Tiết học có ưu thế phát triển lời nó

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong hoạt động phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo (Trang 49 - 54)

Khi sử dụng đồ dùng trực quan cần đáp ứng yêu cầu cần và đủ, cần có nghĩa là đáp ứng được sự cần thiết của việc dạy nội dung kiến thức. Ví dụ sử dụng đồ dùng tực quan cho trẻ làm quen với mơi trường xung quanh

Bài: Tìm hiểu quả táo- quả Cam

Để giờ học đạt hiệu quả cao địi hỏi cơ giáo phải chuẩn bị đồ dùng trực quan cụ thể là quả táo, quả cam thật, bên cạnh đó là tranh hình ảnh về quả cam, vườn cam trên ảnh, trên đĩa bởi nếu khơng có đồ dùng trực quan cho trẻ quan sát thì trẻ sẽ khơng biết và nói hết đặc điểm và lợi ích của quả táo, quả cam. Có đồ dùng trực quan kết hợp với các câu hỏi gợi mở của cô, giúp trẻ hiểu được đặc điểm, lợi ích cơng dụng, giống và khác nhau của quả táo, quả cam. Ngồi ra đồ dùng trực quan

góp phần phát triển óc quan sát, khả năng ghi nhớ có chủ định. Từ đó giúp trẻ phát triển ngơn ngữ và mở rộng vốn từ.

Đủ có nghĩa là số lượng đồ dùng trực quan cần thiết để hình thành kiến thức. Do vậy, giáo viên cần phải xác định giwof học của mình cần bao nhiêu đồ dùng trực quan là đủ. Căn cứ vào từng nội dung của từng bài cụ thể ở mỗi mơn học.

Ví dụ: Trong cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học cụ thể là sử dụng đồ dùng trực quan trong giờ kể chuyện

Tranh 1: Đỗ con nằm dưới đất Tranh 2: Chị gió gọi đỗ con dậy Tranh 3: Cô mưa gọi đỗ con dậy Tranh 4: Bác mặt trời gọi đỗ con dậy

Tranh 5: Đỗ con vươn mình và chồi lên khỏi mặt đất

Nếu thiếu một trong những bức tranh này thì cơ khơng tự tin trong bài dạy và trẻ khơng được tri giác hết những hình ảnh gắn liền với nội dung câu chuyện. Khi cơ sử dụng lời nói phối hợp với đồ dùng trực quan sẽ bổ trợ cho nhau rất hữu hiệu. Sự phối hợp này sẽ được thay đổi tùy thuộc vào mục đích thực hiện, nội dung bài và chất lượng của đồ dùng trực quan. Chính vì vậy trước khi tiến hành tiết học giáo viên cần chuẩn bị đồ dùng một cách chu đáo. Từ những đồ dùng đó cơ đưa ra những câu hỏi gợi mở để giúp trẻ trả lời rồi phức tạp dần lên để mở rộng và phát triển vốn từ cho trẻ.

Ví dụ: sử dụng đồ dung trực quan trong giờ cho trẻ làm quen với mơi trường xung quanh

Bài: tìm hiểu con chó, con mèo

Cơ giáo cần chuẩn bị: Tranh vẽ con mèo, con chó hoặc hình ảnh hai caon vật này trên mơ hình, hay trên đĩa mềm.

Giả sử khi chuẩn bị đồ dùng cơ thiếu mất mơ hình con mèo thì khi cơ đưa ra câu hỏi về đặc điểm, lợi ích của con mèo trẻ sẽ khơng tưởng tượng được ngay đến con mèo để trả lời những câu hỏi như:

Con mèo có những bộ phận nào? Con mèo sống ở đâu?

Đối với những trường cơ sở vật chât cịn lạc hậu với bài này cơ chỉ cần chuẩn bị đầy đủ tranh vẽ để trẻ quan sát và timg hieur về hai con vật này. Nhưng đối với những trường có cơ sở vật chất tiến bộ thì trong bài này cơ có thể sử dụng băng ghi hình, mơ hình, đĩa mềm có đầy đủ hình ảnh hai con vật để trẻ tri giác đầy đủ và chính xác nhất về các con vật.

