Giáo dục ý thức trách nhiệm của cá nhân đối với gia đình

Một phần của tài liệu LATS-2014 - Đạo Đức Trung Hiếu Của Nho Giáo Và Ý Nghĩa Của Nó Đối Với Việc Giáo Dục Ý Thức Trách Nhiệm (Trang 129 - 134)

3.2.2 .Quan niệm về đạo hiếu của các nhà nho Việt Nam

4.2. Những nội dung cơ bản của giáo dục ý thức trách nhiệm trên nền tảng đạo

4.2.2 Giáo dục ý thức trách nhiệm của cá nhân đối với gia đình

Nho giáo đặt vấn đề: thiên hạ gốc ở nước, nước gốc ở nhà, nhà gốc ở thân mình. Cho nên tu thân cũng chính là làm cho mình xứng đáng và hoàn thành các trách nhiệm với vai trị một thành viên trong gia đình. Quan niệm Nho giáo về vị trí, vai trị của gia đình gần với quan điểm coi gia đình là tế bào của xã hội. Các mối quan hệ trong gia đình gồm có: cha con, chồng vợ, anh em, trong đó quan hệ cha con, anh em được thực hiện thông qua hai phạm trù đạo đức là hiếu và đễ. Hiếu đễ được Khổng Tử xác định là gốc của đức nhân. Cho nên hễ người nào có được hai đức ấy thì có được đức nhân và các đức tính tốt khác.

Có ý thức trách nhiệm đối với gia đình chính là địi hỏi các cá nhân phải có ý thức để xử lý các mối quan hệ trong gia đình một cách hợp tình hợp lý. Lấy việc giải quyết các vấn đề trong gia đình làm chuẩn mực đầu tiên để đánh giá con người, Nho giáo coi trọng cơng việc giáo dục trong gia đình, coi đó là trường học đầu tiên trang bị hành trang để con người bước vào xã hội theo nguyên lý thân u cha mẹ mình kế đó mà cư xử có nhân với người đời; Kính cha anh mình từ đó kính cha anh của người. u con trẻ của mình từ đó u con trẻ của người…Theo cách mở rộng phạm vi như thế này, một khởi đầu với thành quả giáo dục trong gia đình tốt sẽ xác lập nền tảng để một xã hội thái bình. Tuy trên thực tế trong gia đình ở cả hai phạm vi rộng (tức gia lớn, quốc) và hẹp (tức gia đình bình thường) Nho giáo thường tuyệt đối hóa quyền lợi của vua, cha và giao toàn bộ nghĩa vụ, trách nhiệm phụng sự cho con, bề tôi. Song thái độ kêu gọi tình yêu thương, chia sẻ và đùm bọc lẫn nhau của

Nho giáo rất mang tính nhân văn. Bên cạnh đó, việc xác định rõ phạm vi trách nhiệm cho cá nhân trong gia đình khơng phải khơng có những tính hợp lý nhất định. Một mặt, nó đảm bảo cho trật tự kết cấu của gia đình và mặt khác, nó là điều kiện để duy trì sự tồn tại và phát triển của chính các thành viên trong gia đình.

Trong quan hệ trục dọc, cha mẹ là đấng sinh thành, khởi nguồn của tồn tại và trách nhiệm của người con là hiếu thảo với cha mẹ. Nho giáo cũng có thời kỳ nói đến tính hai chiều trong quan hệ cha con, song chủ yếu là nhấn mạnh đức hiếu của nam nhi và thiên về tính chất thụ động và phục tùng. Bên cạnh đó, sự yêu thương đùm bọc trong gia đình, đơi khi bị đẩy lên thái quá làm xuất hiện tính vị kỷ gia đình, thái độ vun vén, bao che cho các hành động bất thiện. Hạn chế đó được xã hội phong kiến nuôi dưỡng và để lại những hệ lụy mãi về sau. Ngày nay, trong xã hội Việt Nam, chủ nghĩa gia đình vị kỷ, thái độ trọng nam khinh nữ vẫn cịn tồn tại mặc dù hiện tượng đó cần được xóa bỏ. Bệnh gia trưởng, chuyên quyền trong gia đình bắt ép con cái phải làm theo ý cha mẹ vẫn còn khá phổ biến. Tuy đạo hiếu mù qng như xưa khơng tìm thấy chỗ đứng trong giá trị đạo đức phổ biến hiện nay, cũng không còn phép tắc quân tử không hay gần con… song thay vào đó là tình trạng: cha mẹ mải mê kiếm tiền mà quên chia sẻ tình cảm và dạy dỗ con cái. Đáp lại, con cái khơng chịu vâng lời, khơng hiếu kính cha mẹ, thậm chí cịn ngược đãi cha mẹ; con cái chỉ chăm lo đời sống vật chất cho cha mẹ…Đó là những hiện tượng xấu, những mặt trái của đời sống xã hội có ảnh hưởng khơng nhỏ đến ý thức thực hiện trách nhiệm đạo đức đối với gia đình.

