Thời gian, địa điểm và không gian tổ chức

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TÁI HIỆN LỄ HỘI CẦU NGƯ TỈNH KHÁNH HÒA (Trang 35 - 36)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.4 GIỚI THIỆU CHI TIẾT VỀ LỄ HỘI CẦU NGƯ KHÁNH HÒA

2.4.2 Thời gian, địa điểm và không gian tổ chức

❖ Thời gian tổ chức

Mùa xuân cũng là mùa của lễ hội. Ngay sau Tết Nguyên Đán cả nước lại rộn ràng tưng bừng với hàng ngàn lễ hội lớn nhỏ thấm đẫm văn hoá truyền thống gắn liền với đời sống tâm linh của con người Việt Nam. Từ Lễ đâm trâu, Lễ bỏ mả đến ngày Hội Cồng chiêng của đồng bào Tây Ngun, cịn có các Lễ cơm mới, Lễ xuống đồng, Lễ Cầu ngư của người miền xuôi và ngư dân vùng biển... đâu đâu cũng lấp lánh vẻ đẹp văn hoá truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc. Suốt một dải duyên hải miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, Tết Ngun Đán vừa xong, người dân của hầu hết các làng chài đã bắt tay chuẩn bị ngay Lễ hội Cầu Ngư.

Ngày tháng tổ chức Lễ hội Cầu Ngư ở từng địa phương từ sau Tết Nguyên Đán mỗi nơi lấy ngày tháng, thời tiết thuận lợi của từng vùng tùy theo thời tiết, con trăng, mùa cá nổi có khác nhau. Có nơi lấy ngày phát hiện cá Ơng lụy, có nơi lấy ngày cá Ơng được triều đình sắc phong, có nơi kết hợp với lễ xuống mùa đi biển để tổ chức, cũng có nơi kết hợp với lễ lệ nông nghiệp như lễ cầu mưa, lễ cầu an để tổ chức. Lễ hội này được tiến hành, coi như một hình thức “ngày giỗ ơng” vậy. Có nơi tổ chức hàng năm hay 2, 3 năm một lần hoặc cũng có nơi khi có điều kiện mới tổ chức.

Tùy vào các địa phương, phường, xã khác nhau mà thời gian tổ chức Lễ Cầu Ngư Khánh Hòa cũng khác nhau thường thời gian tổ chức là trải dài trong thời gian từ tháng giêng đến tháng ba âm lịch, chẳng hạng như Nha Trang tổ chức vào tháng 2 và 3 âm

lịch hàng năm, Trí Nguyên (12/5 âm lịch), Khánh Cam (16/4 âm lịch), Cam Linh (16/7 âm lịch), Bà Hà 1 (16/2 âm lịch), Xương Huân (23/6 âm lịch), Cù Lao (16/6 âm lịch), Trường Tây (16 và 17/7 âm lịch), Vĩnh Trường (11/2 âm lịch).

Như vậy là sau khi ăn Tết Nguyên Đán, các phường chài, vạn chài đều tổ chức Lễ hội Cầu Ngư, ngày tháng được ấn định thường xuyên của từng làng, xã, vùng miền khác nhau, để các ngư dân biết tục lệ ngày giờ đã quy định mà sắp xếp, tụ họp để tổ chức Lễ hội Cầu Ngư được đông đủ.

❖ Không gian, địa điểm tổ chức lễ hội

Lễ hội Cầu Ngư của cư dân ven biển Khánh Hòa, tại mỗi địa phương, địa điểm tổ chức khác nhau. Nhưng thông thường, địa điểm diễn ra lễ hội là vị trí ngồi trời (sân văn hóa xã) hoặc lăng thờ cá Ông - nơi đặt đàn tế và tổ chức các trò diễn dân gian.

Nếu các lễ hội ở vùng đồng bằng Khánh Hòa thiên về sự trang nghiêm, thành kính thì Lễ hội Cầu Ngư lại thiên về sự tưng bừng, náo nức và tràn trề sức sống như những đợt sóng triều. Cũng khơng như các lễ hội truyền thồng khác, không gian Lễ hội thường chỉ khoanh lại trong một phạm vi điện thờ; không gian Lễ hội Cầu Ngư lại được mở rộng ra toàn làng và ngồi biển khơi mà Lăng Ơng chỉ là tâm điểm.

Trong không gian mở ấy, thông thường gồm 3 khu vực: lăng tẩm (điện thờ), một khoảng sân rộng, võ ca (sân khấu). Tại đây rất nhiều nghi thức được diễn ra trong ba ngày đêm, trong đó có những nghi thức riêng có như: Lễ Nghinh Ơng (Lễ Nghinh thủy triều), trò diễn Hò Bả Trạo – những nghi thức lễ nhưng đầy tính chất hội hè ấy, đã tạo nên đặc trưng cho Lễ hội Cầu Ngư của vùng Nam Trung bộ nói chung và Khánh Hịa nói riêng.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TÁI HIỆN LỄ HỘI CẦU NGƯ TỈNH KHÁNH HÒA (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)