Vì vậy trước khi lên một tiết dạy nào đó cơ giáo cần xây dựng kế hoạch cụ thể, với bài này cần những đồ dùng trực quan nào, cần bao nhiêu và sử dụng trong hoạt động nào.

Ngồi ra cịn có các tiết học khác như cho trẻ làm quen với toán; Tổ chức hoạt động tạo hình; Giáo dục âm nhạc cho trẻ.

Ví dụ: trong hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ

Trước khi dạy hát giáo viên cần cho trẻ làm quen bài hát một cách toàn diện: tên bài hát, tên tác giả, hồn cảnh ra đời (nếu có), xuất xứ vùng miền (nếu là bài hát dân ca), tính chất, nội dung, đề tài, hình tượng âm nhạc và nghe trọn vẹn bài hát. Giáo viên kết hợp lời nói và đồ dùng trực quan để giới thiệu cho trẻ nắm được nội dung bài sắp học. Cơ có thể đọc vài câu đồng dao hoặc lời bài hát kết hợp với các phương tiện đồ chơi (Búp bê, con rối, gà, vịt, chim, thỏ, thú nhồi bơng, mũ đính sao vàng), tranh ảnh (dùng một số tranh vẽ, ảnh chụp phóng to) gắn với nội dung bài hát.

Ví dụ: - Chủ đề gia đình: Dạy hát bài Cháu yêu bà (Sáng tác: Xuân Giao) Cô dùng tranh vẽ hoặc hình ảnh gia đình có Ơng, bà, bố, mẹ và em bé với các màu sắc khác nhau. Thông qua bức tranh cô giới thiệu nội dung bài hát, nhắc trẻ các bài hát đã học về chủ đề. Giáo viên đàm thoại với trẻ: nội dung bức tranh nói về gì? Có những ai? Có mấy người? Có những màu gì?... Như thế, trẻ vừa được tích hợp về tốn và tạo hình, vừa phát huy được tính tư duy tích cực của trẻ

TỔNG KẾT

Giáo dục vừa đáp ứng yêu cầu xã hội, vừa thỏa mãn nhu cầu phát triển của mỗi cá nhân, mang đến niềm vui học tập cho mỗi trẻ trong bậc học tiền học đường. Giáo dục phải đảm bảo chất lượng tốt nhất trong điều kiện chi phí cịn hạn hẹp. Để giải quyết khó khăn của các địa phương cần xây dựng lộ trình tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, điều kiện bảo đảm chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, xây dựng đội ngũ giáo viên,…một yếu tố khơng kém phần quan trọng là tích cực tham gia nghiên cứu làm và sử dụng đồ dùng trực quan cho trẻ nhằm đáp ứng nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ các độ tuổi. Bằng những đơi bàn tay khéo léo và nhiều ý tưởng sáng tạo, đồ dùng trực quan được giáo viên sử dụng đưa vào giảng dạy nói chung và hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học nói riêng sẽ tạo mơi trường giáo dục trẻ ở mọi lúc mọi nơi và trong các hoạt động góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ. Sử dụng đồ dùng trực quan là phương pháp hiệu quả để lôi cuốn và tạo được sự hứng thú học tập cho trẻ, giúp trẻ dễ dàng tiếp thu đẻ hình thành và phát triển vốn từ, tạo cho trẻ một trạng thái tâm lí thoải mái và tích cực tham gia vào các hoạt động làm cho quá trình tư duy, tưởng tượng của trẻ không ngừng phát triển. Tuy nhiên, để hoạt động phát triển vốn từ đạt hiệu quả cao, giáo viên mầm non cần có trình độ trong việc tổ chức thiết kế đồ dùng trực quan phù hợp với từng tiết học, từng đói tượng, cần có những thủ thuật sư phạm, khoa học hợp lí và khả năng vận dụng các biện pháp đó vào trong q trình tổ chức, hướng dẫn của mình. Để phát huy được hiệu quả của các hoạt động cần phải có sự trợ giúp của các đồ dùng trực quan sáng tạo như. Nhờ có những đồ dùng sáng tạo này, trẻ có ấn tượng mạnh hơn hơi đối tượng. Chúng khơi gợi ở trẻ tình yêu, niềm say mê muốn khám phá các đối tượng. Từ cơ sở phân tích trên ta có thể thấy rằng đồ dùng trực quan có vai trị to lớn đối với quá trình dạy học, đặc biệt là hoạt động phát triển vốn từ. Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan còn giúp trẻ phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là khả năng quan sát, tư duy (phân tích, tổng hợp, so sánh...), giúp trẻ hình thành cảm giác thẩm mỹ, được hấp dẫn bởi cái đẹp, giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian trên lớp trong mỗi tiết học. Giáo viên điều khiển được hoạt động nhận thức của trẻ, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của trẻ được thuận lợi và đạt hiệu suất cao.

