CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.8 GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA LỄ HỘI CẦU NGƯ Ở KHÁNH HÒA
Lễ hội Cầu Ngư là lễ hội dân gian với nhiều nét đặc thù, hội đủ những giá trị văn hóa và có tác động mảnh liệt đến đời sống tinh thần cũng như tín ngưỡng của cư dân vùng biển các tỉnh phía Nam và Khánh Hịa. Vì vậy, bảo tồn và phát huy Lễ hội Cầu Ngư ở Khánh Hịa là bảo tồn các giá trị văn hóa đã được nhân dân miền biển Khánh Hòa dày cơng bồi đắp, giữ gìn qua nhiều thế hệ.
Lễ hội Cầu Ngư – ngày hội làng biển: Là vùng đất mới khai cơ nên làng ở Khánh
Hịa khơng có đầy đủ những đặc điểm của một làng cổ Việt Nam, song cây đa, bến nước, sân đình…vẫn là những hình ảnh thân thương trong lịng người Khánh Hịa. Khác với các làng nơng nghiệp, làng biển ở khánh Hịa thường được ven lạch nước, cửa sông hay cồn cát, bãi triều và thường biệt lập với các làng khác. Trong làng nhà cửa san sát nhau và đều quay mặt về hướng biển. Từ những đặc điểm ấy đã tạo cho người dân làng biển ở Khánh Hịa có tính cố kết cộng đồng rất cao.
Hầu như các làng biển ở Khánh Hịa đều có xây dựng Đình để thờ cúng Thành hoàng, Tiền hiền; một số làng cịn có cả Lăng Ơng Nam Hải và đã có Lăng tất phải có Lễ hội Cầu Ngư. Lễ hội Cầu Ngư không những gắn liền với tập tục lâu đời của ngư dân mà còn là ngày để mọi người được dịp vui chơi, giải trí, thăm viếng lẫn nhau. Ngày thường sinh hoạt làng biển thường co cụm trong phạm vi nội bộ cộng đồng, ít có dịp giao lưu với các làng lân cận; do vậy Lễ hội Cầu Ngư đã tạo điều kiện bù đắp lại những thiếu hụt về mặt tình cảm thật sự của mình. Lễ hội Cầu Ngư là ngày hội của làng biển Khánh Hòa, là ngày sum họp của mọi người:
“… Tháng hai lạch cúng đức Ông Ai đi đâu đó nhớ mong mà về…”
Lễ hội Cầu Ngư là lời mời gọi quê hương đối với những người xa xứ; là mạch ngầm nối ngàn xưa với ngàn sau để người dân biển muôn đời không rời xa biển.
Lễ hội Cầu Ngư – niềm tin và ý chí của người dân biển: Nghề đánh bắt thủy sản của
dân tộc ta vốn có từ lâu đời. Song song với việc mở cõi về phương Nam là việc di dân, định cư và mở rộng ngư trường đánh bắt. Địa lý ở nước ta cũng cho thấy, càng đi về phương Nam thì ngư trường càng phong phú, vì thế ngành đánh bắt thủy sản ở các tỉnh phía Nam cũng phát triển hơn các tỉnh phía Bắc.
Đi với biển là đi cùng với sóng gió, người xưa khơng có dụng cụ, phương tiện dự báo thời tiết nên sự nguy hiểm trên biển là điều khó có thể lường trước được. Có lẽ vì thế mà người xưa tin vào vận mệnh hơn là tin vào bản thân mình và yếu tố thần linh phù trợ đã trở thành niềm tin, cứu cánh của ngư dân khi ra khơi bám biển. Trong thực tế, chuyện cá voi cứu sống được nhiều người gặp nạn trên biển đồng thời sự xuất hiện của cá voi còn là điềm báo cho ngư dân biết ở vùng biển ấy đang có nhiều đàn cá nổi, giúp cho ngư dân có được mùa cá bội thu. Vì thế, nên ngư dân các tỉnh phía Nam tơn cá voi là Đức Ngư, là Thần và luôn tri ân, sùng bái. Lễ hội Cầu Ngư vì vậy ln gắn liền với lao động sản xuất của ngư dân, nó hàm chứa niềm tin sâu xa và tạo thành ý chí vượt lên gian khó để đạt đến hạnh phúc hằng khao khát.
Tin tưởng vào sự độ trì của Ơng Nam Hải nên ngư dân cầu cúng, nhưng khơng phải vì thế mà họ ỷ lại và phó thác tất cả cho số mệnh đẩy đưa mà vẫn giữ vững ý chí của những người vốn đã từng đối mặt với sóng cả, bão giông: “Ngàn ngày nhờ phước cả/ một bữa phải gắng cơng/ dẫu nước ngược cũng xơng/ gặp gió giơng cũng lướt” (Trích Hị Bả Trạo). Khơng chỉ thế, trong tồn bộ tiến trình Lễ hội Cầu Ngư ở Khánh Hịa yếu tố lễ được tôn trọng, nhưng vẫn tốt lên khơng khí vui tươi, rạo rực của ngày hội làng biển – điều mà ngư dân đích thực muốn vươn đến. Nói cách khác, trong Lễ hội Cầu Ngư ở Khánh Hòa “yếu tố thiêng” đã mở rộng ra và quyện lấy “cái đời thường”để tạo nên niềm tin cho cộng đòng làng biển và từ niềm tin ấy biến thành ý chí vượt thắng gian lao, vững tay chèo lái những lúc vào lộng ra khơi.
