3.2.2 .Quan niệm về đạo hiếu của các nhà nho Việt Nam
3.3. Đạo đức trung, hiếu trong Nho giáo ở Việt Nam được luật hóa và gắn với nghĩa
nghĩa để quy định nghĩa vụ, trách nhiệm, bổn phận của con người
Trong Nho giáo, nghĩa là việc nên làm hay cách xử sự phải đường hoàng, hào hiệp. Hành vi của con người phải tuân theo tính chính đáng, chú trọng quy tắc, tiêu chuẩn, trọng tâm là nghĩa vụ và trách nhiệm. Trước khi làm phải xem xét hành vi đó có hướng đến điều thiện hay khơng, có thể hiện tiêu chuẩn đạo nghĩa, ý thức trách nhiệm với cộng đồng hay khơng. Nghĩa cịn được dùng như một tiêu chuẩn phân biệt điều các hạng người, Khổng Tử cho rằng: “Quân tử rành về nghĩa, kẻ tiểu nhân rành về lợi” [74, tr.278]. Cho nên, theo Khổng Tử, “Người quân tử lấy đạo “Nghĩa” làm căn bản” [74, tr.575]. Lấy đạo nghĩa để lập thân, việc gì hợp với nghĩa thì làm, khơng hợp thì bỏ. Theo hướng này, nghĩa thể hiện đầy đủ vai trò bổn phận, nghĩa vụ của người quân tử trong mối quan hệ với lễ và chính danh. Mà bổn phận, nghĩa vụ đó gắn với các danh phận cụ thể, cho nên nghĩa ấy sẽ là trung, hiếu, đễ… Mạnh Tử sau này dựa vào tứ đoan để luận về nhân, nghĩa, lễ, trí. Xét ở khía cạnh tình cảm của con người, nghĩa được xem như một nhu cầu thường trực bên trong, nó thơi thúc con người hành động hướng theo bản năng của cái thiện trên cơ sở có cái trí năng phân tích, phán đốn, so sánh. Mạnh Tử khuyên người quân tử vì nghĩa sẵn sàng qn lợi ích cá nhân “xả sinh thủ nghĩa”. Ơng nói: “Sống là điều ta ham muốn, nghĩa cũng là điều ta ham muốn; hai điều đó khơng thể giữ lại cả hai, thì ta bỏ mạng sống để giữ điều nghĩa vậy” [74, tr.1222].
Nhìn chung, các các đại biểu Nho học khi bàn về các phạm trù đạo đức đều muốn nhấn mạnh đến nghĩa vụ đạo đức của con người. Trong chừng mực này, sự hiệu chỉnh đối với nhân cách con người có được từ bên trong, trở thành địi hỏi bức thiết đối với bản thân nhân cách ấy. Sự thôi thúc bên trong này được bộc lộ thông qua các hành động mang tính hồn thành trách nhiệm, nghĩa vụ, bổn phận và được
dư luận xã hội đánh giá. Nói cách khác, hành động hợp đạo nghĩa hay không trở thành tiêu chuẩn để xã hội xét đốn con người. Chính vì thế, đạo đức trung, hiếu gắn liền với nghĩa và đi từ nhận thức đến hành động. Nó khơng chỉ đơn giản là một quy phạm đạo đức, mà cịn được pháp chế hóa thành quy tắc ứng xử xã hội, có thể là dưới dạng các luật tục bất thành văn hoặc thành văn.
