.Quan niệm của các nhà nho thời Hán về đạo đức trung hiếu

Một phần của tài liệu LATS-2014 - Đạo Đức Trung Hiếu Của Nho Giáo Và Ý Nghĩa Của Nó Đối Với Việc Giáo Dục Ý Thức Trách Nhiệm (Trang 58 - 65)

Năm 221 TCN, Tần Thuỷ Hoàng chinh phục sáu nước trong cục diện “thất hùng”, thống nhất Trung Hoa lục địa và thiết lập nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Nhà Tần thực hiện chính sách cực đoan, ra lệnh trừ sách sử nhà Tần, sách bói, sách thuốc, sách trồng cây, còn sách Nho gia như Kinh Thư, Kinh Thi đều phải đem đốt hết, hai người dám bàn về Kinh

Thi, Kinh Thư lập tức bị chém giữa chợ, lấy lời dạy của Nho gia đời xưa để nhận xét

đời nay sẽ bị giết cả họ... Để răn đe, Tần thuỷ Hồng hạ lệnh chơn sống 460 nho sinh ở Hàm Dương vì tội phạm điều cấm. Xã hội Trung Quốc lúc này trở nên rất trì trệ, triều đình bóc lột dân chúng nặng nề phục vụ cho việc xây cất và cuộc sống xa hoa... Kinh tế không phát triển, mâu thuẫn giữa nhân dân lao động với giai cấp quý tộc, địa chủ phong kiến quan liêu gay gắt…tất cả trở thành tiền đề tất yếu cho sự suy vong của nhà Tần. Năm 206 TCN, Lưu Bang lãnh đạo lực lượng chống nhà Tần thắng lợi, lập ra nhà Hán.

Thời Hán vấn đề phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội được chú trọng với mục đích duy trì chế độ phong kiến. Về kinh tế, nhà Hán tạo điều kiện khôi phục và phát triển sản xuất bằng cách: giảm nhẹ sưu thuế, phục viên binh lính cho về sản xuất, giảm hẳn việc xây dựng những cơng trình lớn... Bên cạnh đó để củng

cố lịng tin của quan lại, dân chúng, nhà Hán tiến hành: huỷ bỏ nhiều điều luật hà khắc của nhà Tần; khôi phục lại tước vị cũ, trả lại ruộng đất cho những người thuộc giai cấp địa chủ đã phải vì chiến tranh mà rời bỏ quê hương; phong tước, cấp đất cho hồng thân, quốc thích và cơng hầu; quan lại đều được thăng cấp... Tất cả ruộng đất trong nước đều thuộc quyền sở hữu của vua, gọi là “vương điền”. Nhà nước độc quyền quản lý: muối, sắt, đúc tiền, giá cả, cho vay nợ.

Mặc dù tạo ra sự phát triển, song chính quyền trung ương của nhà Hán thực chất chỉ cai trị được gần một nửa số quận, số còn lại nằm trong tay các tập đoàn quý tộc địa phương. Bên cạnh đó, trong suốt thời gian tồn tại của mình, nội bộ nhà Hán lúc nào cũng có sự tranh giành quyền lực, lúc ngấm ngầm, lúc công khai kết hợp với tính chất ăn bám, quan liêu của nhà nước phong kiến làm cho xã hội không ổn định và cản trở sự thống nhất về kinh tế, chính trị của nhà Hán. Trong xã hội ngoài mâu thuẫn trong nội bộ hoàng tộc, mâu thuẫn giữa các địa phương cịn có mâu thuẫn giữa những nông dân và những người tư hữu nhỏ đang bị bần cùng hoá với các thế lực phong kiến, địa chủ đang bốc lột, vơ vét của cải và sự ăn chơi xa xỉ của vua, quan các cấp. Mâu thuẫn từ trong ra ngồi đã đẩy chính quyền nhà Hán vào thế bế tắc. Trong khi mâu thuẫn xã hội vốn đã gay gắt mà chưa giải quyết được thì đời sống xã hội lại càng nặng nề hơn khi thiên tai liên tục xảy ra. Để điều hoà mâu thuẫn giai cấp trong xã hội, khống chế các tập đoàn phong kiến địa phương, củng cố quyền lực tập trung và nơ dịch dân chúng nhà Hán cần có vũ khí tinh thần. Rút kinh nghiệm từ những thất bại do chính sách cực đoan của nhà Tần, nhà Hán phục hồi lý luận chính trị, đạo đức, thần quyền thời Tây Chu và lợi dụng tính chất thần bí của âm dương ngũ hành nhằm tạo ra một cục diện mới. Chính vì thế Nho giáo được chú trọng và dần khôi phục được vị trí.

