3.2.2 .Quan niệm về đạo hiếu của các nhà nho Việt Nam
4.3. Một số kiến nghị mang tính giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức
thức trách nhiệm trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam
Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa” [32, tr.85]. Đó là con người được: “phát triển tồn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lịng nhân ái, khoan dung, tơn trọng nghĩa tình, lối sống
có văn hóa, quan hệ hài hịa trong gia đình, cộng đồng và xã hội” [32, tr.85]. Tuy nhiên, thực tiễn đất nước trong những năm đổi mới đã dành cho cho sự phát triển kinh tế xã hội và do đó gây ra sự dịch chuyển các hệ giá trị, đồng thời tác động trực tiếp đến lối sống và phong cách tư duy của con người Việt Nam. Tình trạng thối hóa biến chất của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên về lối sống, đạo đức, thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm với những người khác đang trở nên khá phổ biến trong xã hội ta hiện nay…Đây có thể xem là một trong những nguyên nhân cơ bản cản trở quá trình phát triển của xã hội. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước trong quá trình lãnh đạo tồn dân hồn thành cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh luôn nhấn mạnh và quán triệt định hướng: phát triển tồn diện, hài hịa, bền vững trên nguyên tắc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Theo các chuyên gia, có một nguyên nhân khiến cho nền đạo đức cách mạng khó đi vào cuộc sống đó là sự thiếu vắng về cơ chế và chính sách cho định hướng kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống một cách cụ thể. Chẳng hạn, tìm ra hình thức tơn vinh những tấm gương hiếu thảo, có chế độ khen thưởng để khuyến khích nhân rộng. Nói cách khác, để nền đạo đức cách mạng mới có thể thực sự đi vào cuộc sống chứ không chỉ nằm ở chủ trương, đường lối, việc khẳng định các giá trị đạo đức như trung hiếu thơi chưa đủ, cần phải có các hành động cụ thể thiết thực để tiếp thêm sức sống, sức ảnh hưởng và sự thẩm thấu các giá trị này vào đời sống đạo đức của mỗi cá nhân.
Đối với đời sống đạo đức của mỗi cá nhân, giáo dục đóng vai trị hàng đầu, xuyên suốt. Cho nên, Đảng và Nhà nước chủ trương: “Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống…Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội; xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời” [34, tr.41].
Trong tình hình đất nước hiện nay, để đạt được những mục tiêu của thời kỳ đổi mới về công tác giáo dục đạo đức đặc biệt là giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ,
cùng với sự phối hợp đồng bộ, rộng khắp và thường xuyên ở cả ba môi trường giáo dục liên quan đến các cá nhân bao gồm: gia đình, nhà trường, xã hội, cịn cần phải đẩy mạnh giáo dục ý thức trách nhiệm cá nhân. Với mục tiêu xây dựng, bồi dưỡng, đào tạo những cá nhân có ý thức trách nhiệm, khỏe mạnh về cả thể lực và trí lực, dám đương đầu và sẵn sàng gánh vác công việc tập thể, chúng tôi xin nêu một số kiến nghị sau đây:
Thứ nhất, phải xác định, giáo dục việc nhận diện các giá trị vật chất và tinh
thần đang tồn tại trong đời sống xã hội.
Mỗi cá nhân, với đúng bản chất của mình, trước khi hành động đều đặt câu hỏi xem họ được gì. Cho nên, xác định và giáo dục việc nhận diện các giá trị vật chất và tinh thần đang tồn tại trong đời sống xã hội được xem như nền tảng để xây dựng cho cá nhân hệ chuẩn giá trị. Từ hệ chuẩn đó, họ lựa chọn và tiến hành các hoạt động thực tiễn. Các giá trị vật chất và tinh thần luôn bao hàm cả giá trị chung và giá trị riêng, cả mặt tích cực và tiêu cực. Ý thức trách nhiệm của cá nhân sẽ được xây dựng dựa trên chính ý thức về những lợi ích mà họ lựa chọn.
