Cơ chế trao đổi ion

Một phần của tài liệu Chuyên đề xử lý nước bằng phương pháp hóa lý (Trang 121)

- Resin Anion bazơ yếu

6.4.Cơ chế trao đổi ion

Có rất nhiều giả thuyết giải thích cơ chế quá

trình trao đổi ion hiện nay còn chưa thống nhất. Trong công nghệ xử lý nước giả thuyết thích

hợp nhất coi chất trao đổi ion là vật chất có cấu tạo dạng keo .Trên quan điểm đó ,nguời ta cho rằng trên bề mặt cao phân tử của chất trao đổi ion có rất nhiều lớp điện tích kép giống bề mặt

6.4. Cơ chế trao đổi ion

• Ion trong lớp điện tích kép theo mức độ hoạt động lớn nhỏ có thể phân ra : lớp hấp phụ và lớp khuếch tán .Lớp ion có tính hoạt động

tương đối kém bị hấp phụ bám chặt vào bề mặt cao phân tử gọi là lớp hấp phụ hay lớp cố định ,nó bao gồm lớp ion bên trong và

một bộ phận ion ngược dấu. Cạnh ngoài lớp hấp phụ ,các ion có tính hoạt động tương đối lớn , có khả năng khuếch tán vào trong dung dịch nên gọi là lớp khuếch tán.

Khi nhựa trao đối ion gặp dung dịch nước có chất điện giải, các tác dụng sau đây sẽ diễn

6.4. Cơ chế trao đổi ion

Tác dụng trao đổi :

Các ion ngược dấu trong lớp khuếch tán và ion ngựoc dấu khác trong dung dịch trao đổi vị trí lẫn nhau. Nhưng do quá trình trao đổi ion

không giới hạn ở lớp khuếch tán, do quan hệ

cân bằng động, trong dung dịch cũng có một số ion ngược dấu trước tiên trao đổi đến lớp

khuếch tán, sau đó sẽ trao đổi với các ion ngược dấu trong lớp hấp phụ.

6.4. Cơ chế trao đổi ion

Tác dụng nén ép:

Khi nồng độ muối trong các dung dịch tăng lớn ,có thể làm cho lớp khuếch tán bị nén ép lại.Từ đó, một số ion ngược dấu trong lớp khuếch tán biến thành ion ngược dấu trong lớp khuếch tán biến thành ion ngược dấu trong lớp hấp phụ …, Pham vi hoạt động của lớp khuếch tán nhỏ lại làm bất lợi cho quá trình trao đổi ion. Do đó cần chú ý nếu nồng độ dung dịch hoàn nguyên quá lớn, không những không thể nâng cao mà còn giảm thấp hiệu quả hoàn nguyên.

Một phần của tài liệu Chuyên đề xử lý nước bằng phương pháp hóa lý (Trang 121)