XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu Hội Nghị Cần Thơ (Trang 25 - 28)

TRÊN THẾ GIỚI

Ngày nay sản xuất nông nghiệp tiên tiến luôn gắn với mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường theo khái niệm của mơ hình kinh tế tuần hồn, trong đó phụ phẩm nơng nghiệp được coi như nguồn tài nguyên tái tạo trong chuỗi quá trình sản xuất để tạo ra các sản phẩm đồng hành có giá trị gia tăng, giảm thiểu tác động của ô nhiễm môi trường. Xu hướng phát triển công nghệ kết hợp các nguồn tái tạo để sản xuất nhiên liệu, hóa chất và năng lượng, tạo ra nhiều công việc sản xuất hơn và thúc đẩy ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để tối ưu hóa các nguồn sinh khối luôn là đề tài được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm.

1.1. Công nghệ xử lý phụ phẩm nông nghiệp bằng chế phẩm sinh học

1.1.1. Tình hình cơng bố sáng chế về nghiên cứu chế phẩm vi sinh trong xử lý phụ phẩm nông nghiệp phẩm nông nghiệp

Các sáng chế về nghiên cứu chế phẩm vi sinh trong xử lý phụ phẩm nông nghiệp được công bố tại 27 quốc gia, 2 tổ chức WO (tổ chức thế giới), EP (tổ chức Châu Âu) và được phân bổ tại 5 châu lục:

Hình 1. Tình hình cơng bố sáng chế về nghiên cứu chế phẩm vi sinh trong xử lý phụ phẩm nông nghiệp theo châu lục

Trong đó: Châu Á có 10 quốc gia cơng bố sáng chế, chiếm 37% tổng số lượng quốc gia có cơng bố sáng chế. Châu Âu: 08 quốc gia có công bố sáng chế, chiếm 30% tổng số lượng quốc gia có cơng bố sáng chế. Châu Phi: 04 quốc gia có sáng chế cơng bố, chiếm 15% tổng số lượng quốc gia có cơng bố sáng chế. Châu Mỹ: 03 quốc gia có cơng bố sáng chế, chiếm 11% tổng số lượng quốc gia có cơng bố sáng chế. Châu Đại Dương: 02 quốc gia có cơng bố sáng chế, chiếm 7% tổng số lượng quốc gia có cơng bố sáng chế. Trong 27 quốc gia có cơng bố sáng chế thì Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Úc, Canada, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Đức, Pháp là 10 quốc gia dẫn đầu về số lượng cơng bố sáng chế này.

Hình 2. 10 quốc gia dẫn đầu số lượng công bố sáng chế về nghiên cứu chế phẩm vi sinh trong xử lý phụ phẩm nông nghiệp

Trung Quốc là quốc gia có số lượng cơng bố sáng chế cao nhất với 659 sáng chế, chiếm khoảng 60% trên tổng số lượng sáng chế về nghiên cứu chế phẩm vi sinh trong xử lý phụ phẩm nông nghiệp. Sáng chế đầu tiên được công bố vào năm 1994. Đến năm 2004, số lượng sáng chế bắt đầu tăng nhanh và vươn lên nhóm 2 quốc gia có số lượng sáng chế công bố nhiều nhất. Từ giai đoạn 2010 đến hiện tại, số lượng sáng chế công bố tăng nhanh và vươn lên đứng nhất thế giới. Năm 2018 là năm có số lượng sáng chế được cơng bố cao nhất so với các năm, đạt 177 sáng chế. Nhật là quốc gia có cơng bố sáng chế đầu tiên trên thế giới, vào năm 1976 và liên tục dẫn đầu trong giai đoạn từ năm 1976 đến 2006. Từ năm 2006 đến nay, số lượng sáng chế công bố tăng và Nhật xếp vị trí thứ 3 trên thế giới. Hàn Quốc có 02 sáng chế công bố đầu tiên vào năm 2000. Đến năm 2006, số lượng sáng chế công bố tại Hàn Quốc bắt đầu tăng nhanh và vươn lên vị trí thứ 3 trên thế giới. Từ năm 2010 đến nay, số lượng sáng chế tăng nhanh và đưa Hàn Quốc vươn lên vị trí thứ hai trên thế giới.