Gắn trung, hiếu nói riêng và các phạm trù đạo đức khác của Nho giáo nói chung với nghĩa cũng sớm được xem là cách thức để giai cấp phong kiến sử dụng với mục đích duy trì sự thống trị của mình. Nhờ sự tác động qua lại này mà Nho giáo nhận được thêm sự cơ chế hóa, luật hóa trong thượng tầng kiến trúc, khiến cho vị trí, vai trị bệ đỡ hệ tư tưởng của nó càng vững chắc. Gắn trung, hiếu với nghĩa đã khiến cho trung nghĩa, hiếu nghĩa mang nội dung mới. Chính điều này khơng những khơng làm mất đi những thuộc tính vốn có của các phạm trù đạo đức mà cịn làm cho chúng trở thành những phạm trù vừa mang tính nghĩa vụ chính trị vừa là bổn phận đạo đức của con người. Nói cách khác, nếu trong tư tưởng các nhà sáng lập Nho giáo, trung, hiếu được xác lập liên hệ một cách tự nhiên với “nghĩa” trong phạm vi của các phạm trù đạo đức để nhấn mạnh tính bổn phận, nghĩa vụ, trách nhiệm thì giai cấp cầm quyền, khi sử dụng Nho giáo trong thực tiễn đời sống xã hội đã đẩy mối liên hệ này một cách có chủ đích nhằm ổn định trật tự xã hội, quản lý con người, tập trung quyền lực vào tay nó.
Có thể thấy được rằng, trong Nho giáo đạo đức trung, hiếu được xem là gốc của đạo nhân, tức nhân cách của người cầm đầu. Khơng có trung, hiếu thì mọi rường mối khác đều khơng nảy sinh và khơng thể thực hiện giáo hóa được. Cho nên giáo dục nhân luân phải lấy trung, hiếu làm đầu. Điểm xuất phát và nhiệm vụ căn bản này ngay từ đầu đã định vị để đi đến mục đích đạt thành tựu là: tử hiếu, trung thần, thuận dân. Có lẽ nhờ thế mà suốt một thời gian dài Nho giáo trở thành công cụ hữu dụng của giai cấp phong kiến thống trị. Các triều đại phong kiến Việt Nam đều dùng phương pháp luật hóa, chính trị hóa đạo đức trung hiếu để điều chỉnh ý thức, hành vi của con người từ đó có thể quản lý và sử dụng họ cho những mục tiêu khác nhau. Đạo đức trung, hiếu, qua cơ chế luật hóa, chính trị hóa vừa trở thành mục
đích, vừa là phương tiện của đường lối đức trị mà Nho giáo kiên định.
Với chủ trương dùng Nho giáo làm bệ đỡ tư tưởng, dưới thời Lê - Nguyễn đạo hiếu được xem là quy tắc, chuẩn mực để củng cố gia đình, rèn luyện nhân cách, thơng qua đó nó ràng buộc đạo đức giữa con người với con người, bề dưới với bề trên đồng thời chi phối các hành động gọi là hiếu nghĩa, trung nghĩa. Bất hiếu, bất trung được nhấn mạnh tới bảy lần trong Thập ác của Quốc triều hình luật: Mưu
phản, mưu đại nghịch, mưu chống đối, ác nghịch, bất đạo, đại bất kính và bất hiếu. “Bất hiếu, là tố cáo, mắng rủa ông bà, cha mẹ, trái lời cha mẹ dạy bảo; ni nấng thiếu thốn, có tang cha mẹ mà lấy vợ lấy chồng, vui chơi ăn mặc như bình thường; nghe thấy tang ơng bà cha mẹ mà giấu, không cử ai (tổ chức tang lễ); nói dối là ơng bà cha mẹ chết” [145, t1, tr.51]. Trong luật cũng quy định khi xét xử phạm tội phải xét tới hồn cảnh gia đình, bổn phận con cháu để có các hình thức giảm nhẹ. Chẳng hạn:
“ Điều 38. Con cháu thay thế cha mẹ hay ông bà chịu tội đánh roi hoặc đánh trượng, đều được giảm một bậc. Điều 39. Người thân phải để tang đại công trở lên, ông bà ngoại, cháu ngoại, vợ cháu nội, anh em chồng, vợ anh em, cùng giấu tội cho nhau, đầy tớ trai gái dấu tội cho chủ nhà, đều không phạm tội. Nếu phạm tội mưu phản trở lên thì khơng theo luật này” [145, t1, tr.59]; “Ơng bà, cha mẹ bị người ta đánh, con cháu đánh lại mà không bị què gãy, bị thương thì khơng phải tội; bị thương què thì phải tội kém tội đánh bị thương người thường ba bậc; đánh chết thì bị tội nhẹ hơn luật thường một bậc” [145, t1, tr.160]
Quốc triều hình luật cũng quy định rõ các thang bậc xử tội khi vi phạm, làm
trái pháp luật: “Điều 34. Có tang ơng bà cha mẹ và chồng mà cố ý giấu khơng cử tang thì phải tội đồ làm khao đinh, đàn bà đồ làm tang thất phụ. Trong khi có tang mà bỏ đồ tang mặc đồ thường và vui chơi đàn hát thì biếm hai tư. Gặp đàn hát mà nghe hay dự những tiệc vui mừng đều xử phạt 80 trượng.
