CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.5 NHỮNG NÉT VĂN HÓA ĐẶC SẮC TRONG LỄ HỘI CẦU NGƯ KHÁNH
2.5.2.2 Đặc điểm diễn xướng
Theo cổ lệ, mỗi làng có Lăng Ơng đều thành lập đội Hò Bả Trạo để phục vụ cho lễ hội làng mình. Trước ngày lễ hội, làng chọn từ 15 đến 19 thanh niên khỏe mạnh để tập trò Hò Bả Trạo. Trong thời gian luyện tập ấy họ phải ăn chay nằm đất, tránh sát sinh và không được quan hệ với phụ nữ nhằm giữ cho thân tâm trong sáng để phụng sự Đức Ông. Về sau cổ lệ này được gia giảm, đồng thời do nhu cầu nâng cao chất lượng phục vụ lễ hội mà đã hình thành nên các đội Hị Bả Trạo bán chuyên và chuyên nghiệp. Từ đó, các làng biển mất dần các đội Hò Bả Trạo hoặc chỉ còn giữ lại những trạo phu còn các vai chủ chốt như Tông Lái, Tổng Mũi, Tổng Thương thì phải nhờ những người
chuyên nghiệp thủ diễn. Nhạc cụ sử dụng trong hò Bả Trạo gồm đàn cò, trống, kèn và sênh.
Do xuất phát điểm của trò diễn Hò Bả Trạo là nhằm cúng tế Ông Nam Hải nên cho dù theo thời gian trị diễn đã được chun nghiệp hóa từng phần, được bổ sung nhiều mặt nhưng nó vẫn giữ được phong vị và tính chất như thời kỳ đầu và chỉ được dùng riêng trong Lễ hội Cầu Ngư hay những ngày tế lễ có liên quan đến Ơng Nam Hải của cư dân miền biển Nam Trung bộ và Khánh Hịa, góp phần tạo nên bản sắc cho một vùng đất.
Qua khảo sát các bổn tuồng Hò Bả Trạo đang tồn tại ở Khánh Hịa có thể thấy, tuy các bổn tuồng có sự khác nhau về ngơn ngữ văn học, làn điệu ca hát và dộ dài ngắn… nhưng nội dung đều tập trung ca ngợi cơng đức Ơng Nam Hải và ước mong cuộc sống an hòa, cầu cho được mùa tôm cá. Và cho dù bổn tuồng, cách diễn có khác nhau nhưng tựu chung đều có chung cấu trúc, bố cục. Sự thống nhất cấu trúc, bố cục và nội dung đã tạo lên một kịch bản tổng hợp và hình thành trị diễn có chung tên gọi: Hị Bả Trạo.
❖ Hình tượng các nhân vật trong trị diễn Hò Bả Trạo:
Tổng Lái: Là nhân vật chủ thuyền, được hóa trang thành một lão ngư và đảm trách ở
vị trí người cầm lái. Tổng Lái mặc áo dài đen hoặc xanh quần trắng, tay cầm mái chèo dài chừng 2,4m, là người lĩnh xướng điều hành cả đội chèo.
Tổng Mũi: Được hóa trang thành một trung niên khỏe mạnh, đứng ở vị trí đầu thuyền,
tay cầm cặp sanh để gõ nhịp cho cả đoàn cùng ca diễn. Cũng như Tổng Lái, nhân vật Tổng Mũi thường hát lĩnh xướng và nhất thiết phải là người vững vàng về nghề ca diễn vì ngồi việc đảm trách vai diễn của mình, Tổng Mũi cịn là người giữ nhịp điều hành cho cả trò diễn.
Tổng Thương: Là nhân vật mang tính chất hài, đứng ở vị trị giữa khoang nên cò gọi
là Tổng Khoang. Tổng Khoang trong trò diễn là người lo việc giữ thuyền, tát nước, nấu bếp…Tổng Khoang mặc áo ngắn màu đen, tay cầm chiếc gậy có hình con cá, mặt vẽ ria chuột nên cịn có tên là Tổng Chuột.
Trạo phu: Có từ 10 đến 16 người, tay cầm mái chèo ngắn 1,2m. Các trạo phu đều
mặc áo chẻn màu xanh (hoặc đen), quần trắng, tay áo và ống quần đều bó xà cạp; đầu đội nón chóp như kiểu lính thú thời xưa.Tất cả sắp xếp thành hai hàng dọc tạo thành mơ hình con tàu đang lướt sóng ra khơi, đồng thời cũng tượng trưng cho những người hầu của Ông Nam Hải.
