Nghiên cứu kĩ các nội dung phát triển vốn từ cho trẻ để xác định đồ dùng trực quan cần thiết kế.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong hoạt động phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo (Trang 36 - 40)

dùng trực quan cần thiết kế.

Sử dụng đồ dùng, đồ chơi là một trong những biện pháp hiệu quả để phát triển vốn từ cho trẻ. Đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo nhận thức trực quan hình tượng là chủ yếu vì vậy tính trực quan trong việc phát triển vốn từ cho trẻ là rất cần thiết. Tùy vào lứa tuổi và mức độ nhận thức của trẻ ở lứa tuổi này thì nối dung chính trong việc phát triển vốn từ của trẻ chủ yếu là những từ ngữ về cuộc sống riêng, những từ về cuộc sống xã hội, những từ nói về thế giới tự nhiên.

Ví dụ: Cơ giáo thiết kế các đồ dùng, đồ chơi trực quan về các vật dụng thông dụng hằng ngày để bổ trợ vào các tiết học nhận biết của trẻ như cái bát, cái thìa để phục vụ cho tiết học” nhận biết cái bát, cái thìa của trẻ.

Ngồi ra cịn có các từ ngữ về cuộc sống xã hội, giáo viên phải tìm hiểu kĩ và am hiểu chính xác về những kiến thức liên quan đến các ngày lễ lớn trong năm như tết trung thu, tết nguyên đán, tết trung thu, ... các từ ngữ về các nghề nghiệp trong xã hội, các phương tiện giao thông, ...Cùng với các từ ngữ về thế giưới tự nhiên cũng rất cần thiết đối với trẻ mà trẻ cần được cung cấp.

Trong tất cả các môn học của lứa tuổi mầm non, các tiết làm quen đối với trẻ là rất cần thiết vì ở đây trẻ được cung cấp kiến thức cùng với số lượng từ ngữ phong phú về các mặt tự nhiên và xã hội.

Ví dụ: Trong tiết làm quen với tác phẩm văn học ln được trẻ đón nhận một cách say mê. Và chính mơn học này là mơn học mang lại những hình ảnh giáo dục cao, để lại những ấn tượng mạnh mẽ, lâu dài trong tâm hồn trẻ. Điều trăn trở của người giáo viên là làm thế nào để truyền tải hết những cái hay, cái đẹp trong nhà trường, những bài học giáo dục mà tác phẩm mang lại với hiệu quả cao nhất, tạo cho trẻ ham thích sáng tạo ra cái đẹp trong cuộc sống. Để phát huy được những hiệu quả tối đa mà một tác phẩm văn học mang lại về nội dung, hình ảnh,về những

bài học giáo dục thì bên cạnh những lời kể truyền cảm của giáo viên, cần phải có sự trợ giúp của các đồ dùng trực quan sáng tạo như những hình ảnh rối ngộ nghĩnh vào tiết học, tranh, mơ hình hay dùng những đồ dùng hiện đại hơn như minh hoạ truyện bằng những hình ảnh hoạt hình sinh động. Nhờ có những đồ dùng sáng tạo này, trẻ có ấn tượng mạnh hơn cả tác phẩm văn học. Chúng khơi gợi ở trẻ tình yêu, niềm say mê muốn khám phá các tác phẩm văn học. Để tiết dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học mang lại hiệu quả cao nhất thì việc thiết kế đồ dùng trực quan phù hợp với tác phẩm là nhân tố quan trọng hàng đầu. Đồ dùng trực quan phải phù hợp với tác phẩm, phù hợp với hoạt động mà cô dự định sử dụng vào trong quá trình cho trẻ làm quen tác phẩm. Vì thế, người giáo viên mầm non cần phải đọc, nghiên cứu kĩ tác phẩm sẽ cho trẻ làm quen để xác định đồ dùng trực quan thích hợp cần thiết kế. Cơng việc này địi hỏi cơ giáo đọc kĩ tác phẩm nhiều lần, thuộc và nắm rõ nội dung, sắc thái của tác phẩm. Hơn ai hết, cô giáo là người hiểu rõ tác phẩm và xác định trong quá trình cho trẻ làm quen tác phẩm cần sử dụng đến những đồ dùng gì và yêu cầu ra làm sao. Đối với các bài thơ, cô nắm bắt tác phẩm, giọng điệu cho phù hợp để giúp trẻ dễ dàng cảm nhận và tiếp thu tác phẩm nhanh nhất có thể. Đối với các câu chuyện, cơ giáo cần đọc kĩ, nắm bắt tính cách từng nhân vật để xác định phương pháp trực quan phù hợp. Đối với các tác phẩm có nhiều nhân vật, các nhân vật di chuyển sinh động thì cơ nên làm rối để minh họa cho trẻ dễ hiểu.