Các học phái của Nho giáo giai đoạn đầu nhà Hán vẫn chưa có thế lực đáng kể vì lúc đó Mặc học, Lão học, Pháp học cịn đang mạnh. Phải từ đời Hán Vũ Đế, Nho giáo mới thoát được kiếp nạn suy vong suốt 60 năm và chính thức xác lập được vị trí độc tơn trong xã hội. Theo đánh giá chung, từ thời điểm này về sau, sự học của Nho giáo được mở mang nhiều nhưng cái tông chỉ của Khổng học cũng biến đổi

khơng ít. Các học giả Nho học chỉ bo bo ấy sách vở với cách học tầm chương, trích cú, bình lời, chuộng cái danh cái hạnh Nho giáo mà ít người mở rộng về đường tu trí, luyện đức. Trong khơng khí chung ấy, đạo đức trung hiếu của Nho giáo cũng có nhiều biến chuyển.

Các đại biểu của Hán Nho chịu tác động của điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội đương thời, họ lại là sản phẩm của một chế độ phục hưng Nho giáo theo khuynh hướng từ chương, huấn hỗ. Cho nên, việc Nho giáo thời kỳ này bị đẩy lên đến đỉnh cao của tính cực đoan siêu hình là tất yếu. Nho giáo vất vả lắm mới xác lập được địa vị độc tơn, lại là cơng cụ để triều đình phong kiến thực hiện những mục đích chính trị. Về cơ bản có thể thấy những vấn đề chính của sự dịch chuyển đạo đức trung, hiếu thời Hán như sau:

Một là, đạo đức trung hiếu thời Hán bị thần bí hóa

Nhà Hán dùng hiếu trị thiên hạ nên đạo đức trung, hiếu trong Hán Nho bị hịa làm một và trở thành cơng cụ hữu dụng để triều đình trị dân. Nho giáo thời Hán “coi hiếu là đức tối cao nhất, bất hiếu là tội ác lớn nhất, tinh thần ấy quán triệt trong chế độ chọn kẻ sỹ và chế độ hình phạt thời Hán; có đức hiếu nổi bật nhất có thể được chọn đưa ra làm quan, bất hiếu chắc chắn bị quốc gia định tội đưa ra xử phạt” [97, tr.504]. Nhưng thời Hán mọi việc đều viện dẫn ý trời làm cho tính thần bí thành một đặc điểm lớn của Nho giáo thời kỳ này. Trong Nho giáo thời Hán chúng ta vẫn bắt gặp những luận điểm của Nho giáo nguyên thủy nhưng đều được trích dẫn và giải nghĩa thiên về tính thần bí. Chẳng hạn Hán Nho thường viện dẫn Hiếu kinh, cho rằng “Bậc thiên tử hiếu thì rồng trên trời đồ hình, rùa dưới đất dâng sách, mây lớn bay ra. Dân thường hiếu thì rừng rậm ao đầm tươi tốt”; “Xưa đấng vua sáng thờ cha hiếu, nên thờ trời sáng; thờ mẹ hiếu, nên thờ đất xem xét kỹ càng... Hiếu đễ rất mực thì thơng với thần minh, sáng cả bốn bể, khơng gì khơng thơng” [97, tr.505] để lấy đó mà vụ dẫn nhân dân thực hành hiếu. Tội bất hiếu là tội lớn nhất và vi phạm tơng pháp mà vì mục đích tận hiếu có thể được dung thứ. Hán Nguyên đế hạ chiếu rằng: “Tình thân cha con, đạo của vợ chồng là tính trời vậy. Tuy có hoạn nạn, bị chết nhưng được sống. Thành thực yêu quý trong lòng, nhân hậu tới nơi tới chốn, há nào