❖ Hát Bả Trạo - Tổ chức đội hình:
Bả Trạo được hát thành từng đội. Một đội có từ 12 – 18 con Trạo chia ra như sau:
Tổng mũi (tổng thuyền): Đứng trước mũi thuyền, người chỉ đường, hai tay cầm cặp
sênh để gõ chỉ huy đội hát Bả Trạo từ đầu đến cuối buổi diễn.
Tổng khoang (tổng thương): Đứng ở khoang thuyền, khi thuyền neo lại thì canh gác,
tay cầm cần câu và gàu tát nước.
Tổng lái (tổng hậu): Đứng cuối đuôi thuyền, hai tay nắm chèo lái để điều khiển con
thuyền đi đúng hướng.
Đội hình chính với các vị trí trên của cuộc Hát Bả Trạo là mơ phỏng một con thuyền đang lướt sóng trên biển. Nội dung Hát Bả Trạo trong giai đoạn này, gần như một một tuồng hát có ngụ ý về một con thuyền Bát nhã đang dong ruổi trên biển khơi để cứu độ chúng sinh, đưa họ về nơi Tịnh độ. Tất cả được dàn sắp được mơ phỏng theo hình chiếc thuyền đưa linh chèo đưa đức Ngư Ông phiêu diêu miền cực lạc.
❖ Hát Bả Trạo - trình diễn:
Phần điều khiển múa hát do Tổng mũi đảm nhiệm. Khi Tổng mũi cầm sênh hướng về con Trạo để gỏ, các con Trạo cúi mình về phía trước làm động tác chèo thuyền. Khi Tổng mũi cầm sênh day lui để gỏ, đám bạn chèo ngã mình lui để chèo rất đồng bộ và nhịp nhàng…
Trong lúc trình diễn, Tổng mũi nhiều lúc dừng lại để xướng hát, than, ngâm thơ, lý và diễn trò.., các con Trạo cứ theo động tác chèo thuyền đã được cách điệu và nghệ thuật hóa. Tổng khoang phối hợp với Tổng mũi để trình diễn, thỉnh thoảng cầm gàu múc nước tát ra khỏi khoang thuyền. Tổng lái cầm chèo dài để lèo lái con thuyền.
Đội hình chèo đưa Ông được sắp đặt như một con thuyền ra khơi. Kết thúc buổi diễn, Tổng mũi gõ hai tiếng sênh, các con Trạo cầm cán chèo dựng chèo thẳng mũi lên cao. Khi nghe tiếng sênh tiếp thì con Trạo nhập thành hàng một, cây chèo vẫn cầm dựng đứng như tư thế lúc ban đầu khi trình diễn và theo Tổng mũi đi khuất vào sau sân lăng. Buổi trình diễn khơng cần đến sân khấu mà thường trình diễn ở bãi cát ven biển hay sân trước lăng Ông (thờ thần cá voi).
❖ Hát Bả Trạo - Kịch bản, ý nghĩa màu sắc:
Về kịch bản, hát Bả Trạo mỗi vùng lại có chút khác biệt, nhiều dị bản. Tuy nhiên cần phải xem xét trên một tổng thể chung của các dị bản để nghiên cứu những cách phát
triển chung của kịch bản cũng như cách bố trí hát Bả Trạo ở các trường đoạn khác nhau trong Lễ hội Cầu Ngư và ý nghĩa của nó . Thơng thường hát Bả Trạo được biểu diễn làm hai lần. Lần đầu trong lễ Nghinh Ơng ngồi biển và lần thứ hai trong lễ chính tại đền thờ cá Ơng. Có thể nói, hát Bả Trạo được bố trí trong hai giai đoạn chính của lễ Cầu Ngư nói lên tầm quan trọng của hát Bả Trạo trong lễ.
Các trường đoạn (cảnh) hát Bả Trạo có thể có từ 3 đến 5 phần phụ thuộc vào hoàn cảnh và khán giả đến xem nhưng không phá vỡ bố cục .Với Lễ hội Cầu Ngư được tổ chức ở Khánh Hịa có phần nội dung về kịch bản được chia làm 3 đoạn như sau:
Đoạn 1 : Mang tinh tế lễ , tơn kính ;
Đoạn 2 (nam xuân): Thương nhớ và ca ngợi những cơng trạng của Cá Ơng. Đoạn 3 (điệu Bả Trạo) : mang tính vui mừng.
