ỨNG DỤNG CƠ GIỚI HỐ TRONG NI TRỒNG, KHAI THÁC VÀ BẢO

Một phần của tài liệu Hội Nghị Cần Thơ (Trang 56 - 58)

QUẢN CHẾ BIẾN THỦY SẢN TỈNH SÓC TRĂNG

Đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất trong nuôi trồng và khai thác thủy sản, được xem là một trong những chính sách ưu tiên, nhằm thực hiện chủ trương “Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn”. Chính sách này càng trở nên phù hợp hơn và khẳng định tính đúng đắn trong bối cảnh hiện nay khi cơ giới hóa đã được xác định là yếu tố tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Chính vì vậy, trong nhiều năm trở lại đây, đã có rất nhiều chính sách được ban hành từ phía Chính phủ như: Chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản theo Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 23/9/2009 của Chính phủ; chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/07/2014 của Chính phủ; chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản theo Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010, Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg ngày 02/12/2011 và Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Kết quả cho thấy mức độ cơ giới hóa sản xuất thủy sản ngày càng tăng, nhiều loại máy móc, thiết bị được sử dụng trong hoạt động thủy sản, nhiều khâu sản xuất có mức độ cơ giới hóa cao đã góp phần nâng cao năng suất và giá trị gia tăng của sản phẩm thủy sản, tạo tiền đề quan trọng để xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao

* Đối với ứng dụng cơ giới hóa trong ni trờng thủy sản:

Việc cơ giới hóa trong ni trồng thủy sản được áp dụng từ khâu cải tạo ao ban đầu đến khâu thu hoạch tơm ni. Có thể nói, trong hoạt động ni trồng thủy sản đã ứng dụng cơ giới hóa 100% tất cả các cơng đoạn.

HỘI THẢO CƠ GIỚI HÓA ĐỒNG BỘ HƯỚNG TỚI NỀN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG

Nhiều năm qua, ngành nông nghiệp phối hợp địa phương triển khai ứng dụng cơ giới hóa trong ni trồng thủy sản như: Trong nuôi tôm, sử dụng sàn cho ăn tự động nhằm rải đều thức ăn và giảm cơng lao động, giảm thất thốt thức ăn, ứng dụng công nghệ thông tin để theo dõi, kiểm soát các yếu tố môi trường như pH nước, nhiệt độ, lượng oxy hịa tan,... thơng qua hệ thống quan trắc mơi trường ao nuôi. Trong cải tạo ao người nuôi sử dụng máy cào bùn để loại bỏ bùn đáy ao, chất hữu cơ dư thừa từ vụ nuôi trước để chuẩn bị cho vụ mới. Trong q trình xuất bán giống, các cơng ty sử dụng máy đếm tơm trong q trình đóng giống, giúp cho việc kiểm sốt tơm xuất bán được chính xác về số lượng.

Ngoài ra các hệ thống sục khí cũng được trang bị trong các ao ni tôm nhằm đảm bảo oxy hịa tan cho tơm ni. Các hệ thống máy sục khí nano oxy cũng được sử dụng nhất là trong các mơ hình ni tơm thâm canh, siêu thâm canh lót bạt nhiều giai đoạn. Trong mơ hình ương ni tơm nhiều giai đoạn thì hệ thống máy sang tôm tự động cũng được sử dụng trong các farm lớn để tự động hóa quy trình sang tơm một cách chuyên nghiệp, giúp việc sang tôm được nhanh hơn, giảm stress cho tôm post đồng thời trong q trình ni tơm thì việc sử dụng hệ thống xiphong đáy ao là một khâu rất quan trọng trong việc loại bỏ bùn đáy ao, phân tôm, thức ăn dư thừa, vỏ tôm ra khỏi đáy ao, giúp môi trường ao nuôi sạch và ổn định, giảm thiểu chất hữu cơ tích tụ ở đáy ao giúp mơi trường sạch và tôm nuôi khỏe.

Trong nuôi tôm vấn đề về điện sản xuất là một nhu cầu không thể thiếu, với nhu cầu phát triển nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh ngày càng cao, việc sử dụng điện hiệu quả, đáp ứng nhu cầu sử dụng là tất yếu, tuy nhiên hiện nay một số trang trại nuôi tôm lớn đã triển khai lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời, qua đó cũng giải quyết phần nào về tình trạng thiếu điện sản xuất như hiện nay.

* Đối với ứng dụng cơ giới hóa trong khai thác thủy sản:

Khai thác thủy sản có vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế thủy sản nói riêng, kinh tế nơng nghiệp và kinh tế đất nước nói chung, giải quyết việc làm cho hàng triệu ngư dân ven biển, góp phần đảm bảo an ninh quốc phịng trên vùng biển, đảo. Hoạt động chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và cơng nghệ mới trong khai thác hải sản ở Sóc Trăng luôn được quan tâm bởi các cấp, các ngành và đặc biệt là sự năng động, sáng tạo của các doanh nghiệp và bà con ngư dân. Nhờ đó, năng suất và chất lượng sản phẩm của nghề khai thác thủy sản đã được cải thiện đáng kể trong thời gian qua. Từ một nghề cá hồn tồn thủ cơng, đến nay đã từng bước được hiện đại hóa.

Hệ thống cơ giới hóa trong khai thác như máy tời thu, thả lưới, hệ thống cẩu trên tàu cá đã được lắp đặt cho tồn bộ tàu cá có chiều dài từ 15 mét trở lên khai thác ở vùng

biển xa bờ, qua đó đã hỗ trợ ngư dân thu, thả lưới dảm bảo an toàn, đồng thời đảm bảo an toàn lao động cho ngư dân khi hoạt động trên biển, sản phẩm thủy sản khai thác được đưa vào hầm bảo quản nhanh, chất lượng thủy sản khai thác được bảo quản tốt, giá bán được nâng cao, từ đó hiệu quả sản xuất tăng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong khai thác thủy sản. Việc ứng dụng máy tời thu, thả lưới trong khai thác hải sản đã hỗ trợ tăng năng suất, giảm lao động bằng sức người và hướng đến phát triển nghề cá hiện đại.

* Đối với ứng dụng cơ giới hóa trong bảo quản chế biến thủy sản:

Việc áp dụng cơ giới hóa trong chế biến thủy sản, hiện nay nhiều doanh nghiệp sử dụng hệ thống tự động đếm, tự động phân loại trên băng chuyền, hệ thống tự động đánh vẩy cá, hệ thống tự động tách bóc xương cá và thịt cá, hệ thống băng truyền tải trong các nhà máy chế biến thủy, hải sản, cũng như sử dụng các hệ thống đóng băng làm lạnh nhanh giúp giảm được tỷ lệ mạ băng cũng như đảm bảo chất lượng của nguyên liệu.

Một phần của tài liệu Hội Nghị Cần Thơ (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)