trái ngược gì đâu! Từ nay hễ con che dấu cho cha mẹ, cháu che dấu cho ông bà đều không bị ghép tội” [97, tr.292].

Kẻ sĩ đời Hán nhiều vô kể, nhưng họ chỉ vụ lấy việc tu thân, cho nên trung hiếu thành tục, những kẻ q hiển dựa vào đó thì khơng có đường nào khác nữa. Danh nho đời Hán nhiều nhưng đặc biệt hơn cả phải kể đến Đổng Trọng Thư, Dương Hùng và Vương Sung. Trong ba người ấy, chỉ có tư tưởng của Đổng Trọng Thư được truyền rộng rãi nhất bởi nó hợp thời, hợp với chủ trương của triều đình. Đổng Trọng Thư phát triển Nho giáo theo hướng duy tâm, dựa trên tư tưởng Khổng Mạnh để hệ thống hoá các phạm trù đạo đức thành “tam cương”, “ngũ thường”.

Mặc dù dựa trên tư tưởng Khổng Mạnh, song Đổng Trọng Thư khơng tìm cách trở về với cội nguồn nhân tính, nhân tâm hay tứ đoan để giải thích căn nguyên của hiếu đạo, mà ơng đẩy tính tự giác của nhân tính lên hàng đầu rồi đem thần bí hóa nó. Ơng dùng âm dương ngũ hành để phụ họa, dẫn dắt, giải thích và cổ vũ cho việc thực hành đạo hiếu. Đổng Trọng Thư viết: “Nghĩa vua tôi, cha con, vợ chồng đều giữ theo đạo âm dương. Ba rường mối của vương đạo, có thể tìm thấy ở trời. Vua, cha, chồng là dương; tôi, con, vợ là âm” [97, tr.238]

“Đổng Trọng Thư từng coi chữ hiếu trong sách Hiếu kinh là tư tưởng “Thiên chi kinh, địa chi nghĩa” (kinh của trời, nghĩa của đất). Ơng nói: “Trời có ngũ hành, một là Mộc, hai là Hỏa, ba là Thổ, bốn là Kim và năm là Thủy. Mộc bắt đầu của ngũ hành, Thủy kết thúc ngũ hành, Thổ ở giữa ngũ hành. Đó là trình tự của trời. Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, đó là cha con. Mộc ở bên trái, kim ở bên phải, Hỏa ở phía trước, Thủy ở phía sau, Thổ ở trung ương. Đó là thứ tự cha con. Về tương ái thì Mộc nhận Thủy, Hỏa nhận Mộc, Thổ nhận Hỏa, Kim nhận Thổ, Thủy nhận Kim. Các hành cho là cha, các hành nhận là con. Đạo trời dùng cha để điều khiển con. Mộc sinh để dưỡng Hỏa, Kim chết để bảo tồn Thủy, Hỏa cứu Mộc để dưỡng dương, Thủy khắc Kim mà táng âm, Thổ thờ trời hết lòng trung. Thế nên hiếu tử trung thần phải như ngũ hành vậy” [139, tr.76]. Đổng Trọng Thư cịn cho rằng, Trời là ơng tổ của người với đức sinh, tức là trời sinh ra hết thảy. Dùng trời như một đối tượng đạo đức khách quan, thực chất thiên