Màu sắc trong các loại hình nghệ thuật sân khấu vừa có tác dụng trang trí làm đẹp vừa đóng một vai trị thiết yếu để khán giả có thêm nhận thức về tính cách của nhân vật., từng ý nghĩa riêng với mỗi màu sắc. Những màu sắc được hị Bả Trạo sử dụng để tìm hiểu thêm về tính cách cũng như ý nghĩa nội dung mang tính hình tượng của những màu sắc này. Bả Trạo sử dụng các màu trắng, vàng, đỏ, đen. Hiện nay, một số vùng có thêm màu xanh là màu gần gũi với biển, đại dương. Những gam màu này không phải là ngẫu nhiên mà được chọn, thực chất là biểu tượng của những tính cách nhân vật lấy trong tuồng, tính linh thiêng trong Phật giáo, tính âm dương trong dân dã.
❖ Về nội dung của Hát Bả Trạo ở Khánh Hịa:
Có thể nói, dù được diễn ra trong Lễ hội Cầu Ngư, Lễ Thượng Ngọc cốt hay Lễ Khánh thành Lăng mới thì nội dung cốt yếu, bao trùm của Hị Bả Trạo vẫn tập trung vào phản ánh các mặt sau đây:
Hị Bả Trạo – Khúc tụng ca cơng đức Ông Nam Hải: Khảo sát các bổn tuồng hiện
đang lưu giữ ở các Lăng Trường Tây (phường Vĩnh Nguyên), Trường Đông (phường Vĩnh Trường) của thành phố Nha Trang và Lăng Lương Hải, (thị trấn Vạn Giã) huyện Vạn Ninh sẽ thấy rõ nội dung chủ yếu là ngợi ca cơng đức của Ơng Nam Hải và lịng tơn sùng, kính trọng lẫn đau xót của ngư dân khi Ơng “lụy”. Đặc biệt, ở lớp ‘Phụng nghinh hồi đình’ được đội Bả Trạo hát trong Lễ Nghinh Ơng đã phản ánh rõ đó là khúc tụng ca cơng đức Ơng Nam Hải.
Hò Bả Trạo – Khúc tráng ca của người dân biển: Tin tưởng vào sự độ trì của Ơng
vận mệnh. Trái lại đức tin đó đã trở thành động lực tiếp sức cho họ thêm niềm tin và ý chí khi đối diện với bão giơng. Điều đó đã được khắc họa đậm nét trong trò diễn Hò Bả Trạo ở Khánh Hịa. Có thể nói Hị Bả Trạo khơng chỉ là khúc tụng ca về Ơng Nam Hải mà còn là khúc tráng ca lẫm liệt và hào sảng của những người dân biển.
Với hình tượng con thuyền lướt sóng ra khơi cùng những động tác chèo khỏe khoắn, những điệu hò lao động mạnh mẽ với nội dung ca ngợi biển trời, đất nước đã được hát lên bằng tinh thần hào sảng đã nói lên điều đó.
Hị Bả Trạo – Niềm tin và ước vọng của người dân biển: Là trị diễn dâng cúng Ơng
Nam Hải nên nội dung phải tốt lên sự ngợi ca cơng đức của Ơng và cầu mong sự độ trì của Ông những lúc ra khơi vào lộng, đồng thời qua đó bày tỏ ước vọng, khẳng định ước mơ và củng cố niềm tin của mình: ‘‘Nay bổn vạn ngư dân tề tựu/ một lòng thành khởi lễ cầu ngư/ Cầu cho no ấm mọi người/ an cư lạc nghiệp đẹp tươi mọi nhà…’’
Tóm lại, Hị Bả Trạo là trị diễn dân gian có từ lâu đời và liên tục được các thế hệ ngư dân, nghệ nhân vùng Nam Trung bộ, Khánh Hịa góp cơng gìn giữ, đắp bồi và đến nay đã đạt đến độ hoàn chỉnh về nội dung, cấu trúc. Đặc điểm lớn nhất của bổn tuồng Hị Bả Trạo là hình thức cấu trúc mở và nhờ vậy nó ln được bổ sung ngày càng phong phú. Với cấu trúc ấy cho phép người nghệ sĩ dân gian Nam Trung bộ và Khánh Hòa được rộng đường sáng tạo mà khơng bị chệch hướng. Vì vậy, mỗi bổn tuồng Hị Bả Trạo đều khác nhau, nhưng khi đọc lên, hát lên và nhất là khi diễn lên trong Lễ hội Cầu Ngư thì đều khơng có gì lẫn lộn được.
Chính vì vậy, có thể nói nếu Lễ hội Cầu Ngư là di sản văn hóa phi vật thể độc đáo của cư dân vùng biển Khánh Hịa, thì trị diễn Hị Bả Trạo là tác phẩm nghệ thuật dân gian đặc sắc riêng có trong Lễ hội Cầu Ngư, nó xứng đáng được xem là di sản văn hóa phi vật thể độc lập trong di sản chung.