hiểu biết về KSNB và mô tả chi tiết KSNB trên giấy tờ làm việc; đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát để lập kế hoạch cho khoản mục trên BCTC; thực hiện thử nghiệm kiểm soát; Lập bảng đánh giá kiểm soát nội bộ

Giai đoạn thu thập hiểu biết về KSNB và mô tả chi tiết KSNB trên giấy tờ làm việc được tiến hành trên hai mặt chủ yếu là thiết kế kiểm soát nội bộ bao gồm thiết kế về quy chế kiểm soát và thiết kế bộ máy kiểm soát), hoạt động liên tục và có hiệu lực, hiệu quả của kiểm sốt nội bộ. Trong q trình này, các KTV áp dụng các phương pháp: Dựa vào kinh nghiệm trước đây của KTV với khách hàng, phỏng vấn nhân viên, xem xét sổ tay về thủ tục và chế độ của Công ty khách hàng, kiểm tra chứng từ và sổ sách đã hồn tất, quan sát q trình hoạt động của khách hàng. Sau đó, bằng những thông tin thu thập được, KTV mô tả lại KSNB của khách hàng bằng các lưu đồ (lưu đồ dọc và lưu đồ ngang), Bảng câu hỏi về KSNB hoặc Bảng tường thuật

Trên thực tế, các KTV của công ty đã kết hợp các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán khác như: phỏng vấn, quan sát và kiểm tra tài liệu sao cho bằng chứng thu được có đủ độ tin cậy để có thể đánh giá được một cách chính xác KSNB của KH. Khi đánh giá KSNB đối với khoản mục Phải thu khách hàng, KTV

103

chủ yếu dựa trên xét đoán chủ quan chứ chưa đưa ra các tiêu thức để đánh giá. Điều này gây khó khăn cho các KTV cũng như chưa tạo ra được sự thống nhất chung cho tồn Cơng ty do các câu hỏi này không phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp, kết quả trả lời thường khơng chính xác so với thực tế bởi khách thể được hỏi thường có xu hướng trả lời là tốt.

Chính nhược điểm của Bảng câu hỏi đánh giá KSNB được thiết kế sẵn khơng sát với tình hình thực tế nên ngồi bảng câu hỏi, KTV nên lập các lưu đồ và bản tường thuật về KSNB và sử dụng thêm câu hỏi mở để đánh giá chính xác hơn về hệ thống KSNB đối với từng khoản mục, cụ thể là khoản mục Phải thu khách hàng từ đó có thể hạn chế được các thủ tục kiểm tra chi tiết với khoản mục đó.

Việc bổ sung các câu hỏi mở, bước đầu KTV có thể chủ động thực hiện trong q trình phỏng vấn các đối tượng có liên quan đến việc hạch tốn cơng nợ. Sau đó, cùng với những kinh nghiệm tích luỹ về những vấn đề dễ phát sinh sai phạm, công ty cần phải đầu tư thiết kế một hệ thống các câu hỏi mở bổ sung vào Bảng câu hỏi đánh giá KSNB có sẵn để tránh việc các KTV bỏ sót các câu hỏi khi tiến hành. Mặc dù là cơng việc được khuyến khích của KTV mỗi khi đánh giá KSNB và việc vẽ lưu đồ và viết bảng tường thuật không mất quá nhiều thời gian cũng như chi phí thực hiện nhưng do không cân nhắc về tầm quan trọng để đảm bảo tiến độ cơng việc mà KTV thường bỏ qua. Vì vậy, Cơng ty cần phải có những chính sách quy định rõ về yêu cầu thực hiện việc vẽ lưu đồ mô tả KSNB của khách hàng và viết bảng tường thuật và kiểm soát việc thực hiện được diễn ra trên thực tế. Ngồi ra, cơng ty nên chú trọng phát triển phần nội dung này trong các buổi đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho các KTV

104

Hoàn thiện việc xác định mức độ trọng yếu, rủi ro và số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập cho khoản mục Phải thu khách hàng

Vì Phải thu khách hàng là khoản mục quan trọng trên Bảng cân đối kế tốn, nó liên quan đến chỉ tiêu doanh thu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nên trong quá trình kiểm tốn việc đánh giá rủi ro cần được hồn thiện và chú trọng hơn nữa. Ngoài việc tiến hành đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm sốt, KTV cần thực hiện các ước tính mức độ kiểm tốn để tính tốn ra mức rủi ro phát hiện.

Đối với mỗi tài khoản quan trọng, cần phải xem xét xem tất cả các yếu tố có thể làm tăng rủi ro, bao gồm xem xét các sự kiện xảy ra mà có thể làm tăng khả năng tồn tại các gian lận, sai sót trọng yếu trên BCTC. KTV có thể sử dụng các câu hỏi sau để đánh giá rủi ro:

- Có tồn tại nghiệp vụ được hạch tốn khơng theo hệ thống khơng? - Có phân cấp phê duyệt bán chịu hay khơng?

- Có tồn tại nghiệp vụ bất thường hay nghiệp vụ phức tạp nào hay không? - Các nghiệp vụ mà thường xảy ra sai phạm trong hạch toán kế toán của khách hàng mà dựa vào hiểu biết của chúng ta về khách hàng có thể nhận ra sai phạm?

- Có tồn tại các nghiệp vụ theo dự toán và được điều chỉnh cuối năm khơng? - Có được kiểm tra và đối chiếu thường xun khơng?

- Có các nghiệp vụ đặc trưng theo ngành nghề kinh doanh của khách hàng khơng?

- Có chịu áp lực hay nghi ngờ về tính liêm chính của Ban quản lý khơng?

Sau khi trả lời tất cả các câu hỏi trên thì KTV biết được là có rủi ro chi tiết nào được xác định khơng. Dựa vào đó thiết kế các thủ tục kiểm tốn chi tiết đối

105

với khoản mục được kiểm tra. Nếu rủi ro chi tiết được xác định thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng thử nghiệm kiểm toán cần được thực hiện.

Bên cạnh đó xác định mức trọng yếu cần điều chỉnh cho từng khoản mục, để KTV có cơ sở đánh giá, tránh tình trạng chỉ dựa vào các xét đoán chủ quan để đưa ra kết luận

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và định giá quốc tế (IAV) thực hiện (Trang 100 - 105)