Trong quan hệ trục ngang, với cơ cấu bên ngoài là các bậc trưởng thượng như chú bác, bên trong là quan hệ anh chị em. Một thái độ kính trọng bề trên, một lối sống hòa thuận, thương yêu nhau giữa anh em…cũng là đồng tâm, đồng lòng báo hiếu đấng sinh thành, tương thân tương ái với nhau. Một chữ hiếu đi liền với một chữ đễ trong Nho giáo cũng là bởi vậy. Thế nhưng, trong điều kiện kinh tế thị trường với cơn lốc giá trị vật chất, tình anh em, tình họ hàng có lúc, có nơi bị sứt mẻ, bị thay thế bằng quan hệ đồng tiền sòng phẳng để lại những bài học đau lịng về tình người.

Dù theo trục dọc hay trục ngang, thì cá nhân cũng nằm trong hệ thống các mối quan hệ chằng chịt. Mối liên hệ phổ biến này giúp các cá nhân định vị chỗ đứng, bộc lộ bản chất và hồn thiện nhân cách của mình. Về cơ bản, quan hệ trong gia đình người Việt từ hàng chục năm nay được xây dựng theo mẫu gia đình mới, theo đó, gia đình được xem là tế bào hạt nhân của xã hội XHCN. Cơ sở đạo đức gia đình chính là tình u thương, sự gắn kết sẻ chia giữa các thành viên trong gia đình. Trách nhiệm của cá nhân không chỉ dừng ở tiếp nối về nòi giống theo nghĩa nghĩa giản đơn mà cịn là sự duy trì, bồi đắp và nuôi dưỡng những giá trị đạo đức tinh thần vốn có của gia đình.

Ngày nay dưới tác động của nhiều yếu tố xã hội mới phát sinh, mơ hình gia đình truyền thống đang có xu hướng rạn nứt. Cịn lại khơng nhiều những gia đình tứ đại đồng đường, thay vào đó là mơ hình gia đình đơn, gia đình trẻ với hai vợ chồng và con cái. Tất nhiên, gia đình đơn là sản phẩm tất yếu của sự phát triển trong xã hội hiện đại, song chính nó đã kéo giãn khoảng không gian vật chất và tinh thần khiến cho các cá nhân ít có điều kiện giao lưu, chia sẻ để cảm thông, hiểu biết và giúp đỡ nhau. Bên cạnh đó, việc xuất hiện ngày càng nhiều lối sống thực dụng, cá nhân, vị kỷ, vô trách nhiệm…đã và đang khiến cho nhiều gia đình tan vỡ, nhiều quan hệ đạo đức bị hoen ố. Số vụ bạo hành, ly hôn, ngược đãi, tranh chấp, kiện tụng giữa các thành viên trong gia đình đang trở thành vấn nạn của xã hội.

Trở lại vấn đề giáo dục ý thức trách nhiệm cá nhân đối với gia đình khơng ngồi mục tiêu xác lập rõ đơn vị xã hội nhỏ đầu tiên mà bản thân cá nhân phải gìn giữ, duy trì và phát triển. Gia đình là xuất phát điểm cho mọi tình yêu thương của cá nhân, là nơi trở về nương náu an toàn về mặt tinh thần và cũng là nơi cá nhân thể hiện mình là cá thể có ý thức trách nhiệm. Suy cho cùng, con người có thể ở những thời điểm lịch sử, những hồn cảnh xã hội, những địa vị khác nhau, song vẫn luôn giống nhau ở một điểm là cá thể ấy phải thuộc vào một gia đình với các mối quan hệ trực tiếp ảnh hưởng đến anh ta. Cho nên, giống như cách hiện đại hóa các phạm trù đạo đức Nho giáo. Việc giáo dục ý thức trách nhiệm cá nhân đối với gia đình theo tinh thần đạo đức trung hiếu được diễn đạt theo ngôn ngữ hiện đại (xây dựng

đạo đức con người XHCN) trong giai đoạn hiện nay đã bao hàm trong đó những giá trị bất hủ của Nho giáo.

Thứ nhất, giáo dục ý thức trách nhiệm cá nhân đối với gia đình phải nhằm

đạt được mục tiêu giúp cá nhân nhận thức rõ về tầm quan trọng của gia đình và việc thực hiện các nghĩa vụ đạo đức như: chăm sóc, chia sẻ, đồn kết, động viên…Đây có thể coi là liều thuốc bồi bổ tâm hồn để phòng tránh và cứu chữa căn bệnh thờ ơ vô cảm của con người. Nếu các giềng mối tình cảm được khơi thơng, cá nhân sẽ khơng chỉ cảm thấy có trách nhiệm phải hồn thành các nghĩa vụ đạo đức mà các hành động đó sẽ sẽ dần trở thành tất nhiên. Đây cũng là một trong những tiền đề để gìn giữ và phát huy truyền thống gia đình người Việt Nam với các giá trị vĩnh cửu như tương thân tương ái, đùm bọc, chia sẻ.

