CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.4 GIỚI THIỆU CHI TIẾT VỀ LỄ HỘI CẦU NGƯ KHÁNH HÒA
2.4.4.3 Các hoạt động vui chơi, giải trí
Lễ hội là một từ ghép để chỉ chung hoạt động lễ và hội ở nước ta. Đây là hai hoạt động được tổ chức đồng thời và gắn kết với nhau trong một không gian, thời gian nhất định. Lễ là phần con người giao cảm với thần linh diễn ra rất tôn nghiêm, hội là phần giao cảm giữa con người với con người thường được tổ chức sơi động, đầy tính nhân văn. Thường thì có lễ mới có hội và cũng nhiều trường hợp có lễ mà khơng có hội. Tuy nhiên hoạt động này ít khi tách khỏi nhau. Mặc dù phần lễ được coi là phần quan trọng và bắt buộc nhưng trên thực tế trong cuộc sống hội lại có phần hấp dẫn hơn. Phần lễ thường diễn ra ngắn và thu hút những người cao tuổi còn đa phần thời gian dành cho phần hội được đông đảo lớp trẻ tham gia nhiệt tình. Đến với lễ hội người ta bao giờ cũng dành thời gian đầu tiên để thắp hương lễ Phật, lễ Thánh tuy nhiên thời gian đó khơng nhiều. Thu hút nhiều người vẫn là những địa điểm tổ chức hội tại khu vực xung quanh. Đó là hoạt động giúp cho con người lấy lại thăng bằng trong cuộc sống, giải tỏa mệt mỏi, tiếp thêm sức lực để bước vào một vụ sản xuất mới hăng say hơn và chắc chắn hiệu quả sẽ tốt hơn.
Trong Lễ hội Cầu Ngư, nếu phần lễ diễn ra long trọng, trang nghiêm, thành kính thì phần hội lại diễn ra vui vẻ, náo nhiệt và lôi cuốn rất nhiều người tham gia.
Như vậy, hội trong Lễ hội Cầu Ngư là một dịp để ngư dân tụ hội nhằm bàn bạc cơng việc thờ cúng cá Ơng, ra qn đánh bắt cá. Hội có ý nghĩa rộng lớn khơng chỉ là tổ chức vui chơi hội hè. Các hoạt động không thể thiếu trong Lễ hội Cầu Ngư là hội đua thuyền,
thi lắc thúng chai, thi kéo co, đẩy gậy, đi cà kheo, đấu võ, đánh vật, thi đan lưới, vật tay, vật chân, nhảy bao bố, bóng chuyền, thi câu cá…Về văn nghệ, ngồi hát tuồng, hát hị khoan, hát bội, cịn có một hình thức múa hát đặc trưng của Lễ hội Cầu Ngư là múa hát Bả Trạo (bả: nắm, trạo: chèo đị) diễn tả tinh thần đồn kết giữa các thành viên trong một con thuyền, vượt qua sóng to gió cả, mang về một mùa bội thu cho ngư dân. Hát múa Bả Trạo, vừa là nghi thức tế lễ vừa là hoạt động nghệ thuật. Bả Trạo là hoạt cảnh múa hát, thể hiện sinh hoạt, lao động của ngư dân như chèo thuyền, kéo lưới hoặc đặc tả cảnh đưa linh, rước hồn “Đức Ơng”.
Bên cạnh đó hội đua thuyền cũng là nét văn hóa truyền thống lâu đời của cư dân miền biển, được tổ chức trong dịp Lễ hội Cầu Ngư. Theo các nhà nghiên cứu, đua thuyền xuất xứ từ loại hình nghệ thuật nghi thức lễ hát Bả Trạo. Người xưa tổ chức lễ hội đua thuyền vào ngày đầu xuân để khai thông sông rạch với ước muốn cầu mong mưa thuận, gió hịa. Làng nào giành chiến thắng trong cuộc đua thì năm đó sẽ gặp nhiều may mắn, làm ăn phát đạt. Từ xa xưa, kể cả trong những năm chiến tranh ác liệt hay thời bình, giải đua thuyền đã trở thành thông lệ trong những ngày đầu năm.