Điều 35. Ông bà cha mẹ và chồng phạm tội tử hình cịn đang phải giam mà con cháu hay vợ lại đàn hát thì xử biếm hai tư.
nguy hại đến nhà vua) thì xử tội chém, khơng nguy hại đến nhà vua thì xử tội làm tượng phường binh. Nhỡ miệng nói càn thì giảm tội một bậc. Gây gổ với sứ thần nhà vua khơng giữ lễ của kẻ bề tơi thì xử tội lưu đi châu xa (nếu vì việc riêng mà cãi đánh nhau thì khơng kể)
Điều 48. Khi vua đang đau yếu mà chơi bời đàn hát thì xử phạt 60 trượng, biếm hai tư. Ngày quốc tang mà chơi bời đàn hát thì phải tội làm khao đinh; các ngày quốc kỵ mà vui chơi thì phải phạt trượng” [145, t1, tr.80];
“Điều 42. Con cháu trái lời dạy bảo và không phụng dưỡng bề trên, mà bị ơng bà cha mẹ trình lên quan, thì bị xử tội đồ là khao đinh; con nuôi, con kế tự mà thất hiếu với cha nuôi, cha kế thì xử giảm tội trên một bậc; và mất những tài sản đã được chia…
Điều 47. Con cháu kiện nhau với ông bà, cha mẹ, ông bà ngoại cùng vợ kiện ông bà cha mẹ chồng, đều phải biếm một tư; nếu trái lý lẽ thì xử thêm tội một bậc” [145, t1, tr.165]
Nhìn chung, những quy định trong Quốc triều hình luật cho thấy hành lang
mang tính pháp lý kèm theo các chế tài cụ thể xoay quanh các hành động của con cái đối với cha mẹ, bề tôi đối với vua. Cách luật hóa này đã mang lại một hình thức biểu hiện mới của hành động trung nghĩa, hiếu nghĩa. Trong Hồng Đức Thiện Chính
Thư, cũng ghi rõ:
“Làm con phải tận trung tận hiếu, vâng lời cha mẹ khơng được ốn giận, làm điều phạm pháp và cậy thế làm hại người khác, để cha mẹ bị đời chê cười. Nếu ai vi phạm điều lệ này bị phạt đánh 80 trượng, xử lưu đày” [145, t1, tr.439];
“Đánh cha mẹ và anh thì bị xử tội chết” [145, t1, tr.441];
“Kẻ bất hiếu bất mục bị xử tội đồ, phải khao làng và tước đoạt phần ruộng được phân của mình” [145, t1, tr.442]
Luật cịn quy định: “Phỉ báng triều đình thì cũng như con cháu chửi ông bà cha mẹ, xử tội giảo. Lại dịch chửi quan trên thì bị xử chém” [145, t1, tr.455]. Thậm chí cịn u cầu công khai tội trạng bất trung lên cả bia mộ của người đã khuất: “Các bầy tơi thờ vua bất trung, âm mưu phản loạn thì tuy chết già cũng khơng được
tha tội, trên bia mộ phải ghi ba chữ “mộ tội nhân”. Vợ con cháu cho đến họ hàng đều bị bắt làm nô tỳ cho các nhà quan. Điền sản đều bị tịch thu sung công. Nếu con cháu biết sửa lỗi lầm lập công lớn thì khơng bị áp dụng điều luật này” [145, t1, tr.466]. Tuy có mở ra chế tài về việc con cháu biết lấy cơng lớn chuộc tội thì khơng bị áp dụng điều luật hà khắc này song trên thực tế tính răn đe của bản thân quy định khiến cho việc phạm vào tội bất trung gần định vị sẵn một loạt hậu quả trực tiếp và chuỗi hậu quả kéo theo. Chính điều này đã đáp ứng được mục tiêu giáo hóa và kìm hãm những hoạt động chống đối mà giai cấp phong kiến cầm quyền đang hướng đến. Cho nên, khi ban lệnh giải thích rõ các điều lệ giáo hóa triều đình đã để lên trên nhất hai việc đó là trung thần và hiếu tử:
“1. Là bề tơi phải tận trung gắng sức. Quan văn thì phải thi hành chính sự, phụng sự việc cơng, cung kính chun cần chức nghiệp. Khi nghị sự phải hiến kế đáng thi hành, bãi bỏ điều sai trái, khiến cho đều đúng lý. Không được a dua hay ngậm miệng, không thẳng thắn rõ ràng. Cịn như lúc xử kiện thì phải phân biệt thiện ác, khiến cho tình lý được giải bỏ, khơng được thiên lệch vì tiền, kéo bè kết đảng. Quan võ thì phải bảo vệ bên trong, ngăn chặn bên ngồi, hiệp đồng tâm sức. Cịn như cầm quân thì phải hiểu được phép luyện quân, khiến cho thật tinh nhuệ, không được bỏ bê dạy dỗ luyện tập, không hiểu đội ngũ. Cai trị dân thì phải khoan thư sức dân, khiến cho đều được che chở. Không được ra oai, xảo trá, chuyên điều tàn ngược. Như vậy mới khả dĩ làm hết chức phận của kẻ bề tôi được.
2. Là con phải hiếu kính, cha mẹ già thì phải sớm hơm phụng dưỡng, khơng được bỏ thiếu, cũng không được phân chia theo các con, bắt phải làm lụng mới cho ăn uống. Còn như việc tang tế thì vốn gốc của lễ. Có như vậy mới khả dĩ làm hết đạo làm con” [145, t1, tr.619]
Khơng những khơng q phân tách hiếu, trung mà cịn lồng chúng vào nhau, việc dùng hiếu trị thiên hạ phản ánh rõ nét sự ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho giáo trong vấn đề đạo đức trung hiếu. Có thể nói đây là một trong những nguyên nhân căn bản đưa đến việc lồng trung vào hiếu trong khi quy định nghĩa vụ, quyền hạn và trách nhiệm của con người trong từng mối quan hệ xã hội. Có thể nói, “Dùng hiếu
để cai trị thiên hạ là điểm nổi bật trong đường lối chính trị và văn hố của hầu hết triều đại phong kiến theo Nho giáo” [29, tr.144]. Lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam là minh chứng cho điều này.
Vẫn theo phương pháp đó, triều đình Huế cũng vì mục đích chính trị mà đề cao đạo hiếu: “Phàm con thờ cha mẹ, cháu thờ ông bà, sớm tối xem xét chỗ ăn ngủ, thăm nom sức khỏe, đón ý muốn, theo ý nguyện, hầu hạ lúc sống, chôn cất khi chết, đều là biết đạo làm con cháu” [47, tr.231]. Nhưng cũng chính triều đình Huế nhiều lúc đã dùng đạo hiếu làm bẫy để dụ dân. Người dân xứ Nghệ vẫn kể lại truyện mẹ con Hầu Tạo vì chữ hiếu mà chết cả. Hầu Tạo vốn là người đứng đầu một cuộc khởi nghĩa chống Gia Long, tướng triều đình dẹp nhiều lần khơng được liền dùng mưu bắt giam mẹ Hầu Tạo, giả thơ mẹ khuyên con ra hàng phục triều đình vừa được trọng dụng vừa để mẹ con được gặp nhau, bằng không mẹ sẽ bị giết. Hầu Tạo thương mẹ, nghĩ đến đạo hiếu mà ra hàng, bị bắt giết. Mẹ Hầu Tạo nghe tin liền tự tử. Nhân dân xứ Nghệ khen Hầu Tạo là người có hiếu nhưng chê triều đình dùng đạo hiếu thiêng liêng làm cái bẫy, vì thế mà làm hỏng đạo hiếu.