Vấn đề là, tránh tuyệt đối hóa hoặc đặt các giá trị trong tính triệt tiêu nhau khiến cho cá nhân không thể lựa chọn. Chẳng hạn, quan trọng hóa lợi ích vật chất sẽ đẩy đến chủ nghĩa thực dụng nhưng tuyệt đối giá trị tinh thần lại thành ảo tưởng, mơ hồ. Hay tuyệt đối hóa giá trị riêng thì sinh ra chủ nghĩa cá nhân vị kỷ nhưng hô hào cho giá trị chung trừu tượng sẽ dẫn đến không tưởng, xa rời thực tiễn…Trong điều kiện hiện nay, khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ giáo dục, nhận diện các giá trị vật chất, tinh thần cho cá nhân với mục tiêu xây dựng những thế hệ mà ý thức trách nhiệm trở thành hoạt động tự giác để góp phần vào công cuộc chung, cần quán triệt quan điểm biện chứng, khách quan, khoa học và phù hợp với điều kiện mới của thực tiễn. Cho nên, ngay cả những vấn đề mà xã hội cũ coi như biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân thì xã hội mới cũng nhìn nhận nó dưới chiều cạnh khác, mang tính biện chứng hơn. Chẳng hạn, quan điểm “yêu tổ quốc phải yêu bản thân mình”. Giá trị chung – yêu tổ quốc không tách biệt mà gắn liền với giá trị riêng – yêu bản thân. Có nghĩa là con người cần sống và có trách nhiệm với bản thân, ý thức về quyền và
bổn phận của họ với chính họ rồi sẽ ý thức được về bổn phận với cộng đồng, tổ quốc.
Việc xác định sai khung giá trị của một cá nhân sẽ kéo theo các hệ lụy không tốt không chỉ đối với bản thân cá nhân ấy mà cả những cá nhân có liên quan và thậm chí cả xã hội mà cá nhân ấy là thành viên. Cho nên, bản thân mỗi cá nhân, đặc biệt là cha mẹ trong gia đình, những người đảng viên, người có chức, có quyền trong xã hội phải là những tấm gương tốt để các cá nhân khác noi theo. Chẳng hạn: cha mẹ quá trọng đồng tiền sẽ dẫn tới người con dễ nảy sinh ý thức coi thường các giá trị tinh thần, chỉ thích tiêu tiền của người khác, sống khơng có trách nhiệm; Người con quá coi trọng vật chất lại dễ hình thành ý thức dùng tiền để giải quyết tất cả, thậm chí thay thế cho các giá trị tình cảm; Người tiếp thu giá trị tinh thần không tốt sớm muộn cũng sẽ có những hành vi khơng hợp lý đối với cá nhân bên cạnh…Cho nên, xác định và giáo dục việc nhận diện các giá trị vật chất và tinh thần cần được coi là công tác trọng tâm. Việc làm này hết sức khó khăn và địi hỏi một quá trình lâu dài với sự tham gia của tồn bộ hệ thống chính trị, giáo dục và ý thức tu dưỡng của từng cá nhân.
Thứ hai, phải cổ vũ các định hướng giá trị đúng đắn, phê phán các định
hướng sai lầm. Nghĩa là, thay vì chờ cho đến khi xác định được hệ chuẩn giá trị rồi mới đem nó tác động đến các thành viên trong xã hội, phải tạo cơ hội để giúp cá thể tự lọc bỏ những tác nhân không cần thiết trong quá trình hình thành ý thức trách nhiệm. Việc thẩm thấu các giá trị trung hiếu nói riêng và giá trị đạo đức truyền thống nói chung sẽ khơng q khó khăn khi được đưa vào đó hơi thở và ngơn ngữ của xã hội hiện đại. Trách nhiệm này thuộc về gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội, nơi mà cá nhân trực tiếp tham gia với tư cách là thành viên. Trước đây, trẻ con khơng ai khơng thuộc lịng câu: Tiên học lễ, hậu học văn. Bởi thế, từ nhà ra ngõ đâu cũng thấy người lễ phép thưa gửi. Cho nên giáo dục trong gia đình được xem là nơi đầu tiên khởi phát để trở thành người con ngoan, người cơng dân tốt, có ích cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên, từ trong gia đình đến ngồi xã hội, giáo dục ý thức trách nhiệm chưa được chú ý đúng mức trong khi tiến hành định hướng giá trị đúng
đắn, phê phán các định hướng sai lầm. Chẳng hạn cha mẹ lấy giá trị vật chất để khuyến khích các hành động của trẻ. Hành động đạt được hiệu quả tức thì này lại trở thành nguyên nhân gián tiếp giết chết ý thức trách nhiệm khi trẻ lớn lên vì chỉ có các giá trị vật chất mới thu hút được trẻ. Trong khi ấy, cổ vũ cho các hành động có trách nhiệm với gia đình, cộng đồng như giúp đỡ bố mẹ, anh chị em trong nhà, giúp người nghèo, chia sẻ đồ dùng với các bạn vùng sâu vùng xa...là những tiền đề không chỉ giúp cá nhân hình thành ý thức trách nhiệm mà cịn thơi thúc cá nhân hồn thành trách nhiệm đó.
