.Nuôi cá rô đồng

Một phần của tài liệu Giáo trình Nuôi động vật thuỷ sản (Nghề: Phòng và chữa bệnh thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 34 - 39)

2 .Kỹ thuật ni cá lóc, cá rô đồng, cá rặc rằn

2.2 .Nuôi cá rô đồng

a. Đặc điểm sinh học của cá rô đồng

Cá rô đồng Anabas testudineus (Boch, 1792) là loài cá nước ngọt được

ni thương phẩm phở biến vì chất lượng thịt ngon, có cơ quan hơ hấp phụ gọi là mê lộ có thể lấy oxy từ khí trời nên có sức sống cao, chịu đựng được q trình ni nhốt với mật độ cao.

- Dinh dưỡng

Cá bắt đầu ăn ngồi từ ngày thứ ba, thức ăn ưa thích của cá là những giống lồi động vật phù du cỡ nhỏ trong ao như bọn giáp xác râu ngành, thậm chì chúng cũng ăn cả ấu trùng tôm cá.

Khi trưởng thành cá có thể sử dụng nhiều loại thức ăn, nhưng thức ăn ưa thích của cá là động vật đáy như giun ít tơ, ấu trùng cơn trùng, mầm non thuỷ thực vật. Ngồi ra cá rơ cũng có khả năng sử dụng thức ăn chế biến và phụ phẩm nông nghịệp rất tốt.

Cá rơ đồng là lồi cá dữ, ăn tạp, nhưng thiên về động vật. Tính dữ được thể hiện khi trong đàn cá có cá chết những con sống sẽ tấn công ăn thịt con chết hoặc trong giai đoạn cá giống, khi thiếu thức ăn những con cá lớn sẽ ăn những cá nhỏ, đây là một trong những nguyên nhân làm giảm tỷ lệ sống của cá.

- Sinh trưởng

Cá rơ đồng có tốc độ sinh trưởng tương đối chậm, sau 6 tháng nuôi cá đạt trọng lượng từ 60 – 100g/con.

Trong điều kiện nhân tạo, cá rô đồng sống được trong bể xi măng, ao mương có diện tích nhỏ, ngồi ra nếu cá ở nơi mát và bề mặt cơ thể được giữ ẩm, cá có thể sống được ngồi khơng khí trong nhiều giờ nhờ có cơ quan hơ hấp phụ trên mang sử dụng khí trời, đây là ưu thế trong việc vận chuyển và nuôi với mật độ cao trong ao.

- Sinh sản

Ngồi tự nhiên cá có tính sinh sản vào mùa mưa. Đầu mùa mưa cá di chuyển từ nơi sinh sống đến những nơi vừa ngập nước sau những đám mưa lớn

28

đầu mùa như: ruộng, ao, đìa, … nơi có chiều sâu cột nước 30 – 40 cm để sinh sản. Cá rơ đồng khơng có tập tính giữ con.

Ở chiều dài 10 – 13 cm, cá rô đồng tham gia sinh sản lần thứ nhất, sức sinh sản cá cao đạt 30 – 40 vạn trứng/kg cá cái, trứng cá thuộc loại trứng nởi và có màu vàng. Cá đẻ 3 – 4 lần/năm.

Theo Dương Nhựt Long (2003) trứng cá rơ thành thục thường có màu trắng ngà hoặc màu trắng ngà hơi vàng, đường kính trứng sau khi trương nước dao động từ 1,1 – 1,2mm và trứng cá rô thuộc loại trứng nổi. Sức sinh sản của cá cao đạt khoảng 300.000 – 700.000 trứng/kg cá cái.

b. Chuẩn bị ao nuôi

Ao cũ và ao mới muốn nuôi cá tốt đều phải làm tốt việc chuẩn bị ao.

– Trước khi thả cá ao phải được làm cạn nước, dọn sạch rong, cỏ và bắt hết cá tạp.

– San vét lớp bùn đáy (với ao cũ) không nên để lớp bùn đáy quá dày, tốt nhất còn 15-20cm.

– Sửa dọn bờ cho chắc chắn, lấp các hang hốc quanh ao.

– Bón vơi khắp đáy ao với lượng từ 7-10kg/100m2 ao để diệt các loại các tạp cịn xót lại, diệt một số vi sinh vật gây bệnh cho cá và cải tạo nền đáy ao.

– Phơi đáy ao trong vịng từ 3-4 ngày.

