Nho giáo đến cuối nhà Hán thì bề ngồi rất thịnh, nhưng bên trong thì suy. Đến thời Tam quốc, Lục triều, Lão học và Phật học đều hưng thịnh, lấn át Nho giáo. Nho giáo lúc này vẫn tiếp tục thiên về mặt từ ngữ chứ không chú ý đến nghĩa lý thiết thực và thường bị lẫn lộn với Lão giáo. Điều này bị quy định một phần bởi tình trạng xã hội loạn ly, lòng người chán nản muốn trốn vào một chỗ siêu việt, tiêu dao như “niết bàn” của Phật hay chọn lối sống bình thản “vơ vi” của Đạo Lão. Đến đời
Tuỳ và Đường, sự hưng thịnh về mặt từ chương, khoa cử của Nho tiếp tục được đẩy cao cùng với tư tưởng của Phật, phép tu luyện của đạo Hoàng Lão. Nhà Tuỳ, Đường mở Thái học, Quốc tử giám, Nhà học...nhưng về sau xã hội loạn lạc, việc học bị gián đoạn và dần bị bỏ hết.
Năm 960, nhà Tống được lập, chấm dứt thời kỳ “ngũ đại, thập quốc”, dựng một nền thống trị thống nhất. Nho giáo lúc này bắt đầu được chấn hưng. Trong thời gian tồn tại, nhà Tống vừa phải tiêu diệt các thế lực cát cứ, vừa phải tìm cách phát triển nền kinh tế. Trong khi chính sách cải cách của Vương An Thạch phần vì thiếu thực tế, phần vì đụng chạm đến quyền lợi của giai cấp thống trị trở nên không hiệu quả, thì vua chúa chỉ lo xây dựng cung thất, ăn chơi xa xỉ, quan lại bóc lột dân chúng... Suốt thời gian tồn tại, triều đình nhà Tống tỏ ra yếu đuối, bạc nhược, lúc nào cũng chủ trương cầu hoà với giặc trong khi nhiều tướng lĩnh yêu nước vẫn lãnh đạo nhân dân chống ngoại xâm. Vì thế nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra, mâu thuẫn giữa dân chúng với triều đình ngày càng trở nên sâu sắc.
Để duy trì, củng cố nền thống trị phong kiến và nô dịch đời sống tinh thần của nhân dân lao động, giai cấp thống trị chủ trương độc tôn Nho giáo. Vua Thái Tổ nhà Tống vừa lên ngơi đã cho vẽ hình của Thất thập nhị hiền và Nhị thập thất tiên Nho. Từ đây kéo dài đến hết đời Tống các vua đều sùng bái Khổng Tử, Mạnh Tử làm cho trong thiên hạ đâu đâu cũng thấy bàn Nho, học Nho. Có thể thấy Nho giáo dưới thời Tống đạt được giai đoạn cường thịnh của nó. “Sự hưng thịnh của Nho giáo thời Tống không phải là ngẫu nhiên, mà nó chứa đựng nguyên nhân tất yếu của nó. Trung Quốc, sau một thời gian dài chiến tranh loạn lạc, cát cứ bởi cục diện “ngũ đại, thập quốc”, đến triều đại nhà Tống đã thực hiện được một sự thống nhất và ổn định khá lâu cả về chính trị, văn hố tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển phồn vinh chưa từng có. Để bảo vệ trật tự luân lý, cương thường của chế độ phong kiến, vua Tống Thái Tổ cũng như các ông vua nối nghiệp nhà Tống đã đề cao Nho học, lấy Nho học làm hệ tư tưởng chính thống. Đó chính là miếng đất tốt để Nho giáo hưng thịnh” [10, tr.518].
mà cái tinh tuý, cao siêu, uyên thâm của Nho giáo cũng được hưng thịnh. Nho giáo thời Tống còn được nhắc tới với số lượng danh Nho nhiều nhất so với các thời đoạn lịch sử của nó trước đó. Đó là Thiệu Ung, Lục Cửu Un, Chu Đơn Di, Trình Hạo, Trình Di... Tuy vẫn là tiếp tục dòng mạch của Nho giáo, nhưng Tống Nho có nhiều điểm khác với Nho giáo thời Khổng - Mạnh và Hán Nho. Sự khác biệt thể hiện ở ngay những phạm trù đạo đức quan trọng nhất của Nho giáo trong đó có các phạm trù đạo đức trung, hiếu.