đạo của Đổng Trọng Thư chỉ dựa trên việc đưa quan hệ cha con trong trực hệ huyết thống vào kết cấu thần bí đa chiều của ngũ hành tương sinh. Từ đó quy kết về một trật tự bất di bất dịch theo tứ tự của trời khiến cho việc phân biệt quý tiện giữa cha và con trở thành tất yếu. Cha là giềng mối của con, con thụ động và phụ thuộc vào cha là tuân theo biến hóa của ngũ hành, là đúng với thiên đạo. Khơng những thế, việc thần bí này cịn chi phối cả các mối quan hệ ngồi phạm vi gia đình, coi quan hệ cao nhất, có tính bắt buộc nhất lại là quan hệ quân thần bởi lẽ gọi vua là thiên tử tức con trời, vua là cha của mn dân cho nên vua thì theo ý trời mà dân thì theo ý vua.

Theo đó trung và hiếu tất hoà làm một bởi đều vâng mệnh trời cả. Đổng Trọng Thư viết: “Trời, đất và người là gốc của muôn vật. Trời sinh, đất nuôi, người thành tựu. Trời lấy hiếu đễ mà sinh, đất lấy ăn mặc mà nuôi, người lấy lễ nhạc mà thành tựu. Ba điều ấy hợp thành một thể, hễ thiếu một điều là không được. Không có hiếu đễ thì khơng có cái để sinh, khơng có cái ăn mặc thì khơng có cái để ni, khơng có lễ nhạc thì khơng có cái để thành tựu. Nếu ba cái ấy mất cả, thì dân hố ra như đàn hươu nai, cha không khiến được con, vua không khiến được tơi, dẫu có thành qch cũng khơng như vậy” [60, tr.330].

Luân lý của Đổng Trọng Thư hữu dụng với chế độ đương thời là ở chỗ: Trung hiếu là trung hiếu với vua, cha cũng là với trời. Trái mệnh vua, cha thì trời bắt phạt bởi thế ai cũng phải vâng mệnh trời. Vâng mệnh ấy là giữ được danh tiết của mình, danh tiết của nhà nho. Tuy nhiên, Đổng Trọng Thư bên cạnh việc đề cao cái danh tiết cũng thường nói tới nghĩa và lợi giống như trời vừa răn đe vừa vỗ về bằng cách chỉ vẽ cho cách nuôi thân, vừa có danh vừa có thực. “Trời sinh ra người, khiến người sống ở cái nghĩa và cái lợi. Lợi để nuôi thân thể, nghĩa để nuôi cái tâm. Tâm khơng có nghĩa khơng thể vui được; thân thể khơng có lợi, khơng thể n được...Cái nghĩa nuôi người ta sống lớn hơn cái lợi” [60, tr.337]. Sống vì cái danh, cái nghĩa theo tư tưởng của Đổng Trọng Thư ảnh hưởng đến rất nhiều thế hệ nhà nho sau này. Cho nên, “Hán Nho tuy không làm đúng cái tông chỉ của Khổng học, nhưng nhờ sự kinh học mà sau thành ra cái học trọng danh tiết rất thịnh … Nhờ có

cái kết quả học ấy, mới định được dân trí và giữ được cái phận vua tôi rất vững bền” [60, tr. 315 - 317].

Chính từ thần bí hóa, cương thường hóa mà Đổng Trọng Thư làm cho hiếu và trung vốn là lẽ thường tình, tự nhiên của đạo đức con người biến thành phương tiện phục vụ cho giai cấp phong kiến. Bởi thế, bên cạnh tính thần bí hóa, cương thường hóa, đạo đức trung hiếu trong Nho giáo thời Hán cịn gia tăng tính cứng nhắc, chuyên quyền, một phía trong xử lý các mối quan hệ xã hội.