HỘI THẢO CƠ GIỚI HĨA ĐỒNG BỘ HƯỚNG TỚI NỀN NƠNG NGHIỆP BỀN VỮNG

1.1.2. Tình hình cơng bố sáng chế về chế phẩm vi sinh trong xử lý phụ phẩm nông nghiệp theo các hướng nghiên cứu khác nhau nghiệp theo các hướng nghiên cứu khác nhau

Trên cơ sở dữ liệu sáng chế công bố, nghiên cứu chế phẩm vi sinh trong xử lý phụ phẩm nông nghiệp theo 4 hướng chính: (i) làm phân bón; (ii) giá thể trồng cây; (iii) thức ăn chăn nuôi; (iv) nghiên cứu hoạt tính của chế phẩm vi sinh trong phân giải xenluloza. Trong đó, các hướng nghiên cứu (i), (ii), (iii) được nhiều nhà sáng chế quan tâm với số sáng chế chiếm tỷ lệ cao tương ứng là 41%, 30% và 10%.

Hình 3. Tình hình cơng bố sáng chế về nghiên cứu chế phẩm vi sinh trong xử lý phụ phẩm nông nghiệp theo các hướng nghiên cứu

Trong khi hướng nghiên cứu (iv) tuy số lượng sáng chế cịn ít, chiếm khoảng 10% nhưng dự báo cịn nhiều tiềm năng và có xu hướng tập trung nghiên cứu về nhiên liệu sinh học. Hiện nay, nhiên liệu sinh học lỏng chiếm khoảng 3% tổng lượng nhiên liệu phục vụ cho vận chuyển tồn cầu, nhưng quy mơ thị trường có thể tăng đáng kể lên đến 27% vào năm 2050. Nhiên liệu sinh học lỏng được phân loại dựa trên loại sinh khối được sử dụng để sản xuất chúng, ở thế hệ thứ nhất (1G), thứ hai (2G) và thế hệ thứ ba (3G). Nhiên liệu sinh học thế hệ 1G được sản xuất từ sinh khối ăn được giàu đường, tinh bột, chất béo... Do xu hướng dân số thế giới liên tục gia tăng dẫn đến nguồn cung lương thực dự báo sẽ thiếu hụt và có tác động đến nguồn sinh khối sản xuất nhiện liệu sinh học thế hệ 1G. Trong khi, nhiên liệu sinh học thế hệ 2G liên quan đến sinh khối lignocellulosic (LCB) hoặc chất thải không ăn được từ sinh khối thế hệ 1G, Nguồn chất thải lignocellulose được coi là nguyên liệu sinh khối lý tưởng để sản xuất nhiên liệu sinh học bền vững, là một nguồn tài ngun chi phí thấp và có sẵn rất nhiều ở một số vùng như Châu Mỹ Latinh và Châu Á. Tuy nhiên, chúng phải đối mặt với những thách thức vì loại sinh khối này bao gồm một ma trận phức tạp của ba thành phần chính (cụ thể là cellulose, hemicelluloses và lignin) phải được giải cấu trúc để đạt được sản phẩm

với sản lượng chấp nhận được, đây cũng là chủ đề được nhiều nhà khoa học quan tâm nhằm khai thác có hiệu quả nguồn sinh khối thế hế 2G không chỉ để sản xuất nhiên liệu sinh học mà còn tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Cuối cùng là nhiên liệu sinh học thế hệ 3G được sản xuất từ sinh khối thủy sinh (tảo và vi khuẩn lam) đãy là nguồn sinh khối tiềm năng.

Bảng 1. Đánh giá công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học thế hệ 1G so với thế hệ 2G và 3G [1]

1G 2G 3G

Nguyên liệu thô

Cây trồng (dầu đậu nành, ngô tinh bột, hoặc đường mía)

Sinh khối lignocellulosic (khác nhau các loại gỗ, bã mía, hoặc rơm mía)

Tảo (vi tảo hoặc tảo vĩ mơ)

Một phần của tài liệu Hội Nghị Cần Thơ (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)