Cần thấy rằng mỗi cá nhân đều đã và đang tham gia vào cộng động với tư cách một chủ thể có ý thức cho nên việc cổ vũ các định hướng giá trị đúng đắn, khách quan với các quan niệm hiện đại của thế giới mới, phê phán các định hướng sai lầm cũng chính là việc thực hiện hiệu chỉnh hành vi cá nhân để tham gia vào quá trình giáo dục và tự giáo dục.
Thứ ba, tuyên truyền rộng khắp và nhân rộng mơ hình cá nhân lý tưởng biết
gắn lợi ích cá nhân với lợi ích cộng đồng, sẵn sàng hy sinh vì các giá trị cao cả. Vấn đề này thực chất là vẫn là cổ vũ các định hướng giá trị đúng đắn, phê phán các định hướng sai lầm nhưng được thể hiện ở phạm vi rộng hơn và mang tính phương pháp hơn. Rộng hơn là bởi muốn tun truyền rộng khắp và nhân rộng mơ hình cá nhân lý tưởng biết gắn lợi ích cá nhân với lợi ích cộng đồng, sẵn sàng hy sinh vì các giá trị cao cả phải có sự vào cuộc và phối hợp của cả gia đình, nhà trường và xã hội trong đó vai trị giáo dục của nhà trường đóng vai trị rất quan trọng. Nhà trường là khơng gian cơng mang tính hiệu quả cao trong việc tập trung giáo dục ý thức trách nhiệm mang tính cơng dân. Nhà trường cũng là mơ hình xã hội thu nhỏ với rất nhiều mối quan hệ, là nơi cá nhân tiếp thu và thực hành ý thức trách nhiệm trên cơ sở đó hình thành các thói quen tham gia vào các hoạt động xã hội và “cảm thấy” có trách nhiệm phải hoàn thành các nghĩa vụ xã hội bất thành văn. Từ gia đình, đến nhà trường và bước ra xã hội, cá nhân có nền tảng ý thức trách nhiệm sẽ hành động theo những tiêu chuẩn khuôn mẫu mà họ đã chọn. Chính vì thế, cần tiếp tục tuyên truyền rộng khắp và nhân rộng mơ hình cá nhân lý tưởng biết gắn lợi ích cá nhân
với lợi ích cộng đồng, sẵn sàng hy sinh vì các giá trị cao cả. Thế hệ trẻ hiện nay tôn thờ các thần tượng âm nhạc, bóng đá, điện ảnh, song cũng khơng ít bạn trẻ lấy các chính khách, nguyên thủ quốc gia, nhà khoa học làm hình mẫu lý tưởng. Tuy nhiên, suốt một thời gian dài, gần như các hình mẫu lý tưởng nói chung và hình tượng Việt nói riêng dường như vắng bóng trên các phương tiện truyền thơng đại chúng. Cho nên không thể trách giới trẻ khi họ khủng hoảng vì thiếu thần tượng, chỉ thích các ca sỹ, cầu thủ, diễn viên. Chỉ cần được tuyên truyền, khơi gợi, thức tỉnh tiềm thức ấy có thể trở thành ý thức và thơi thúc con người ta hoàn thành các trách nhiệm lớn lao.