Hán Nho hòa hiếu vào trung, rồi tiếp đến là tuyệt đối hố quan hệ vua tơi, cha con, gán cho nó tính chất thần bí để đề ra đạo đức trung hiếu một chiều, vô điều kiện mà thực chất là để bảo vệ cho trật tự xã hội phong kiến và tập trung quyền lực. Tống Nho cũng vẫn mục đích ấy, coi thánh nhân là đại diện cho ý trời. Theo Chu Đôn Di, “thượng đế chỉ cung cấp một loạt hệ thống trật tự chứ khơng phải việc gì cũng can thiệp. Đây là điểm khác biệt về quan niệm liên hệ giữa trời và người của nhà nho đời Hán và nhà Nho đời Tống. Nhưng trật tự này là gì? Do vì “trời khơng nói” nên cần thánh nhân xiển thuật thuyết minh, cần hiền tài phát hiện. Hầu hết các nhà Nho đều xuất phát từ đây đặt ra quy định và nhiệm vụ cho mình: tất cả các nhà nho đều thay mặt thánh hiền lập ngơn, cịn thánh hiền lại thay trời định tâm” [97, tr.908]
Cũng tiếp tục đề cập tới “thiên lý” và giải thích mọi thứ theo thuyết Âm Dương, nhưng Tống Nho lại tìm cách khách quan hoá các mối quan hệ trong tam cương, ngũ thường. Thơng qua đó, các giá trị trung, hiếu biểu hiện như đạo lý tất nhiên, khách quan, kêu gọi mọi người phải nhất nhất theo đó mà phục tùng. Trong
Tư trị thông giám, Tư Mã Quang đã mở đầu bằng việc khẳng định vai trò của lễ và
coi trọng quan hệ vua tôi. Theo ông, “chỉ cần đế vương không bạo ngược như Kiệt Trụ, làm tôi thần phải giữ tiết đáo dù chết cũng khơng hận ốn” [97, tr.909]. Lục Cửu Uyên là người đề xuất “Tâm học”, song ông “cũng công nhận thượng đế dựng nên vua nên thầy cho con người, vua và thầy phải cẩn thận thi hành trách nhiệm phò giúp thượng đế như vua ra lệnh cho tôi thần, tơi thần phải thi hành trách nhiệm phị giúp vua” [97, tr.1111]. Các nhà nho thời kỳ này đã tiếp tục thuyết thiên nhân cảm ứng để dùng các hiện tượng thiên nhiên dị thường mà kết luận về việc làm của con
người do khơng vâng mệnh trời. Tính chất tuyệt đối hóa thượng đế, coi vua là người được thượng đế lựa chọn cai trị muôn dân đã tiếp tục đẩy tính một chiều trong các mối quan hệ xã hội lên một cấp độ cao hơn với tính thần bí.
Trong quan điểm của Chu Hy, “thiên lý” có tính chất tiên nghiệm tuyệt đối, bao trùm tất cả. Ông coi tam cương, ngũ thường vốn là “thiên lý” có trước xã hội lồi người. Theo đó, “tuy chưa có vua tơi, nhưng trước đó đã có cái lý của vua tơi rồi. Tuy chưa có cha con nhưng trước đó đã có cái lý của cha con rồi.” [105, tr.173]. Cái lý đó tồn tại vĩnh viễn, bất biến, nhưng phát huy tác dụng tuỳ thời. Ông cho rằng, vua là sự biểu hiện hùng mạnh của “chính khí”, cịn dân là do “bạc khí” sinh thành. Cho nên, “phận tôi con không bao giờ được nói đến những sai sót của vua cha” [103, tr.174].