Thứ hai, song song với việc đòi hỏi các cá nhân thực hiện nghĩa vụ đạo đức,

tinh thần, giáo dục ý thức trách nhiệm cá nhân đối với gia đình khơng được bỏ qua yêu cầu cá nhân thực hiện nghĩa vụ vật chất. Sự đóng góp của mỗi cá nhân vào việc duy trì gia đình khơng thể chỉ được hiểu đơn thuần là đóng góp tiền bạc (nhất là trong gia đình có những cá thể chưa hoặc khơng có thu nhập), mà chính là sự quan tâm và chia sẻ trong chi tiêu, trong công việc hàng ngày. Nếu tuyệt đối hóa u cầu vật chất sẽ rơi vào tình trạng nhiều cá nhân cho rằng, chỉ cần đáp ứng về lợi ích vật chất mà bỏ qua mặt tinh thần. Nói như Khổng Tử, “ni cha mẹ mà chỉ cốt cho đủ ăn thì khác gì ni chó ngựa đâu”. Cho nên, nghĩa vụ đáp ứng về mặt vật chất là bắt buộ, song cũng không nên cường điệu và thái quá.

Thứ ba, giáo dục ý thức trách nhiệm cá nhân đối với gia đình phải song song

với việc trang bị kiến thức pháp luật về hơn nhân, gia đình cho cá nhân, tránh để tình trạng cá nhân vì thiếu hiểu biết mà rơi vào vi phạm pháp luật như trường hợp nhiều người con vì bức bối cha bạo hành mẹ dẫn đến sát hại cha và phải chịu sự trừng phạt của pháp luật. Có trường hợp vì quá trọng vỏ bọc gia đình mà nhiều người phụ nữ cam tâm chịu bạo lực gia đình suốt một thời gian dài. Ngay cả việc ngược đãi các thành viên trong gia đình tuy đã có những chế tài cụ thể do pháp luật quy định song khơng ít người vẫn mơ hồ, coi đó là việc riêng của gia đình

mình…Pháp luật vốn khơng xâm lấn sang lĩnh vực tình cảm, nhưng kiến thức pháp luật về hơn nhân, gia đình là yếu tố đảm bảo suy nghĩ và hành động theo tình cảm khơng vượt ra khỏi khn khổ pháp luật. Vì thế, trang bị, bổ sung, cập nhật và phổ biến những quy định của pháp luật về gia đình khơng những khơng cản trở việc cá nhân hình thành, hồn thiện và thực hành ý thức trách nhiệm đối với gia đình mà cịn giúp cho q trình ấy đi đúng hướng và hiệu quả hơn.

Giáo dục ý thức trách nhiệm cá nhân đối với gia đình khơng ngồi ý định góp phần hồn thành mục tiêu của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung và phát triển năm 2011): “Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách”[5, tr.38].

Nếu trong Nho giáo phạm vi của con người cộng đồng là: gia, quốc, thiên hạ thì ở Việt Nam, cấp độ nhà - làng - nước đã trở thành trục hệ của mọi cá thể nhiều thế hệ và luôn ảnh hưởng, chi phối đến tâm thức cũng như hành động của các thành viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng đưa ra định nghĩa: “Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người” [90, tr.644]. Với cách hiểu này, con người là con người xã hội, là thành viên của một cộng đồng nhất định như gia đình, họ hàng, đất nước và mở rộng trách nhiệm xã hội của con người đến cả nhân loại. Cho nên, giáo dục ý thức trách nhiệm cá nhân phải giáo dục và hướng họ đến những giá trị mang tính xã hội, nhân loại theo định hướng của Đảng và Nhà nước: “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân. Kết hợp và phát huy đầy đủ vai trị của xã hội, gia đình, nhà trường, từng tập thể lao động, các đoàn thể và cộng đồng dân cư trong việc chăm lo xây dựng con người Việt Nam giàu lịng u nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm cơng dân; có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi; sống có văn hóa, nghĩa tình; có tinh thần quốc tế chân chính” [34, tr.76].

cơ sở đạo đức trung hiếu của Nho giáo là điều có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên ý nghĩa đó đặt ra trong bối cảnh hiện nay cần xuất phát từ mục tiêu xây dựng con người mới. Do đó, việc kế thừa một cách có chọn lọc nội dung đạo đức trung hiếu là hết sức quan trọng. Hiếu đễ là gốc của nhân, song cần gạt gỏ “ngu hiếu” và sự bất cập của “đễ”. Đức trung trong quan hệ gia đình khơng chỉ là sự trung thành giản đơn trong việc gìn giữ gia phong, mà cịn là “trung dung”, nghĩa là tránh sự thái quá, bất cập trong quan hệ gia đình.

Một phần của tài liệu LATS-2014 - Đạo Đức Trung Hiếu Của Nho Giáo Và Ý Nghĩa Của Nó Đối Với Việc Giáo Dục Ý Thức Trách Nhiệm (Trang 129 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)