Ví dụ: Trong tiết kể chuyện “Cơ bé qng khăn đỏ” nếu sử dụng rối tay kể chuyện sẽ đem lại hiệu quả cao cho trẻ bởi các nhân vật, sự di chuyển của các con rối thu hút sự chú ý của trẻ.

Đối với các câu chuyện nhân vật là con người, về các chủ đề gia đình, trường mầm non… thì cơ nên dùng tranh hay kĩ thuật điện tử để trẻ dễ nhìn. Tùy thuộc vào từng tác phẩm mà có hay khơng các từ khó khác nhau cần phải kết hợp đồ dùng trực quan kèm lời nói để phân tích cho trẻ hiểu mà cơ giáo xác định đồ dùng mình cần thiết kế. Cơ giáo xem xét nếu tác phẩm đa số trẻ đã biết thì khi đọc, kể lần thứ 2 cơ có thể sử dụng những đồ dùng trực quan khó hơn, đa dạng hơn như mơ hình, sân khấu... Còn nếu tác phẩm đa số trẻ chưa biết, cô nên sử dụng những đồ dùng dễ hơn, chi tiết đơn giản hơn, miễn là khắc họa được điểm cơ bản của các nhân vật có

trong tác phẩm. Ln tìm tịi, sáng tạo những đồ dùng dùng trực quan để minh họa cho nội dung tác phẩm sao cho thật hấp dẫn về màu sắc, tính chất ngộ nghĩnh của nhân vật, thật gần gũi với bản thân trẻ, từ đó sẽ tập trung cao độ được sự chú ý của trẻ, giúp trẻ tham gia tiết học một cách say mê, tích cực. Giáo viên căn cứ vào nội dung tác phẩm, đồ udfng trực quan phải có cấu trúc đơn giản, màu sắc đẹp để lơi cuốn trẻ, thể hiện tính hồn nhiên, ngộ nghĩnh và có nết hài hước phù hợp với tâm lí của trẻ. Bên cạnh đó đúng với nhân vật, hình ảnh có trong truyện. lựa chọn những vật liệu an tồn, hạn chế những đồ chơi mang tính trưng bày, trang trí có độ bền khơng cao. Ví dụ: kết hợp nhiều loại đồ dùng, con vật mua sẵn như gà, vịt, lợn, cây, quả và các con vật bằng len, xốp, đất nặn.

Cô giáo nghiên cứu kĩ tác phẩm định cho trẻ làm quen và xác định những từ khó cần giải thích cho trẻ kết hợp với đồ dùng trực quan để trẻ dễ nắm bắt một cách chính xác. Chẳng hạn: truyện “Sự tích cây Mía”, cơ xác định làm đồ dùng trực quan là la bàn và rối. Cơ giải thích từ “túp lều” bằng cách chỉ vào túp lều cơ làm bằng chổi đót. Cơ nói túp lều được làm bằng tre nứa, rơm rạ hoặc lá cọ, là nơi ở của gia đình rất nghèo. Túp lều nhỏ thì gia đình càng nghèo khổ hơn.

Khơng được lấy đồ dùng của hoạt động, đối tượng này này để làm đồ dùng trực quan cho hoạt động, đối tượng kia. Như vậy, nó vừa khơng mang tính khoa học, vừa khiến câu chuyện và đồ dùng khơng có sự kết hợp với nhau, khiến đứa trẻ khó tiếp nhận được đối tượng cũng như các từ ngữ về đối tượng đó. Lựa chọn phương tiện trực quan sao cho phù hợp với đối tượng và có tác dụng giáo dục thẩm mỹ, phương pháp này phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ mầm non. Vì thế, để thiết kế những đồ dùng trực quan thích hợp thì việc nghiên cứu kĩ các nội dung phát triển vốn từ cho trẻ là vô cùng cần thiết, quan trọng không thể bỏ qua để thiết kế đồ dùng trực quan ứng dụng vào các hoạt động phát triển vốn từ cho trẻ.

