p Ký hiệu Số nhân/Kg Số nhân/Ib Tên thương mạ
2.3 Tiềm năng của thị trường EU đối với xuất khẩu điều Việt Nam
Theo dự kiến của Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu hạt điều sang EU năm 2022 được kỳ vọng sẽ tăng khoảng 15% về lượng và tăng 10% về trị giá so với năm 2021, đạt trên 155.000 tấn, trị giá 900 triệu USD. Triển vọng xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang thị trường Đức sẽ là mục tiêu quan trọng năm 2022 nhờ lợi thế về Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Đức là thị trường nhập khẩu hạt điều lớn nhất tại EU, nhu cầu tiêu thụ hạt điều tại Đức liên tục tăng do nhu cầu cao từ các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và nhu cầu tiêu dùng của người dân nước
đoạn 2020-2025 và Việt Nam vẫn là nguồn cung hạt điều số 1 tại thị trường Đức nhờ nguồn cung ổn định và chất lượng đảm bảo.
Sở dĩ kỳ vọng và tiềm năng của Việt Nam với mức tăng trưởng xuất khẩu hạt điều sang thị trường EU là vì ngồi Việt Nam là nguồn cung hạt điều lớn nhất thị trường này, EU đang có xu hướng tăng nhập khẩu hạt điều từ Việt Nam và giảm từ một số nước khác, trong đó mức giảm nhập khẩu từ thị trường Ấn Độ trong năm 2021 là 34,7% về lượng và giảm 40,2% về trị giá.
Năng lực cung ứng hạt điều của Việt Nam
Hình 2.1: Sản lượng xuất khẩu điều Việt Nam từ 2016-2020 (đơn vị: nghìn tấn)
Nguồn: tác giả tự tổng hợp từ Tổng cục Thống kê
Việt Nam là nước xuất khẩu hạt điều hàng đầu sang châu Âu. Xét về tấn hạt điều nguyên vỏ, nước ta xuất khẩu vào thị trường EU ít hơn Ấn Độ. Tuy nhiên, năm 2020, Việt Nam sản xuất khoảng 103 nghìn tấn hạt điều có vỏ, x́t khẩu gấp 4 lần (khoảng 408 nghìn tấn). Hầu hết hạt điều có vỏ (nhân) nước ta sản xuất được xuất khẩu, chỉ khoảng 5% được tiêu thụ trong nước. Năm 2020, Việt Nam xuất khẩu khoảng 408 nghìn hạt điều nhân, trong đó khoảng 30% được xuất khẩu sang châu Âu. 40% lượng hạt điều xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu là đến Hà Lan.
Đồng thời, Việt Nam đã xử lý rất tốt cuộc khủng hoảng COVID-19 vào năm 2020 và 2021, và xuất khẩu hạt điều vẫn tiếp tục mà không gặp bất kỳ trở ngại nào đáng kể, ngoại trừ chi phí vận chuyển tăng.
Tổng diện tích điều niên vụ 2019 - 2020 của cả nước đạt 302.500ha, tăng 5.300ha; năng suất bình quân 12,1 tạ/ha; sản lượng khoảng 339.800 tấn.
Bình Phước chiếm 50% tổng sản lượng điều của Việt Nam. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang EU trong 11 tháng năm 2021 đạt xấp xỉ 122,5 nghìn tấn, trị giá 734,38 triệu USD, tăng 15,2% về lượng và tăng 6,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Về cơ cấu thị trường : 11 tháng năm 2021, ngành điều Việt Nam xuất khẩu sang 23 thị trường thành viên EU. Trong đó, ngành điều đã khai thác tốt hai thị trường Hà Lan và Đức. Kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang thị trường Hà Lan đạt 63,42 nghìn tấn, trị giá 345,71 triệu
USD, tăng 12,3% về lượng, nhưng giảm 4,1% về trị giá. Tương tự, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang thị trường Đức đạt 19,4 nghìn tấn, trị giá 122,64 triệu USD, tăng 9,5% về lượng và tăng 6,2% về trị giá. Đức và Hà Lan hiện là những đầu mối thương mại quan trọng đối với hạt điều nhập khẩu để tái xuất. Bên cạnh đó, ngành điều Việt Nam cũng đã khai thác tốt các thị trường thành viên EU khác như: Pháp, Tây Ban Nha và Ba Lan. Đây đều là những thị trường tiêu thụ hạt điều tốt. Đáng chú ý, xuất khẩu hạt điều sang thị trường Phần Lan tăng 625,7% về lượng và tăng 629,6% về trị giá. Như vậy, ngành điều Việt Nam đã khá thành công khi khai thác tốt thị trường cửa ngõ như Hà Lan, Đức, đồng thời, doanh nghiệp Việt Nam đã khai thác tốt các thị trường khác tại EU như Phần Lan, Ba Lan, Bỉ, Tây Ban Nha, Rumani, Bồ Đào Nha.
Do đó, tăng trưởng xuất khẩu hạt điều sang EU đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng chung tồn ngành. Để tận dụng cơ hội, ngành điều Việt Nam cần nỗ lực và nhanh chóng đạt được các tiêu chuẩn của châu Âu.
Nền nông nghiệp Việt Nam đang bước sang giai đoạn phục hồi do bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và thích ứng với các điều kiện bình thường mới. Với sự chung sức, đồng hành cùng doanh nghiệp của các bộ, ngành, địa phương, cơ quan đại diện Việt Nam tại EU hứa hẹn sẽ mở ra hướng đi bền vững cho các sản phẩm trái cây Việt Nam tiến nhanh sâu và rộng hơn vào thị trường EU trong thời gian tới.
Với tình hình năm 2021 dịch bệnh diễn biến phức tạp tại các tỉnh, thành phố phía Nam, nhưng xuất khẩu điều vẫn tăng trưởng tốt nhờ ngành sản xuất chế biến điều vẫn hoạt động tốt. Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu điều vẫn cố gắng duy trì nhà máy sản xuất, cung ứng nguồn nguyên liệu đầy đủ cho nhà máy.
Thêm vào đó, những thiết bị phục vụ cho nhà máy cũng được doanh nghiệp sắp xếp đặt hàng, vận chuyển và thay thế kịp thời, giúp quá trình sản xuất các đơn hàng kịp tiến độ. Với diễn biến tình hình ứng phó dịch bệnh trong nước, các doanh nghiệp chế biến điều có thể vượt qua, những vấn đề khó khăn cho doanh nghiệp và hoạt động xuất khẩu chính là giá vận chuyển, logistics biến động mạnh, tăng hơn 10 lần so với năm 2020 khiến lợi nhuận của ngành điều phải san sẻ vào phân đoạn này lúc giao hàng.