Hai là, Nho giáo thời Hán tuyệt đối hóa một chiều đạo đức trung hiếu

“Nho học phát triển đến thời nhà đại Nho Đổng Trọng Thư thời Hán thì đã chỉ rõ về hệ thống của học thuyết tam cương. Xác định địa vị “phụ tôn tử ti”, “quân tôn thần ti” “phu tôn phụ ti” (cha quý con hèn, vua quý thần hèn, chồng quý vợ hèn). Hiếu đễ khơng cịn là phạm trù đạo đức đơn thuần tách biệt tam cương nữa, mà là trực tiếp phục vụ “phụ vi tử cương” (cha là trụ cột của con) gián tiếp phục vụ chuẩn mực đạo đức “vua là trụ cột của thần, chồng là chỗ dựa của vợ”[10, tr.367].

Tam cương là ba mối quan hệ đầu tiên trong năm mối quan hệ (ngũ luân): Vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bạn bè. Đổng Trọng Thư cho đó là đạo người, do trời quy định và nghĩa quân thần, phụ tử, phu phụ đều lấy đạo âm dương. Vua là dương, tôi là âm; cha là dương, con là âm mà “âm là hợp của dương; con là hợp của cha; tôi là hợp của vua” [10, tr.367]. Theo đó có thể thấy vua, cha và chồng là quan trọng, còn bề tôi, phận làm con và vợ chỉ là thứ yếu. Đổng Trọng Thư khẳng định: âm khơng vận hành một mình, khơng được tự chun, việc hồn thành khơng kể công. Dương xuất hiện ở trước và gánh vác công việc, âm ở sau không gánh gác công việc chỉ phụ giúp cho dương. Người ở vị trí âm phải phối hợp, tuân theo người ở vị trí dương. Dựa vào âm dương, Đổng Trọng Thư cho rằng “quan hệ tương sinh giữa năm hành là một loại quan hệ cha con, “cho nên lúc cha sinh ra, con sẽ lớn lên; lúc cha già đi, con sẽ nuôi nấng; lúc cha ni dưỡng, con thành người. Những gì cha làm, con đều theo và tiếp tục làm theo, không dám không theo ý; theo ý cha, hết sức theo đạo làm người” [97, tr.243]. Như vậy trong học thuyết của Đổng Trọng Thư, “đạo trời đã có trung hiếu nhân nghĩa, có mừng giận buồn vui; trong đạo người, có

âm dương ngũ hành, đơng lạnh hạ nóng. Trời và người cùng một thể, trời và người cùng một lý. “Nên ngũ hành là đức hạnh của con hiếu tôi trung””[97, tr.243]. Tương tự như vậy, về đạo bề tôi, Đổng Trọng Thư cho rằng, dương chủ đức, âm chủ hình; dương đi thuận, âm đi ngược; dương khiến người ta có lịng nhân ái, âm khiến người ta tham lam. Hai khí âm dương tích tụ thành người nên người hội đủ cả thiện và ác. Song “Tính là điểm phác thực của bản chất trời cho; thiện là nhờ giáo hoá của vua. Khơng có bản chất ấy, vua khơng thể giáo hố; khơng có giáo hố của vua thì điểm phác thực của bản chất không thể hiện được” [97, tr.250].

Đổng Trọng Thư cho rằng đã là phận bề tôi, phận làm con tất phải có tính phục tùng, “trung, hiếu” là vâng mệnh mà làm, khơng được trái vì lẽ thường: Vua là tượng của “trời” nên có đức che chở, hướng dẫn, bề tơi là tượng của “đất” nên có đức chuyên chở, tuân theo; cha thuộc “mùa xuân” nên có đức sinh, con thuộc “mùa hạ” nên có đức dưỡng, tuân theo, tất cả là do trời định đoạt. Cho nên trong trời đất, thiên hạ khơng có cha mẹ nào là khơng đúng; cha có thể khơng nhân từ nhưng con khơng thể khơng hiếu thảo; vua có thể khơng phải là minh qn nhưng bề tôi không thể không trung. Như vậy quan hệ vua tôi, cha con đã được Đổng Trọng Thư khép

Một phần của tài liệu LATS-2014 - Đạo Đức Trung Hiếu Của Nho Giáo Và Ý Nghĩa Của Nó Đối Với Việc Giáo Dục Ý Thức Trách Nhiệm (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)