Bón phân

Bón phân trong ao nhằm cung cấp dinh dưỡng tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá, Lượng phân bón tủy thuộc lượng mùn đáy ao. Đối với các ao gần khu vực chăn ni khơng nhất thiết phải bón thêm phân. Nên dùng phân lợn hoặc phân gia cầm. Không nên dùng phân trâu, bị vì lượng dinh dưỡng thấp và khơng tạo màu đẹp cho ao nuôi.

Lượng dùng:

+ Phân hữu cơ (gà, vịt, lợn…): 20-30kg/100m2. + Phân vô cơ (Urê, NPK): 0,3-0,5kg/100m2.

Phân vô cơ giúp cho màu nước xanh nhanh chóng nhưng chỉ nên sử dụng lân khi lấy nước vào ao và các trường hợp cần làm xanh nước vào ao và các trường hợp cần làm xanh nước khi nước quá trong.

29

– Sau khi phơi ao tiến hành lấy nước vào ao trước khi thả giống từ 2-3 ngày. Mực nước lấy vào ao khoảng từ 1,2-1,5m.

Lưu ý: Khi lấy nước vào ao phải qua lưới lọc để không cho cá tạp, cá dữ

theo vào ao nuôi hại cá hoặc cạnh tranh thức ăn của cá nuôi.

c. Chọn và thả giống

– Giống: chọn mua giống từ những cơ sở có uy tín, con giống khoẻ mạnh, khơng xây xát, dị tật, dị hình, kích cỡ đồng đều.

– Mật độ thả: 30 – 40 con/m2 cỡ giống 500 – 700con/kg, Nếu ao được chuẩn bị kỹ có thể thả cá nhỏ hơn. Tuỳ theo mức độ đầu tư thức ăn và chế độ thay nước mà có thể chọn mật độ thả ni thích hợp.

d. Quản lý và chăm sóc

– Sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên nởi có bán trên thị trường có

hàm lượng đạm và kích cỡ viên thức ăn phù hợp:

+ Trong tháng nuôi đầu dùng cám viên nởi có độ đạm 35-40%, cỡ viên nhỏ hơn 1mm, với lượng thức ăn từ 7-10% tổng trọng lượng cá/ngày.

+ Sang tháng nuôi thứ 2-3 dùng thức ăn viên nởi có độ đạm 30-35%, cỡ viên nhỏ hơn 2mm, với lượng thức ăn từ 5-7%.

+ Sang tháng ni thứ 4-5 dùng thức ăn viên nởi có độ đạm 25-30%, cỡ viên nhỏ hơn 2,5 mm

– Ngồi ra người ni có thể sử dụng các loại phụ phẩm nông nghiệp như tấm, cám, rau xanh, bột cá, cá tạp, … để chế biến thức ăn cho cá ăn. Thức ăn tự chế cũng cần đảm bảo hàm lượng đạm theo yêu cầu giai đoạn phát triển.

Cho cá ăn ngày 2 lần (sáng từ 8-9h, chiều từ 15-16h), nên quan sát lượng thức ăn để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp tránh dư thừa thức ăn.

– Chăm sóc:

+ Điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp, tránh dư thừa gây ô nhiễm ao nuôi. + Cần giữ nước ao luôn sạch bằng cách quản lý thức ăn tốt, khi thấy nước bẩn, cần thay nước từ 20-30% lượng nước trong ao.

+ Hàng ngày quan sát cá nuôi nếu thấy hiện tượng cá bệnh thì nhờ cơ quan chuyên môn hỗ trợ.

+ Kiểm tra cống, bờ ao và lưới bao xung quanh bờ ao, đầu mùa mưa dùng vôi bột (10kg/100m2) rải xung quanh bờ, hạn chế nước mưa xung quanh rửa trôi xuống ao.

30

+ Định kỳ 15 ngày một lần kiểm tra tốc độ sinh trưởng của cá về chiều dài và trọng lượng để điều chỉnh lượng thức ăn. Mỗi lần kiểm tra 30 con lấy giá trị trung bình.

e. Thu hoạch

Sau 4 – 5 tháng ni có thể thu hoạch, lúc này cá đạt cỡ từ 80g-100g/ con. Tháo cạn bớt nước dùng lưới thu cá sau đó tát cạn ao bắt nốt số cá cịn sót lại.