Với đối tượng trẻ mầm non tư duy của trẻ là tư duy trực quan bằng hình tượng, nên việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi trong giảng dạy và vui chơi là rất quan trọng. Đặc biệt, trẻ ở độ tuổi này rất thích tự tìm tịi, khám phá những điều mới lạ trong cuộc sống, qua thao tác với đồ chơi, trẻ sẽ tích lũy thêm kinh nghiệm và hiểu biết nhiều hơn. Nếu trong một tiết học, cô khơng sử dụng đồ dùng trực quan thì sẽ khơng thu hút được sự chú ý của trẻ và trẻ chóng chán, khiến chất lượng dạy và học không cao. Đồ dùng trực quan là một minh họa sinh động để giúp trẻ chú ý và tiếp thu một cách nhanh chóng nội dung vấn đề cơ cần truyền đạt. Bên cạnh đó, giáo viên cần chịu khó sưu tầm những bài hát hay, những trị chơi hấp dẫn có nội dung liên quan tới tiết học để kết hợp với đồ dùng trực quan làm cho tiết học trở nên hấp dẫn, thu hút trẻ. Ln khích lệ trẻ mạnh dạn tham gia vào các hoạt động. Giáo viên mầm non cũng cần thường xuyên kiểm tra, thống kê cơ sở vật chất, đồ dùng của cơ và trẻ, để từ đó có kế hoạch làm bổ sung đồ dùng trực quan trong lớp. Học hỏi khơng ngừng để ln có những sáng tạo trong việc thiết kế đồ dùng trực quan ngày một tốt hơn.

Thật vậy,việc thiết kế và ứng dụng những đồ dùng trực quan trong hoạt động phát triển vốn từ là rất cần thiết. Đây là một vấn đề nghiêm túc mà giáo viên nên đề ra cho mình một kế hoạch soạn giảng và chuẩn bị đồ dùng hợp lí để đáp ứng yêu cầu của từng bài giảng sao cho thật phù hợp với hoàn cảnh của lớp, với đặc điểm nhận thức, với nhu cầu thẩm mỹ của trẻ. Từ đó có những kế hoạch làm những đồ dùng sáng tạo có thể là cịn nhỏ bé, nhưng lại là những chi tiết “đắt” khi áp dụng vào thực tiễn. Việc thiết kế đồ dùng trực quan ứng dụng vào việc phát triển vốn từ có ý nghĩa quan trọng góp phần to lớn trong giáo dục, phát triển trẻ một cách toàn diện mà người giáo viên nói chung và giáo viên mầm non cần đặc biệt quan tâm và có những biện pháp hay, thích hợp để việc thiết kế đồ dùng trực quan trở nên dễ dàng mà hiệu quả sử dụng lại cao. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, việc giáo viên mầm non thiết kế đồ dùng trực quan ứng dụng vào việc hình thành và phát triển vốn từ cho trẻ tự là việc làm hết sức cần thiết và bổ ích nhằm nâng cao chất lượng tiết học cũng như phát triển toàn diện nhân cách trẻ.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong hoạt động phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w