Với đặc điểm trẻ như hiện nay: thông minh và sáng tạo. Đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn, trẻ đã được lĩnh hội rất nhiều kinh nghiệm cuộc sống , học hỏi được nhiều biểu tượng, hình ảnh, có khả năng tư duy tốt hơn. Do đó, q trình hướng dẫn trẻ làm đồ dùng trực quan cũng khơng q khó khăn và quá sức với trẻ. Ngược lại, nó giúp trẻ phát triển nhiều mặt như: khả năng tư duy, ghi nhớ và hơn hết là kích thích
được sự sáng tạo của các trẻ một cách nhẹ nhàng mà mang lại hiệu quả cao. Khi trẻ làm đồ dùng trực quan đó là điều kiện thuận lợi để trẻ bộc lộ những năng lực, năng khiếu của mình, là lúc để trẻ tư duy, sáng tạo không ngừng nghĩ. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển toàn diện về tư duy cho trẻ. Tùy theo đối tượng mà cô cho trẻ tiếp cận và đặc điểm lứa tuổi trẻ mà cô giáo tổ chức cho trẻ cùng làm đồ dùng trực quan với cô.
Việc hướng dẫn trẻ tự làm đồ dùng trực quan này thường tổ chức sau khi trẻ đã được cô giới thiệu về đối tượng , nắm rõ được hình ảnh, chi tiết của đối tượng. Bên cạnh đó, kết hợp với gợi ý của cơ, lúc đó trẻ mới có thể hình dung ra nhân vật và làm. Trong q trình làm, cơ giúp đỡ, gợi ý… hoặc trường hợp, cô làm mẫu từng thao tác đơn giản và trẻ làm theo cô. Để tạo ra đồ dùng trực quan đa dạng, hấp dẫn, thu hút thì giáo viên phải xây dựng quy trình thực hiện, dựa vào quy trình đó trẻ sẽ làm thuận lợi hơn và có nhiều thời gian để sáng tạo ra những cách làm mới dựa tren sự hướng dẫn của cô. Đầu tiên, giáo viên cần nêu yêu cầu cụ thể cho trẻ khám phá, tạo điều kiện cụ thể cho trẻ tiếp cận để tìm hiểu thơng tin đầy đủ về đồ dùng trực quan mà trẻ sẽ làm như quan sát, sử dụng các giác quan để nghe, nhìn, sờ... giáo viên hướng dẫn chi tiết về đối tượng cần làm, cần giải thích ngắn gọn, minh họa cách làm sao cho mọi trẻ đều có thể hình dung ra được đối tượng cần làm. Khi làm mẫu, cô làm từng bước từ nguyên liệu đến mẫu hồn chỉnh cho trẻ xem. Sau đó hướng dẫn tuần tự từng bước cho trẻ làm theo. Làm xong bước này mới hướng dẫn tới bước khác, vừa làm vừa nhấn mạnh, giải thích, hướng dẫn cụ thể, chi tiết để trẻ có thể làm được. Cần kiên trì hướng dẫn trẻ làm, kết nói các bộ phận của đồ dùng và động viên khích lệ trẻ làm tới khi trẻ tự làm được trọn vẹn cả sản phẩm. Với những trẻ yếu, giáo viên trực tiếp làm lại cho trẻ xem, cầm tay giúp trẻ làm lại. Giáo viên trò chuyện, đàm thoại với trẻ trong quá trình làm đồ dùng trực quan nhằm giúp trẻ nhớ lại những đặc điểm của đối tượng, câu hỏi dành cho trẻ cần ngắn gọn ,đa dang, từ dễ đến khó nhằm kích thích trẻ huy động các thao tác tư duy. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà giáo viên hướng dẫn phù hợp. Việc làm mẫu hay chỉ dẫn bằng lời cần dựa vào những kinh nghiệm, kĩ năng của trẻ và độ khó của sản phẩm. Với những đồ dùng mà trẻ chưa biết cách làm, giáo viên hướng dẫn cụ thể toàn bộ cách làm. Những kĩ năng nào mà trẻ chưa biết giáo viên làm mẫu thật chậm