Về sau triều đình Đồng Khánh cũng giăng bẫy hiếu với mục đích đàn áp khởi nghĩa Hương Sơn. Lợi dụng tâm lý trọng tình nghĩa gia đình, dịng họ của người Việt ta, triều đình ra lệnh sỹ phu ai không ra hàng sẽ đào hết mồ mả tổ tiên, ném hài cốt xuống sông, ra biển hoặc đốt thành tro. Vì sợ mang tội bất hiếu với tổ tiên mà khơng ít người ra hàng. Nhưng cũng có những trường hợp bụng vốn muốn hàng do không tin vào nghĩa lớn, nhân cớ giữ đạo hiếu mà quy phục triều đình. Xét đến cùng, cho dù vì đạo hiếu hay núp danh đạo hiếu thì những trường hợp quy phục triều đình như vậy đều là thành phần đáp ứng âm mưu ngu hiếu, ngu trung của triều đình cả.
Sở dĩ trong thời gian trị vì, nhà Nguyễn đề cao đạo hiếu là xuất phát từ nhu cầu củng cố địa vị quyền lực của giai cấp phong kiến. Một mặt triều đình lấy hiếu để an dân, vụ lấy lòng dân chúng, mặt khác, bằng cách đề cao đạo hiếu theo kinh điển Nho giáo khiến những người còn cha mẹ chỉ quanh quẩn phụng dưỡng cha mẹ, đề phòng thanh niên bỏ nhà đi theo quân khởi nghĩa chống lại triều đình. Để thực
hiện mục tiêu chính trị của mình, Nhà Nguyễn muốn lơi kéo thanh niên chú trọng vào việc tu dưỡng đạo hiếu đã quy định những người trong thời gian có tang cha mẹ khơng được đi thi, con cái không được cãi lại cha mẹ; không những thế họ còn tuyên truyền một đạo hiếu khắc khổ, thần bí, giả tạo để diệt trừ ý thức phản kháng từ trong gia đình. Mặc dù vua quan nhà Nguyễn nhấn mạnh đạo hiếu, nhưng khơng có nghĩa là họ coi nhẹ đạo trung. Vẫn theo cách làm của các tiên vương, họ lấy hiếu
làm trung khiến cho đạo trung nhờ thế mà phát huy tác dụng. Họ muốn thông qua
nhiều bậc thang đẳng cấp để củng cố vai trò của đạo trung. Chính Thiệu Trị đã nhiều lần nói: Triều đình dạy chữ hiếu để làm người tơi trung; dạy điều hiếu để làm tơi trung là phép lớn của triều đình (Quốc triều chính biên). Tự Đức thì ra sức ca tụng những bề tôi chết cho sự nghiệp của vua là “ chết vì nghĩa vua tơi”, “biết cách chết”, “chết khơn ngoan”, “chết đúng chỗ”...
Tuy nằm trong sự gắn kết với phạm trù nghĩa và cũng nằm trong lộ trình chính trị hóa, pháp luật hóa của giai cấp thống trị, song đạo đức hiếu trung trong Nho giáo Việt Nam khơng hồn tồn giống như trong Nho giáo Trung Quốc. Nếu “nghĩa” trong Nho giáo Trung Quốc là phạm trù đạo đức được đặt chủ yếu trong