.Các loại chứng nhận chất lượng sản phẩm thủy sản nước ngọt

Một phần của tài liệu Giáo trình Nuôi động vật thuỷ sản (Nghề: Phòng và chữa bệnh thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 58)

1.1 Tầm quan trọng của kiểm nghiệm thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản

Thủy sản: là một thuật ngữ chỉ chung về những nguồn lợi, sản vật đem lại

cho con người từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi trồng thu hoạch sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường.

Các loài thủy sản phổ biến: cá, giáp xác, thân mềm, rong, bò sát, lưỡng cư. Các sản phẩm từ thủy sản: là các sản phẩm được chế biến từ thủy sản. Ví

dụ: thủy sản đóng hộp, ruốc tơm cá, dầu cá,….

Thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản là nguồn thực phẩm được tiêu thụ ngày càng nhiều trên thị trường trong nước và quốc tế. Do đó, việc kiểm sốt chất lượng sản phẩm của mặt hàng thủy sản và sản phẩm từ thủy sản là cần thiết để đảm bảo an toàn thực phẩm đối với mặt hàng này.

1.2 Một số tiêu chuẩn quy định về thủy sản

- Thông tư 24/2013/TT-BYT: Quy định mức giới hạn tối đa dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm

- QCVN 02-27:2017/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - Sản phẩm thủy sản - Cá tra phi lê đông lạnh

- TCVN 5649:2006: Thủy sản khô - Yêu cầu vệ sinh

- TCVN 5689:2006: Thủy sản đông lạnh - Yêu cầu vệ sinh

1.3. Kiểm nghiệm thủy sản và sản phẩm thủy sản tại Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia

52

Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia kiểm nghiệm được trên 500 chỉ tiêu hóa học và vi sinh đối với thủy sản và sản phẩm thủy sản. Một số chỉ tiêu gồm:

a. Chỉ tiêu vi sinh

Tổng số vi sinh vật hiếu khí, Coliforms, E.Coli, Salmonella, S. aureus, Cl. Perfringens, V. parahaemolyticus, …

b. Chỉ tiêu hóa học

+ Cảm quan

+ Chỉ tiêu dinh dưỡng: Omega 3, Omega 6, Omega 9, Acid amin, Protein, Lipid,…

+ Kim loại nặng: Pb, Hg, Cd, As,…

+ Kháng sinh các nhóm:

 Phenicol: Cloramphenicol, Florphenicol,…  Tetracycline: Tetracycline, Clotetracycline,…

 Nitrofuran và các chất chuyển hóa: furazolidone, AOZ, AMOZ, AHD, SEM …

 Quinolone: enrofloxacin, ciprofloxacin, danofloxacin, sarafloxacin, difloxacin, norfloxacin, ofloxacin…

 Sulfonamide: Su Sulfapyridine, Sulfamerazine, Sulfamethoxazole, Sulfameter, Sulfamethoxypyridazine, Sulfisoxazole, Sulfadimethoxine, Sulfachloropyridazine, Sulfamonomethoxine, Sulfadimidine, Malachite green, Leucomalachite green.

 Macrolids: Azithromycin, Erythromycin, Roxithromyxin, Spiramycin,…  Hormone: Dietylstilbestrol, beta agonist, Progesterol,…

 Thuốc bảo vệ thực vật: Cypermethrin, Permethrin, Chlorpyrifos, Carbendazim, Dichlorvos, Dimethoate, Fenitrothion , Amitraz, Bentazon, Bifenazat, Clorpropham, Clethodim…

 Độc tố thủy sản: độc tố cá nóc (tetrotodoxin), độc tố gây tiêu chảy (DSP), độc tố gây liệt cơ (PSP), độc tố thần kinh (NSP), độc tố gây mất trí nhớ (ASP), CFP

 Chất độc khác: Histamin, Phenol , Cyanua, Formadehyd,…

53

Để kiểm nghiệm thủy sản và sản phẩm từ thủy sản, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia đã trang bị các thiết bị hiện đại và đồng bộ: hệ thống phân hủy và chưng cất tự động theo Kjeldalh, hệ thống chiết tự động Soxhlet, hệ thống phân tích xơ tiêu hóa tự động, các hệ thống sắc ký lỏng (HPLC-DAD, HPLC-FLD, HPLC-RI, HPLC-ELSD), sắc ký lỏng khối phở (LC- MS/MS), sắc ký khí (GC-FID, GC-MS), sắc ký ion (IC, HPAEC-PAD)…

Hình 4.1. Thiết bị sắc ký lỏng khối phổ hai lần

1.5. Lý do chọn Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia

- Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia là phịng thí nghiệm trọng tài quốc gia về thực phẩm.

- Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia là đơn vị kiểm nghiệm được công nhận ISO/IEC 17025:2017 đối với các chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm.

- Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia đã được Bộ Y tế, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định là Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, thức ăn chăn ni, phân bón.

- Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia tham gia trong hệ thống phịng thí nghiệm chuẩn ASEAN về kiểm nghiệm thực phẩm.

- Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia nằm trong hệ thống phịng thí nghiệm thực hiện xác nhận giá trị sử dụng liên phịng thí nghiệm của phương pháp thử AOAC International.

2. Một số tiêu chuẩn trong mơ hình ni cá tra theo tiêu chuẩn chứng nhận (ASC, BAP và GlobalGAP)

54

ASC (Aquaculture Stewardship Council) – Hội Đồng Quản Lý Nuôi Trồng Thủy Sản, là tở chức độc lập, phi chính phủ và phi lợi nhuận.

Hình 4.2. Logo Tiêu chuẩn ASC

Tiêu chuẩn nuôi trồng thuỷ sản ASC được thành lập vào năm 2009 bởi WWF (World Wildlife Fund: Quỹ Động vật hoang dã Thế giới) và IDH (Dutch Sustainable Trade Initiative: Sáng kiến thương mại bền vững Hà Lan) với mục đích nhằm quản lý các tiêu chuẩn tồn cầu cho việc ni trồng thuỷ sản.

Tiêu chuẩn này chủ yếu tập trung vào các khía cạnh mơi trường và xã hội, được xây dựng dựa theo hướng dẫn của tổ chức Liên minh Quốc tế về Công nhận và Dán nhãn Môi trường và Xã hội: ISRAEL.

2.2. Tiêu chuẩn BAP

Hình 4.3. Logo chứng nhận BAP

BAP (Best Aquaculture Practices) – Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất của tổ chức Global Aquaculture Alliance (GAA: Liên minh Thủy sản toàn cầu).

Tiêu chuẩn chứng nhận BAP được thực hiện cho nhiều lĩnh vực khác nhau từ trại giống, nhà máy thức ăn đến trang trại và nhà máy chế biến thuỷ sản.

Chứng nhận BAP tập trung chủ yếu vào các mảng trách nhiệm với xã hội, môi trường, sức khỏe động vật, an toàn thực phẩm và chương trình truy xuất nguồn gốc tự nguyện đối với các cơ sở thủy sản.

55

Các doanh nghiệp, trang trại nuôi trồng đạt được chứng nhận tiêu chuẩn nuôi trồng thuỷ sản BAP sẽ được cấp nhãn chứng nhận BAP in trên bao bì sản phẩm, thể hiện sự cam kết của nhà sản xuất với khách hàng trong việc cung cấp thủy sản sạch và được khai thác bền vững.

2.3. Tiêu chuẩn GlobalGAP

GlobalGAP là tổ chức tư nhân thiết lập các tiêu chuẩn tự nguyện cho việc chứng nhận quy trình sản xuất sản phẩm nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản) trên tồn cầu.

Hình 4.4. Logo GlobalGAP

Tiền thân của tiêu chuẩn GlobalGAP là EurepGAP, được thành lập vào năm 2000 bởi các hệ thống siêu thị và những nhà cung cấp lớn ở châu Âu. Đến 9/2007, đởi tên thành GlobalGAP với mục đích mở rộng và nâng tầm quốc tế.

Có thể nói, bộ tiêu chuẩn GlobalGAP đóng vai trị như một quyển Sở tay hướng dẫn về Thực hành Nông nghiệp tốt (GAP) và được thiết kế nhằm cam đoan với người tiêu dùng về: đảm bảo tính an tồn thực phẩm, giảm thiểu sự tác động đến môi trường do các hoạt động nông trại, cung cấp các hướng dẫn về an sinh động vật, đồng thời duy trì ngun tắc có trách nhiệm đối với sức khỏe và sự an toàn của người lao động.

Trong tình hình kinh tế phát triển và cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc đạt chứng nhận ni trồng thủy sản sẽ giúp ích rất nhiều cho nông dân và các doanh nghiệp.

3. Tham quan thực tế một số mơ hình ni cá nước ngọt

- Tham quan thực tế mơ hình ni cá lồng bè

- Tham quan thực tế mơ hình ni cá trong ao đất

- Tham quan thực tế mơ hình ni cá trong bể xi măng

- Tham quan thực tế mơ hình ni cá kết hợp

56

Câu hỏi ơn tập: Trình bày các loại chứng nhận chất lượng sản phẩm thủy sản

57

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dương Nhựt Long 2003. Bài giảng Kỹ thuật Nuôi cá nước ngọt. Khoa

Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ .

2. Dương Nhựt Long, Nguyễn Anh Tuấn và Lam Mỹ Lan, 2014. Kỹ Thuật

nuôi cá nước ngọt . Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

3. Phạm Thanh Liêm, 2016. Ứng dụng kỹ thuật ni tuần hồn nước trong

nuôi trồng thủy sản. Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ.

4. Trương Nhật Triết và Hồ Kiều Oanh, 2012. Bài giảng Kỹ thuật nuôi cá

nước ngọt. Khoa Nông nghiệp - Thuỷ sản, Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng

Một phần của tài liệu Giáo trình Nuôi động vật thuỷ sản (Nghề: Phòng và chữa bệnh thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 58)