từng kĩ năng và khuyến khích trẻ làm lại. Với những đồ dùng trẻ đã biết cách làm, giáo viên khơng hướng dẫn lại cách làm mà chỉ đóng vai trị là người tổ chức hoạt động khuyến khích trẻ sáng tạo những cách làm mới để tạo ra những đồ chơi khác nhau, mới lạ. Ví dụ: cơ giáo trị chuyện với trẻ về con Cơng, giới thiệu với trẻ hôm sau sẽ dạy cho cả lớp đọc thuộc bài đồng dao “Con Công hay múa” và đưa ra gợi ý cho cả lớp cùng làm con Công với cô. Cô trao đổi, thảo luận hướng cho trẻ cách làm đồ dùng theo trình tự “mở”. Nghĩa là hướng cho trẻ bắt đầu từ việc tìm kiếm nguyên liệu phù hợp với ý tưởng đến việc sử dụng các kĩ năng đã biết để tạo nên đồ dùng và học thêm các kĩ năng mới. giáo viên giúp trẻ phát hiện đồ dùng mới chứa đựng thông tin về chủ đề trẻ sắp hoặc đang làm quen. ví dụ: chú Cơng phải có bộ long như thế nào? Màu sắc ra sao…để trẻ nắm vững đặc điểm chú Cơng sắp làm và phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo ở trẻ. Mặt khác, giáo viên cùng trẻ sưu tầm, tìm kiếm các nguyên vật liệu phù hợp với các loại đồ dùng để trẻ thực hiện đúng theo yêu cầu mà cô đưa ra trên cơ sở sự sáng tạo của trẻ.
Gợi ý giúp trẻ có ý tưởng làm đồ dùng đối với trẻ mẫu giáo lớn thường thuận lợi hơn đối với trẻ mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ. Khi làm đồ dùng, giáo viên nên cho trẻ làm việc theo nhóm.việc tạo nhóm cho trẻ cùng làm đồ dùng cần lưu ý loại đồ dùng đồ chơi, việc làm này cũng sẽ tạo điều kiện cho trẻ rèn tính tích cực hoạt động, biết làm việc. Ngồi ra, để phát huy tính sáng tạo và gây hứng thú cho trẻ trong các giờ làm quen , khơi gợi trí tưởng tượng cho trẻ, cần xây dựng kế hoạch tự làm đồ dùng dạy học cụ thể rõ ràng. Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ và đặc điểm đồ dùng trực quan mà cô gợi ý trẻ cùng tham gia thiết kế, điển hình như:
Làm rối tay: cơ may và khâu viền mép vải, cịn trẻ nhồi vải, hoặc bông làm đầu, làm tay
Làm rối ngón tay: cơ và trẻ vẽ hình khn mặt nhân vật và gắn vào bao ngón tay. Làm rối dẹt: cơ vẽ hình nhân vật cịn trẻ tơ màu.
Làm tranh khuyết từ cơ vẽ hình nhân vật ( hoặc một số hình ảnh có liên quan đến nội dung truyện ), cịn trẻ tơ màu.
Hướng dẫn trẻ làm đồ dùng phải đảm bảo thực hiện theo mục tiêu giáo dục, mang tính thẩm mĩ, phải giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, kích thích cho trẻ tính độc lập, sáng tạo, đồng thời phải phù hợp với từng lứa tuổi và đảm bảo được những
tiêu chí về sự an tồn về đồ chơi cho trẻ. Điều quan trọng nhất là đồ chơi phải an tồn đối với bé, kế đến là giúp kích thích óc sáng tạo và trí thơng minh của bé. Thông qua phương tiện đồ chơi, dạy cho con trẻ rất nhiều điều về cuộc sống kỳ diệu xung quanh, về sự sẻ chia, tình yêu gia đình, tình bạn, tình yêu thiên nhiên… Bên cạnh đó, rèn luyện các kĩ năng, phát triển nhiều mặt cho trẻ trong đó có ngơn ngữ nói chung và vốn từ nói riêng. Qua đó trẻ nói được rất nhiều và phát triển hơn so với yêu cầu thực tế, thơng qua q trình làm đồ dùng trực quan trẻ thể hiện thái độ tình cảm của mình với môi trường xung quanh, phát triển hành vi, ngôn ngữ giao tiếp trong nhóm trẻ …Cung cấp vốn từ, kích thích trẻ nói, giúp cho trẻ làm quen với thơ chuyện, chữ viết…
Phát triển các giác quan, phát triển vận động: luyện vận động các cơ tay, sự khéo léo của bàn tay, ngón tay và luyện các vận động đi chạy, nhảy, bật.