Lễ hội Cầu Ngư – nơi bảo tồn các vốn nghệ thuật truyền thống và dân gian Nam Trung bộ: Trong bài phát biểu tại hội thảo quốc tế “Lễ hội truyền thống trong đời sống
hiện tại” Giáo sư Ngơ Đức Thịnh đã nói: “Lễ hội là hình thức diễn xướng nguyên hợp và tổng hợp giữa lễ và hội, giữa các hình thức nghệ thuật khác nhau, giữa tính thiêng liêng của thần linh và tính trần tục của người đời… Chính trong mơi trường cộng cảm và dân chủ ấy của lễ hội mà nhiều giá trị văn hóa đã được bảo lưu, các sáng tạo được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đảm bảo tính thống nhất văn hóa cộng đồng.” Nhận định trên đối chiếu với Lễ hội Cầu Ngư ở Khánh Hòa quả thật xác đáng. Lễ hội Cầu Ngư ở Khánh Hịa đã tổng hợp các hình thức nghệ thuật truyền thống, diễn xướng dân gian như: Hát bộ, Hò Bả Trạo, Múa Siêu và các trò chơi dân gian tạo thành một bức tranh sinh động, đa sắc của ngày hội làng biển. Hơn 2/3 thời gian của lễ hội được dành cho các hoạt động nghệ thuật. Hơn thế nữa, các tuồng tích, trị diễn được trình diễn trong
lễ hội này đều là những vốn quý được nhân dân Nam Trung Bộ sáng tạo, trao truyền và gìn giữ bao đời nay.
Có thể thấy, Lễ hội Cầu Ngư ở Khánh Hòa là ngày hội làng biển ở Khánh Hịa, nó giáo dục lịng u q hương đất nước, hướng về cội nguồn và tạo nên sự cố kết cộng đồng bao đời nay của cư dân vùng biển. Lễ hội Cầu Ngư ở Khánh Hòa thể hiện niềm tin và ý chí vượt thắng gian lao để xây dựng cuộc sống tươi đẹp. Lễ hội Cầu Ngư còn là bài ca lao động của cộng đồng cư dân vùng biển Khánh Hịa, được tái hiện dưới hình thức tế lễ, trị diễn dân gian, các loại hình nghệ thuật truyền thống và cũng từ đó nó trở thành chiếc nơi, nguồn sữa ni dưỡng vốn văn hóa dân gian, truyền thống của miền đất Nam Trung Bộ, góp phần tạo nên nền tảng để xây dựng bản sắc văn hóa miền đất Khánh Hịa.
❖ Tiểu kết chương 2:
Ở chương 2 đã giới thiệu chi tiết về Lễ hội Cầu Ngư ở Khánh Hịa từ đặc điểm tín ngưỡng của người dân, cách thức thờ phụng cá Ơng, thời gian, địa điểm, tiến trình tổ chức lễ hội. Đặc biệt chương 2 cũng đã giới thiệu về một loại hình nghệ thuật Hị Bả Trạo – một nghi thức không thể thiếu trong Lễ hội Cầu Ngư.
Chương 2 đã làm rõ được Lễ hội Cầu Ngư mang đậm các yếu tố văn hóa dân gian của ngư dân vùng biển. Đây là một lễ hội khá tiêu biểu của các ngư dân, thể hiện ước vọng an lành, bình yên, may mắn trong cuộc sống khi ra nơi đầu sóng ngọn gió, thể hiện tinh thần đoàn kết tương trợ trong lao động và sản xuất của của cư dân sông nước ngày đêm đối đầu với thiên nhiên sóng gió được an tồn. Dựa theo những đặc điểm nghiên cứu được ở chương 2 đã xây dựng kịch bản chương trình tái hiện lại lễ hội, để đưa lễ hối tiếp cận đền nhiều đối tượng khán giả hơn cũng như bảo tồn những giá trị tốt đẹp của lễ hội.
Đồng thời ở chương 2, đã tìm hiểu những thực trạng cịn tồn tại ở Lễ hội Cầu Ngư Khánh Hóa và phân tích những giá trị di sản văn hóa của lễ hội, từ đó làm nền tảng để xây dựng những giải pháp phát triển, giữ gìn và bảo tồn những giá trị văn hóa tốt đẹp của lễ hội ở chương 3.
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HĨA CỦA LỄ HỘI CẦU NGƯ KHÁNH HỊA