Trước đây, khi bàn về những tệ nạn xã hội, những tha hóa về tư tưởng, coi đó là cơ hội để các thế lực thù địch thực hiện chiến lược diễn biến hịa bình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: “Trong lúc đó, càng phải nêu cao tấm gương của những điển hình tốt, những tấm gương sáng về đạo đức cách mạng. Bởi vì, như Bác Hồ đã nói: một tấm gương tốt cịn có tác dụng hơn một trăm bài diễn văn” [46, tr.97]. Có phóng viên hỏi: “Thưa đại tướng, nhiều bạn trẻ cho rằng mình thiệt thịi hơn thế hệ cha anh trong thời kỳ đấu tranh chống ngoại xâm, khi thiếu vắng những thần tượng tỏa sáng, những tấm gương xả thân trong công cuộc xây dựng đất nước”. Đại tướng đáp: “Noi gương thanh niên Nguyễn Tất Thành, các bạn trẻ hãy xây dựng thần tượng cho chính mình, ngay từ bây giờ” [46, tr.378].
Thứ tư, cần kết hợp giáo dục ý thức trách nhiệm cho cá nhân với nâng cao
hiểu biết về xã hội và giáo dục ý thức pháp luật. Tất nhiên hai phạm trù đạo đức và pháp luật cùng nằm trong cơ chế điều chỉnh của ý thức song một bên mang tính lựa chọn, một bên mang tính cưỡng chế. Việc kết hợp hai quá trình giáo dục này nhằm giúp cá nhân khoanh vùng các phạm vi hành động và hiệu chỉnh các hành động một cách hợp lý. Giáo dục ý thức pháp luật cho cá nhân giúp họ nắm được căn bản về kiến thức pháp luật, tránh được những vi phạm khơng đáng có để sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Nhưng thay vì những cá nhân giống như những cỗ máy lập trình theo các quy phạm và chế tài pháp luật sẽ là những cơng dân có trách nhiệm, hiểu biết về pháp luật, tự giác, tự nguyện sống và cống hiến. Cho nên việc
kết hợp giáo dục ý thức trách nhiệm cho cá nhân với giáo dục ý thức pháp luật vừa làm mềm hóa luật để tạo sự thẩm thấu tự nhiên vừa ngưng kết các quy phạm đạo đức thành các những luật định bất thành văn điều chỉnh suy nghĩ và hành động của cá nhân.
Tóm lại, giáo dục ý thức trách nhiệm là quá trình giáo dục lâu dài, giáo dục kết hợp với tự giáo dục, liên tục và suốt đời đối với tất cả mọi người, có sự tham gia phối hợp của các cấp, các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội. Một cuộc vận động rộng khắp, liên tục, liên kết sẽ giúp xây dựng một hành lang điều chỉnh để cho cá thể hình thành và nâng cao ý thức trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội. Quá trình giáo dục ý thức trách nhiệm lúc đó sẽ trở thành q trình tự giáo dục, hành động có trách nhiệm của cá nhân khơng cịn chỉ là thực hiện nghĩa vụ mà sẽ phát triển thành hành động tự giác, bản năng thôi thúc con người.
Tiểu kết chương 4
1. Giá trị đạo đức trung hiếu trong xã hội hiện đại vẫn trùng khớp với lời dạy của Bác: trung với Đảng với nước, hiếu với dân. Có nghĩa là trung thành và phấn đấu vì sự nghiệp giữ nước, phát triển xây dựng đất nước. Tin tưởng tuyệt đối vào con đường mà Đảng và Nhà nước đã chọn; Sẵn sàng đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết; Mọi công việc đều lấy quyền lợi của nhân dân làm trọng; Chung sức phấn đấu vì sự nghiệp đổi mới của đất nước, góp phần vào cơng cuộc làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
2. Trên tinh thần đạo đức trung, hiếu của Nho giáo, việc giáo dục ý thức trách nhiệm cá nhân được thể hiện ở ba phạm vi cơ bản: với chính bản thân, với gia đình và với xã hội. Ba phạm vi này không tách biệt mà nằm trong một khối thống nhất biện chứng. Theo đó, mỗi người phải trân trọng bản thân, biết phân biệt đúng sai, không ngừng nỗ lực vươn lên, nhận thức rõ về tầm quan trọng của gia đình và việc thực hiện các nghĩa vụ đạo đức như: chăm sóc, chia sẻ, đồn kết, động viên…trên cơ sở có kiến thức pháp luật về vấn đề này. Cá nhân cịn phải giác ngộ và có ý thức tự giác trong việc nêu gương xung phong đi đầu trong các hoạt động
tập thể và trung thành với lợi ích của dân tộc và sẵn sàng hy sinh cho quốc gia dân