Cịn với Trình Hạo, “thiên lý” là bản thể của thế giới vạn vật. “Lý” ấy không sinh, khơng diệt, bao trùm hết thảy, nó vượt lên trên mọi vật chất tầm thường và tồn tại trong tâm của con người. Con người theo Trình Hạo “biết được lý ấy, chỉ cần từng ấy mà thôi”. Để biết được “thiên lý”, con người phải “chính tâm thành ý”, phải tự tu dưỡng đạo đức, lấy lịng thành kính mà giữ lấy cái tâm bản nhiên trung chính.
Tiếp thu quan điểm “thượng trí, hạ ngu” của Khổng Tử, cái “tính tam phẩm” của Đổng Trọng Thư để bảo vệ chế độ đẳng cấp, Trình Hạo cho rằng, con người sinh ra đã có sự quy định ở “khí”, “khí thanh” là hiền mà “khí trọc” là ngu, cũng chỉ có thánh nhân là sinh ra đã biết nghĩa lý thôi nên mọi người phải theo thánh nhân mà làm. Theo Trình Hạo, “cái lý cố định của thiên hạ”, tức cái trật tự chế độ phong kiến và luân lý cương thường luôn tồn tại. Làm người phải “bảo tồn thiên lý” tức là giữ gìn ln lý nhân, lễ nghĩa, trí, tín trời phú cho, cứ vậy mà làm, đừng hỏi. Theo quan điểm của Trình Hạo: Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung. Phụ xử tử vong,
tử bất vong bất hiếu, nghĩa là vua bảo bề tôi chết, bề tôi không chết là bất trung, cha
bảo con chết, con không chết là con bất hiếu.
Đồng quan điểm với Trình Hạo, Trình Di cũng cho rằng, trên trời chỉ có một lý. Nếu quan niệm của Trình Hạo “thiên lý” tức “tâm”, thì Trình Di lại cho rằng, “thiên lý” là lý từ trời. “Lý” ấy không thể thêm bớt, không thể nghe hay sờ được… Ông cho rằng “lý” tồn tại trong đời sống xã hội chính là những nguyên tắc đạo đức
và nguyên tắc chính trị của xã hội phong kiến. Thực ra cái “lý” mà trình Di nói tới chủ yếu là “cái lý vua tơi, cha con”. Để đạt được “lý”, Trình Di chủ trương “cách vật trí tri”. Có người hỏi: “vật chỉ là ngoại vật hay vật trong tính?” Trình Di nói: “Khơng câu nệ, phàm trước mắt khơng gì khơng phải là vật, mọi vật đều có lý như lửa thì nóng, nước thì lạnh, đến như qn thần, phụ tử cũng đều là lý cả”. Như thế “cách vật trí tri” theo Trình Di là cốt để cảnh tỉnh cho con người biết “dừng lại ở chỗ chí thiện, làm con dừng lại ở chỗ hiếu, làm cha dừng lại ở chỗ từ, khơng cần bề ngồi, chỉ vụ nhìn thấy lý của vật” [xin xem:10, tr.538]. Theo đó thì “trung, hiếu” là làm cho đúng cái “lý vua tơi, cha con” nhưng vì khơng “vụ ở bề ngồi” nên khơng khi nào phận tôi, con được đi ngược lại với quan điểm của vua, cha bởi trong khoảng trời đất khơng có cha mẹ nào là khơng đúng và cha có thể khơng nhân từ nhưng con không thể không hiếu.
Như vậy, tuy không đề cập một cách trực diện tới đạo đức trung hiếu, không nêu cụ thể xem thế nào là trung, là hiếu, nhưng trên cơ sở những tư tưởng của mình, Tống Nho đã nói đến một thứ trung, hiếu thụ động, tuyệt đối. Đó là sự phục tùng vô điều kiện của bề tôi với vua, con đối với cha nhưng không phải vua, cha bắt làm vậy mà do sự thiết định của “trời”. Tống Nho đã khách quan hoá các quan hệ đạo đức và nguyên tắc thể chế xã hội phong kiến đương thời. Nó trở thành chỗ dựa tinh thần của giai cấp thống trị nhằm biện hộ cho tính hợp lý của xã hội phong kiến và là công cụ để nô dịch quần chúng nhân dân. Từ thời Tống về sau, công năng phục vụ cho triều đại phong kiến của đạo đức trung hiếu vẫn được tiếp tục phát huy.