Trẻ biết cầm, nắm, lăn xoay; biết phối hợp tay và mắt: xâu, xếp, lắp ghép… Phát triển trí tuệ, phát triển nhận thức: luyện các giác quan ( thị giác, thính giác, xúc giác…), nhận biết mơi trường xung quanh, so sánh đặc điểm, định hướng không gian, giải quyết vấn đề…Trẻ phân biệt được kích thước to – nhỏ, dài- ngắn, tính chất cứng – mềm, màu sắc của đối tượng…
Phát triển cảm xúc, tình cảm: Trẻ vui, tị mị, thích thú, thoải mái cười nói.gợi cho trẻ cảm xúc, tình cảm khác nhau ( Vui nhộn, thoải mái, âu yếm, nhẹ nhàng…)
Phát triển xã hội: Biết hợp tác, chia sẻ, quan tâm đến mọi người, thỏa thuận. Giáo viên cần phải chú ý phương pháp truyền đạt đến trẻ. Giáo viên không đặt ra trước loại sản phẩm, bắt trẻ làm theo mà chỉ nên gợi ý cho trẻ tự chọn suy nghĩ, sáng tạo ra theo những gì mà mình nghĩ. Sau đó giáo viên mới hướng dẫn cụ thể phương pháp thực hiện với từng loại đồ dùng sao cho phù hợp với từng trẻ, từng hoạt động với từng nội dung tiếp cận cụ thể. Người lớn, giáo viên nên chọn những phương tiện trực quan với những hình ảnh mới lạ, hấp dẫn, sinh động, tập cho trẻ quan sát trong thời kì đầu. cần chú ý đến lứa tuổi, nếu như đối tượng cần thiết kế quá phức tạp, quá cao hoặc quá thấp đối với trrình độ, khả năng nhận thức của trẻ đều làm trẻ dễ chán, nên khó gây được hứng thú. Khi cơ giáo làm ra những đồ dùng sáng tạo đã khơi gợi được ở trẻ niềm yêu thích, say mê của trẻ với đối
tượng. Muốn có những kết quả tốt hơn đối với trẻ, bên cạch việc sáng tạo ra những đồ dùng trực quan đẹp mắt, cần xây dựng kế hoạch, tổ chức hướng dẫn trẻ tự làm đồ dùng trực quan, làm cùng cô đảm bảo đáp ứng được yêu cầu và sát với tình hình đặc điểm của lớp, của trường. Tổ chức cho trẻ cùng làm đồ chơi cịn góp phần giao lưu tình cảm giữa cơ và trẻ. Nó thể hiện tình cảm của giáo viên với trẻ, với nghề. Nếu khơng u trẻ cơ giáo khó lịng có thể tự nguyện dành thời gian để làm một món đồ chơi nào đấy cho chúng. Trẻ em cũng dể dàng nhận thấy điều đó, trẻ rất vui sướng đón nhận khi được món đồ dùng do chúng tự làm ra. Với trẻ chúng chưa có những khái niệm đánh giá khắt khe về tính thẩm mỹ, tính bền vững. Quan trọng với trẻ là niềm vui và sự hào hứng với đồ dùng đó. Vì vậy, các cơ giáo cũng khơng nên quá lo lắng về các tính năng, chất lượng hồn thiện của những món đồ chơi trẻ cùng tạo, không nên cho trẻ làm các đồ dùng quá cầu kỳ đến nỗi trẻ khơng được thao tác được vì cơ sợ chúng làm hỏng. Làm một đồ dùng trực quan phục vụ các hoạt động làm quen của trẻ không được cầu kỳ, đẹp mắt mà trẻ được chơi thì sẽ có giá trị hơn một thứ đồ dùng làm cơng phu tốn kém mà chỉ để ngắm. Đấy cũng chính là khởi đầu cho mọi sự sáng tạo sau này cho mỗi đứa trẻ.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi nghĩ rằng biện pháp hướng dẫn cho trẻ tự làm đồ dùng trực quan là việc làm hết sức cần thiết và bổ ích cho trẻ mầm non để trẻ bổ sung và củng cố vốn từ.