Đưa đồ dùng trực quan vào các tiết học chuyên môn Tiết học nhận biết tập nói ở nhà trẻ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong hoạt động phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo (Trang 48 - 49)

Tiết học nhận biết tập nói ở nhà trẻ

Đồ dùng trực quan là yếu tố quan trọng trong các hình thức, biện pháp dạy trẻ nhận biết- tập nói. Trong chương trình giáo dục ở trường mầm non có thể quy định một hệ thống giờ dạy trẻ nhận biết – tập nói với mục đích phát triển lời nói. Các giờ nhận biết tâpj nói được chia làm bốn nhóm (sự phân chia này dựa vào việc tính đến những phương tiện trực quan có thể sử dụng trong đó). Với tư cách là phương tiện trực quan có: Các đối tượng hữu sinh (đồ vật), đồ chơi; Tranh vẽ đồ vật, đồ chơi; lời nói nghệ thuật.

Việc cho trẻ làm quen với các con vật, các phương tiện giao thơng có ý nghĩa to lớn đối với việc cung cấp vốn từ cho trẻ. Có thể tổ chức cho chúng quan sát trong tiết học hoặc đi dạo chơi nhưng nếu ở mơi trường trong lớp học thì cơ có thể cho trẻ quan sát bằng các đồ dùng trực quan mà cô thiết kế.

Đặc biệt trong năm thứ hai, việc trẻ nắm được các thao tác hoạt động với đồ vật có ý nghĩa to lớn đối với việc phát triển lời nói của trẻ nói chung và phát triển vón từ nói riêng. Đồ chơi, đồ dùng trực quan chính là đồ vật cơ bản để trẻ hoạt động.

Tiết học sử dụng đồ chơi có nhiều loại: Đưa ra một đồ chơi với mục đích cho trẻ làm quen với những đặc trưng của nó; so sánh đồ chơi để thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa chúng; Chọn mọt trong nhiều đồ chơi; Đưa ra một số đồ chơi, tìm ra và di chuyển một số đồ chơ để trẻ quan sát và kể chuyện về chúng, ...Nhờ có sự hỗ trợ của đồ dùng trực quan mà trẻ nắm được các phương pháp và những lời nói mà cơ giáo sử dụng khi giới thiệu đồ chơi, chỉ dẫn cách chơi, …đó chính là số vốn từ mà trẻ được cung cấp.

Ví dụ ở độ tuổi 24 tháng tuổi cơ cho trẻ chơi các đồ chơi trực quan có màu sắc sặc sỡ, có phát ra âm thanh, sau đó cô hỏi trẻ và yêu cầu trẻ trả lời, trong q trình ạy cơ phát âm chính xác từ, rõ ràng các từ biểu thị tên gọi và yêu cầu trẻ bắt chước theo cơ để trẻ gi nhớ các từ đó. Cụ thể “Cho trẻ nhận biết- tập nói về con gà trống

Tiết học làm quen chữ cái ở mẫu giáo

Sử dụng đồ dung trực quan trong các tiết dạy chữ cái khơng những gây hứng thú cho trẻ mà cịn giúp trẻ củng cố lại những điều đã học từ đó khắc sâu những ấn tượng nghệ thuật cho trẻ. Đồ dùng trực quan càng phong phú đa dạng, càng đẹp mắt bao nhiêu thì càng đem lại hiệu quả bấy nhiêu. Nếu biết cách sử dụng đồ dùng trực quan hợp lí và sáng tạo trong tiết làm quen chữ cái còn làm tăng sự tập trung chú ý cảm thụ ngôn ngữ của trẻ thông qua giờ, thông qua những đồ dùng đẹp như: Tranh vẽ, mơ hình, những ngun liệu có sẵn như cành cây, lá… Giups trẻ thấy ngay trước mắt mình tồn cảnh đẹp, sống động và gần gũi. Thông qua những bài thơ, câu chuyện cùng với những bức tranh cùng kết hợp nghe những giai điệu nhẹ nhàng, ngọt ngào sẽ giúp kiến thức mà trẻ nhận được và tiếp thu một cách hiệu quả. Ví dụ trong tiết cho trẻ làm quen chữ cái u, ư ở độ tuổi 5-6, với những đồ dùng trực quan mà cô chuẩn bị như: Máy chiếu, tranh ảnh, nhạc bài hát “Bác đưa thư”, các thẻ chữ cái mà cô tự làm đã phục vụ hiệu quả cho tiết dạy, ngoài việc cung cấp chữ cái cho trẻ còn cung cấp một lượng vốn từ phong phú về nghề nghiệp trong xã hội.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong hoạt động phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w