CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.5 NHỮNG NÉT VĂN HÓA ĐẶC SẮC TRONG LỄ HỘI CẦU NGƯ KHÁNH
2.5.2.1 Về tên gọi “Bả Trạo”
Bắt nguồn từ việc người dân làm lễ tế cá Ông, hát Bả Trạo ra đời làm phong phú nghi thức tâm linh của ngư dân, nhằm cầu mong cho biển thuận gió hịa, được mùa tơm cá, đời sống ấm no, cầu cho quốc thái dân an. Hát Bả Trạo là một tổ chức hát múa tập thể, một đội văn nghệ có truyền thống lâu đời, mang tính chất phong tục nghi lễ, được tổ chức tại các vùng ngư dân ven biển để tỏ lòng thương tiếc cá Ơng đã chết
Hát Bả Trạo (hay cịn gọi là chèo Bả Trạo, chèo đưa linh, hò đưa linh, hò hầu linh) là dạng dân ca lễ nghi của cư dân gần biển Bình Trị Thiên, cụ thể là từ Quảng Nam - Đà Nẵng cho đến Bình Thuận. Hát Bả Trạo là di sản văn hóa phi vật thể, loại hình văn hóa dân gian có nguồn gốc từ "văn hóa biển" nhằm để phục vụ đời sống tinh thần cho nhân dân.
Hát Bả Trạo có nguồn gốc từ chữ Hán - Nôm: Bả 把: cầm chắc, trạo 掉: mái chèo, có nghĩa là “cầm chắc tay chèo”. Nhưng cũng có một ý kiến khác thì (có lẽ do phương ngữ?), Bả Trạo là cách đọc chệch âm của động từ “Bá Trạo” (百
nghĩa là trăm) thì thuật ngữ này cũng có nghĩa là trăm tay chèo, trăm bạn chèo. Đây là vấn đề đang cịn nhiều bàn cãi của các nhà ngơn ngữ học; ở đây, tạm hiểu động từ này dưới góc độ âm nhạc học theo một cách ngắn gọn: “hát Bả Trạo” hay “hát Bả Trạo”... cũng đều có nghĩa là “hát chèo thuyền”.
Bả Trạo là một làn điệu đặc trưng của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Mỗi tiếng ca Bả Trạo đều thể hiện sự gắn kết keo sơn của con người nơi đây với miền biển. Nam Trung Bộ trên bản đồ địa lý là vùng đất uốn mình ra Biển Đơng ngày đêm sóng vỗ, càng nối dài cánh tay ra phía biển bởi các cồn, đảo, cù lao và các quần đảo xa xa. Trải qua nhiều thế hệ, dân cư ở đây dù muốn dù khơng vẫn phải có cái nhìn hướng biển bởi họ ngày đêm tiếp xúc, hành nghề kiếm miếng ăn trên biển. Cuộc sống mưu sinh của người dân vùng duyên hải phụ thuộc nhiều vào biển cả. Ngày đêm dập dềnh, lênh đênh trên biển cả, đối diện với từng cơn sóng lớn khơng khỏi khiến cho người ta khát khao có cho mình một điểm tựa để vững tâm trên biển, và từ đây, hát Bả Trạo ra đời.
Nội dung và ý nghĩa của hò Bả Trạo là cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hịa, cầu trời yên biển lặng, ngư dân được mùa thu hoạch, thể hiện bản sắc văn hóa đặc thù miền biển, sự đồng tâm đồng lòng tương thân tương ái của ngư dân miền biển, thể hiện phương ngữ,thổ ngữ đặc trưng vùng miền. Bên cạnh đó, hát Bả Trạo cịn thể hiện sự tơn kính, lịng biết ơn của cộng đồng ngư dân miền biển đối với cá Ông đã giúp đỡ ngư dân vượt qua sóng gió, những tai ương trên biển. Đồng thời các bài hát cũng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc: đó là hị và chèo (động tác cầm mái chèo khác với nghệ thuật hát Chèo miền Bắc) để đưa những linh hồn, oan hồn vong mạng bất đắc kỳ tử do tai nạn,chiến tranh loạn lạc, vị quốc vong than… về nơi vãng sanh cực lạc.