Tiểu kết chương 2
1. Nho giáo trong tiến trình tồn tại ln chịu ảnh hưởng của điều kiện lịch sử cụ thể và tác động của các nhân tố chủ quan, khách quan khác nhau. Điều này khiến cho Nho giáo nói chung và đạo đức trung, hiếu của nó nói riêng trải qua từng thời kỳ đều có những biến đổi nhất định.
2. Trong Nho giáo nguyên thủy, đạo đức trung, hiếu hàm chứa nhiều nội dung. Tựu trung lại, đạo trung địi hỏi bề tơi phải thực hiện đúng lễ; phải biết phân biệt, xét cái đáng theo mà theo; phải xuất phát từ tâm trung; phụ thuộc vào đức độ
của từng ông vua để phát huy đạo trung. Đạo hiếu đòi hỏi người con phải phụng dưỡng, đối đãi với cha mẹ bằng chân tình; phụng sự cha mẹ bằng lễ; giữ gìn thân thể của mình; tiếp nối chí hướng ông cha. Tuy vậy, hạn chế cơ bản của đạo đức trung, hiếu thời kỳ này rõ ràng mang tính cải lương mà ít có tính thực tiễn với những phương pháp triển khai hiệu quả.
3. Thời Hán, Nho giáo bước vào thời kỳ chấn hưng theo khuynh hướng từ chương, huấn hỗ và bị đẩy lên đỉnh cao của tính siêu hình, cực đoan. Đạo đức trung hiếu của Nho giáo thời này bị thần bí hóa và hịa vào làm một trở thành công cụ hữu dụng để triều đình trị dân. Đạo đức trung hiếu bị tuyệt đối hóa một chiều. Phận tơi, con là cứ vâng mệnh mà làm. Bất trung, bất hiếu là có tội với vua, với cha mà cũng là có tội với trời. Tuy có nhiều hạn chế, song đạo đức trung, hiếu của Hán Nho phù hợp với điều kiện xã hội lúc bấy giờ và trong chừng mực nhất định, nó góp phần tạo ra sự ổn định về mặt hình thức để xã hội vận động phát triển.
3. Thời Tống, triều đình vừa lo tiêu diệt các thế lực cát cứ vừa chủ trương cầu hòa với giặc để duy trì trật tự xã hội phong kiến. Việc sử dụng và chấn hưng Nho giáo là việc làm có mục đích của giai cấp thống trị. Tống Nho chủ trương tuyệt đối hóa quan hệ vua tơi, cha con và gắn cho nó tính thần bí để tạo ra một sự phục tùng vơ điều kiện, đó là “thiên lý”. Nó đã khách quan hóa quan hệ đạo đức trung, hiếu và các nguyên tắc thể chế xã hội đương thời đảm bảo cho đạo đức ấy được thực thi. Nhờ đó, nó trở thành trở dựa tinh thần, công cụ của giai cấp thống trị phong kiến nhằm biện hộ cho tính hợp lý và sự nơ dịch đối với nhân dân.
Với sự biến đổi trong tiến trình lịch sử, Nho giáo nói chung, đạo đức trung, hiếu của nó nói riêng có ảnh hưởng rất lớn đến các giá trị đạo đức ở những nơi mà nó thâm nhập, ở trong nước cũng như nước ngoài như Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam. Mặt khác, khi du nhập vào các nước đó, bản thân Nho giáo cũng bị biến đổi do sự tiếp biến của nó với các yếu tố bản địa, tức bị “Việt Nam hóa”, “Nhật Bản hóa”, “Triều Tiên hố”... Do đó, các phạm trù đạo đức của Nho giáo trong đó có đạo đức trung, hiếu cũng có sự biến đổi nhất định.