Bản chất, vai trò

Một phần của tài liệu Giáo trình Chiến lược và kế hoạch kinh doanh (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 113 - 115)

CHƢƠNG 5 : PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƢỢC

1. Bản chất, vai trò

1.1. Bản chất

Có rất nhiều quan niệm khác nhau về phân tích chiến lược. Theo từ điển kinh doanh BNET “Phân tích chiến lược là q trình nghiên cứu mơi trường kinh doanh mà ở đó doanh nghiệp đang hoạt động nhằm hình thành các chiến lược”.

Như vậy, có thể hiểu phân tích chiến lược là việc hình thành các phương án chiến lược khác nhau. Từ đó, nhà quản trị có nhiều phương án để có thể lựa chọn được chiến lược phù hợp nhất với điều kiện chủ quan và khách quan của doanh nghiệp mình. Việc phân tích và lựa chọn chiến lược đều được dựa trên việc phân tích các yếu tố bên trong, bên ngoài doanh nghiệp.

1.2. Vai trị

Các mơ hình phân tích chiến lược có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp khơng chỉ trong q trình hình thành và mà cả lựa chọn chiến lược.

Có thể kể tới một vài vai trị chủ yếu sau:

 Một là, các kỹ thuật, mơ hình phân tích chiến lược giúp doanh nghiệp hình thành được các phương án chiến lược nhằm đạt được tầm nhìn, tuyên bố sứ mệnh, mục tiêu đã đề ra.

105

 Hai là, ngoại trừ những tình huống quá đặc biệt mà doanh nghiệp phải

đối mặt, nhìn chung các chiến lược được hình thành từ mơ hình phân tích sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều lựa chọn hợp lý.

 Ba là, việc phân tích chiến lược cịn là cơ sở cho việc đánh giá và điều chỉnh chiến lược cho phù hợp với bối cảnh thay đổi của môi trường kinh doanh.

1.3. Quy trình phân tích và lựa chọn chiến lƣợc

Quy trình phân tích và lựa chọn chiến lược có thể được phân tách thành 3 giai đoạn bao gồm: (1) Thu thập thông tin; (2) Phân tích, hình thành chiến lược; (3) Lựa chọn chiến lược. Mỗi giai đoạn có thể sử dụng các ma trận, công cụ khác nhau.

Hình 5.1: Quy trình phân tích, lựa chọn chiến lƣợc

Giai đoạn 1: Ở giai đoạn này, doanh nghiệp cần thu thập các yếu tố bên trong,

bên ngồi. Phần này đã được phân tích trong bài 2 và bài 3. Để lượng hóa tốt hơn sự tác động của các yếu tố bên ngoài cũng như mức độ mạnh yếu của các yếu tố bên trong, nhà hoạch định chiến lược có thể sử dụng ma trận EFE và ma trận IFE. Các ma trận này sẽ được trình bày trong phần sau. Ở giai đoạn này, nhà hoạch định chiến lược cần xác định rõ các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ để từ đó lượng hóa sự tác động. Mặc dù vậy, việc lượng hóa vẫn dựa chủ yếu trên quan điểm cá nhân.

GIAI ĐOẠN 1 THU THẬP THÔNG TIN

Ma trận EFE Ma trận IFE

GIAI ĐOẠN 2

PHÂN TÍCH VÀ HÌNH THÀNH CHIẾN LƢỢC

Ma trậnSWOT Ma trận BCG Ma trận Mc Kinsey Ma trận SPACE

GIAI ĐOẠN 3

LỰA CHỌN CHIẾN LƢỢC

106

Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này, nhà hoạch định chiến lược có thể kết hợp sử

dụng nhiều công cụ, ma trận khác nhau nhằm xác định các nhóm chiến lược phù hợp nhất. Việc lựa chọn, hình thành chiến lược ở giai đoạn này được căn cứ chủ yếu vào kết quả của giai đoạn 1. Việc lượng hóa điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội nguy cơ ở giai đoạn 1 sẽ quyết định các nhóm chiến lược được lựa chọn ở giai đoạn này. Ở giai đoạn này có thể s ử d ụng các ma trận SWOT, ma trận BCG, ma trận McKinsey, Ma trận SPACE.

Giai đoạn 3: Khơng phải tất cả chiến lược được hình thành đều được lựa chọn

hoặc cùng lúc thực hiện bởi nguồn lực của doanh nghiệp có hạn. Nhà hoạch định chiến lược cần đưa ra thứ tự ưu tiên thực hiện chiến lược một cách phù hợp. Trong giai đoạn này, ma trận QSPM được sử dụng như một công cụ hữu hiệu và phổ biến.

2. Các mơ hình phân tích chiến lƣợc 2.1. Ma trận SWOT

Một phần của tài liệu Giáo trình Chiến lược và kế hoạch kinh doanh (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 113 - 115)