Trước lễ hội 1 tuần, bà con trong làng tụ họp để bàn chuyện chuẩn bị đua thuyền hoặc thăm hỏi, động viên con cháu tập luyện. Mỗi làng đều hình thành một đội đua toàn trai tráng ở cỡ 18 - 35 tuổi. Mỗi đội đua có nhiều nhất 30 người gồm lái thuyền, cầm phách, cầm tổng và dân bơi. Kinh phí lập đội thuyền do dân làng qun góp. Trong những thời khắc này, mỗi làng dường như mất ngủ, điểm sinh hoạt ở thôn nào cũng sáng đèn, họ tụ hội về đây để cổ vũ, để bàn tán về chiến thuật, đánh giá thuyền của các làng khác. Nhưng rốt cục thì người làng nào cũng khẳng định “đị" của làng mình sẽ đoạt giải nhất. Sáng tinh mơ ngày hội, khi các cụ bô lão trong thôn cùng trai làng khỏe mạnh nhất ra bờ sông đứng bên mũi thuyền thắp hương cầu nguyện cho một mùa mưa thuận gió hịa, thì hai bên bờ sơng đã huyên náo tiếng người. Khi lệnh xuất phát vừa đưa ra, các thuyền lập tức lao lên, hai bên bờ sơng như vỡ ịa trong tiếng hị reo và âm thanh của trống, mõ. Hàng ngàn con mắt dán chặt xuống mặt sơng. Lúc đó, dịng sơng hiền hịa bỗng sơi sục bởi hàng chục con thuyền được trang hồng như một rừng hoa cỡi trên dịng nước vùn vụt lao về phía trước. Kết thúc cuộc thi, đội chiến thắng thì hân hoan ca hát, đội thua thì xuýt xoa tiếc nuối và quyết tâm sẽ chiến thắng vào lễ hội năm sau.
Lễ hội đua thuyền là nét đẹp độc đáo, đặc trưng riêng của người dân vùng sông nước, tạo nên một phần bản sắc văn hóa Việt mà mỗi người con đi xa ai cũng nhớ về.
Thi lắc thúng chai cũng là một hoạt động đậm chất hội hè, thúng chai (thuyền thúng) từ lâu đã được mệnh danh là “trí khơn sơng nước Việt”, một phương tiện đặc trưng, truyền thống thiết thân trong khai thác thủy sản của ngư dân Việt. Tàu cá chưa thể ra khơi nếu thiếu thúng chai. Hội thi lắc thúng chai là sử dụng lực dập dềnh theo con sóng do chính thuyền thúng tạo ra. Điều này lại địi hỏi mức độ khéo léo và tính thời điểm phải hết sức hợp lý để lợi dụng sức nước đưa thuyền thúng di chuyển.
Nói là một cuộc đua, cuộc thi, song bơi thúng, lắc thúng lại thiên về tính chất biểu diễn, giới thiệu, bởi thơng qua đó, các vận động viên sẽ trình diễn cho người xem những kỹ thuật độc đáo, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa sức mạnh thể lực và mức độ khéo léo đến kinh ngạc.
Trong các hội chơi dân gian đều có nhiều người tham gia rất nhiệt tình, hào hứng và sơi nổi, được người xem và cổ động nhiều nhất là hội đua thuyền và thi lắc thúng chai. Hai bên bờ sông, hay trên bãi biển người đứng dọc hai bờ, cờ, trống, chiêng thúc giục, tiếng hô vang dội cổ vũ cho các thuyền đua tưng bừng, náo nhiệt cả một vùng sông nước. Hội đua ghe truyền thống nhằm biểu dương cuộc sống sơng nước phong phú, đồng thời tạo khơng khí vui tươi cho lễ hội. Ban tổ chức hội đua là các chủ bến bãi, mỗi bãi có một ghe, giải thưởng khơng lớn mà chỉ mang tính tượng trưng. Thơng thường trước cuộc đua, các ghe có sự thỏa thuận ngầm, ghe nào về nhất thì được thần linh chứng giám và phần thưởng của họ là năm đó trong vạn sẽ làm ăn phát đạt. Trong Lễ hội Cầu Ngư, nếu phần Lễ trang trọng và linh thiêng bao nhiêu thì phần Hội với tiết mục đua ghe lại vui vẻ, náo nhiệt và lôi cuốn mọi người bấy nhiêu.