3.1.2 Tham khảo ý kiến, kinh nghiệm thiết kế đồ dùng trực quan từ đồng

nghiệp.

Để nâng cao kinh nghiệm của bản thân về việc thiết kế đồ dùng trực quan ứng dụng vào việc dạy và cung cấp vốn từ cho trẻ .

việc giáo viên mầm non tham khảo ý kiến, kinh nghiệm của đồng nghiệp trong việc thiết kế là một biện pháp vơ cùng hữu ích. Ngồi năng lực, tay nghề bản

thân, song việc tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm từ người khác là không bao giờ thừa. Ở trường mầm non hằng năm thường có cá cuộc thi thiết kế đồ dùng đồ chơi, đây là dịp để các cơ giáo trổ tài khéo tay của mình đồng thời cũng là dịp để các giáo viên học hỏi kinh nghiệm thiết kế lẫn nhau. Việc học hỏi này không phải hồn tồn mà cần có sự đầu tư, thay đổi phù hợp với tác nội dung cũng như mục đích cung cấp vốn từ cho trẻ cho trẻ. Chẳng hạn như các cơ giáo có thể học hỏi, quan sát đồ dùng trực quan là một cậu bé nhưng tùy vào mỗi tác phẩm văn học cho trẻ làm quen mà có cách biến đổi cho nó khác đi, cậu bé Tích Chu trong truyện “Tích Chu” khơng

thể giống với cậu bé chăn cừu trong câu chuyện “ Nói dối hại thân” hay “ Chú bé

thông minh ” được.

Tùy vào tiết học, mục đích ứng dụng, người giáo viên lên ý tưởng về đồ dùng trực quan mình định thiết kế song trong quá trình thiết kế có thể tham khảo kinh nghiệm thiết kế từ đồng nghiệp hay những người xung quanh để việc thiết kế diễn ra một cách dễ dàng và nhanh hơn. Có thể đó là những tham khảo về nội dung, về hình thức, về nguyên vật liệu hay là các bước tiến hành trong q trình thiết kế. Biện pháp này địi hỏi các cơ giáo mầm non cần có thái độ nghiêm túc tự học hỏi, tìm hiểu trong sách báo, các chị em đồng nghịêp, các thầy cô để nâng cao tay nghề thiết kế cho mình.

Bên cạnh việc thiết kế các đồ dùng trực quan như: tranh, ảnh minh họa, rối, mơ hình…, thì việc ứng dụng các phương tiện kĩ thuật điện tử vào việc dạy trẻ để phát triển vốn từ cho trẻ là không thể thiếu, để đáp ứng được những đòi hỏi của việc đổi mới sử dụng các phương tiện kĩ thuật điện tử, mỗi một giáo viên phải khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn, ln học hỏi và tiếp cận những phương tiện dạy học hiện đại. Một số giáo viên vẫn chưa có nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm dùng thì có thể nhờ sự giúp đỡ của những người đi trước, những người giàu kinh nghiệm hơn để tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân là vơ cùng quan trọng. chẳng hạn như việc trình chiếu Power Point hay trình chiếu phim ảnh minh họa câu chuyện “Ba cơ gái” cho trẻ xem địi hỏi giáo viên cần có kiến thức và thủ thuật thao tác nhất định để có thể trình chiếu những thước phim động, hình ảnh về các nhân vật, các hình ảnh về thiên nhiên, cây cỏ đẹp mắt, màu sắc tươi vui để thu hút trẻ. trẻ nếu bản thân chưa có cần phải học hỏi để đáp ứng mục đích

bài dạy. Đồng thời để thiết kế một bộ đồ dùng trực quan phong phú, thich hợp cho quá trình ứng dụng vào việc dạy trẻ địi hỏi mỗi giáo viên phải có ý thức cao trong việc tìm tịi, lên ý tưởng, sưu tập và sáng tạo cách làm mới và tâm huyết với nghề, với mỗi bài dạy của mình để mang đến cho trẻ những câu chuyện, những bài thơ hay và ý nghĩa giáo dục bổ ích, thiết thực mà từ đó cung cấp vốn từ cho trẻ một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong hoạt động phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w