2.3 Nuôi cá sặc rằn

a. Đặc điểm sinh học

- Sinh trưởng: Trong điều kiện nhiệt độ thích hợp 25 – 35oC cá đạt trọng lượng khoảng 140 g/con sau 2 năm (ở ĐBSCL, quan sát cá đực và cá cái cùng kích thước, thường cá đực có trọng lượng nhỏ hơn. Hiện tượng cá đực có kích thước nhỏ, có thể do trong q trình sinh sản, cá đực phải giữ tở, và chăm sóc cá con, nên ăn ít, hoặc khơng ăn trong thời gian này.

- Dinh dưỡng: Cũng như nhiều loài cá khác, ở thời kỳ đầu sau khi nở, cá

dinh dưỡng bằng noãn hồng. Sau khi nỗn hồng tiêu biến, cá chuyển sang ăn thức ăn bên ngoài.

Thức ăn ở thời kỳ đầu gồm nhiều loại, như phiêu sinh động vật (Ciliata,

Rotifera, Copepoda, Cladocera), phiêu sinh thực vật (Bacillariophyceae,

Cyanophyceae, Chlorophyceae) và thủy thực vật tan ra.

Ở thời kỳ trưởng thành, cấu tạo bộ máy tiêu hóa của cá phù hợp với loài ăn tạp. Những loại thức ăn thường xuyên bắt gặp và chiếm khối lượng lớn trong ruột cá gồm: mùn bã hữu cơ, thực vật phiêu sinh, động vật phiêu sinh, mầm non thực vật, cũng như các loại thực vật thủy sinh mềm trong nước.

Cá cũng sử dụng tốt các loại thức ăn do người cung cấp như: bột ngũ cốc các loại, động vật và khi thiếu thức ăn chúng ăn cả trứng của chính nó.

- Đặc điểm thành thục sinh dục của cá sặc rằn

Cá sặc rằn thành thục lần đầu sau 7 tháng t̉i. Khi thành thục, có thể phân biệt dễ dàng cá đực, cá cái bằng các biểu hiện bên ngoài của dấu hiệu sinh dục phụ. Khi thành thục, ở cá đực phần tia mềm vây lưng kéo dài tới hoặc vượt khỏi gốc vi đi, cịn cá cái vi này rất ngắn và khơng bao giờ chạm tới gốc vi đuôi. Ngồi chỉ tiêu căn bản này, cũng có thể phân biệt cá đực với các sọc ngang đậm nét chạy từ lưng xuống bụng rõ hơn cá cái và miệng của nó cũng lớn hơn.

b. Chuẩn bị ao ni

31

+ Diện tích: 200 – 1000 m2, có thể ni ở diện tích lớn hơn tùy theo từng hộ nuôi.

+ Độ sâu từ 1 – 1,5m.

+ Ao gần nơi có nguồn nước sạch và có cống cấp thốt nước chủ động. + Bờ ao phải cao hơn mực nước lũ cao nhất là 0,5 m và cải tạo ao. - Cải tạo ao

+ Tát cạn sên vét bùn đáy ao chỉ còn lại 10 – 20 cm. + Bón vơi 7 – 10 kg/100 m2.

+ Phơi nắng 2 – 3 ngày.

+ Bón phân chuồng ủ hoai 30 – 40 kg/100 m2 ao. + Lấy nước vào 30 – 40 cm.

+ Sau 2 – 3 ngày cho phân chuồng phân hủy rồi lấy nước vào cho đủ rồi thả cá.

c. Chọn và thả giống

- Mật độ thả 15 – 20 con/m2 - Kích cỡ cá 4 – 6 cm/con

- Cá khỏe khơng xây xát, khơng dị hình, đồng cỡ.

- Thả cá vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát để tránh sốc nhiệt độ.

d. Quản lý và chăm sóc

Cho cá sặc rằn ăn gồm: cám, bột cá (loại cá tươi hoặc phụ phẩm của nhà

máy) xay nhỏ cho cá ăn.

- Thành phần: cám 60% + bột cá 40%.

- Khẩu phần thức ăn : 5 – 7% trọng lượng cá/ngày.

- Làm sàn thả thức ăn để dễ kiểm tra lượng thức ăn hàng ngày. - Cho ăn ngày 2 lần.

- Có thể bón phân chuồng bổ sung 2 tuần/lần 30 – 40 kg/100 m 2 ao để tăng thức ăn tự nhiên cho cá.

- Hàng ngày kiểm tra hoạt động của cá.

e. Thu hoạch

Sau 8 – 10 tháng cá đạt trọng lượng 100 – 150 g/con thì có thể thu hoạch được.

32

Một phần của tài liệu Giáo trình Nuôi động vật thuỷ sản (Nghề: Phòng và chữa bệnh thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 34 - 39)