Động cơ làm việc, khi người lái không tác dụng lực vào bàn đạp phanh, van chân không mở, các khoang I và II, III và IV thơng với nhau qua van chân khơng (24). Van khí trời đóng nên cả 4 khoang I, II, III, IV đều là môi trường chân không nên cả hai mặt pittông kiểu màng ở hai khoang đều có áp suất bằng nhau.Lị xo (4) đẩy pittơng về vị trí
Khi người lái tác dụng lực lên bàn đạp phanh, lực bàn đạp được truyền qua thanh đẩy (31), đến pittông của van (28), đến thanh nối (7) và đến xi lanh phanh chính để điều khiển q trình phanh xe. Đồng thời khi lực bàn đạp được truyền đến pittơng (28), sẽ thực hiện việc đóng van chân khơng ngắt hai ngăn I và II với hai ngăn III và IV; mở van khí trời nghĩa là hai ngăn I và II thơng với khí trời, hai ngăn III và IV thông với cổ hút động cơ áp suất thấp.Tạo sự chênh lệch áp suất giữa hai bề mặt của màng pittông, nhờ sự chênh lệch áp suất mà các màng pittông ở hai khoang sẽ dịch chuyển về bên trái, trợ lực cho thanh nối (7) điều khiển xy lanh phanh chính.
Nếu giữ chân phanh thì thanh đẩy (31) sẽ dừng lại, cịn các pittơng vẫn tiếp tục di chuyển sang trái do chênh áp. Cho đến khi màng ngăn (38) tỳ vào thân van (24), do lực đẩy của lò xo màng ngăn (38) tỳ vào thân van (24) ngắt khoang I và II với khí trời. Khi đó, hai ngăn I và II thơng với hai ngăn III và IV và thông với cổ hút động cơ.Áp suất giữa các khoang I và II, khoang III và IV bằng nhau, các pittông kiểu màng sẽ dừng lại và thanh nối (7) dừng lại.Khi đó khoang I và II, khoang III và IV không thông với nhau và khơng thơng với khí trời.Pittơng xi lanh chính dừng lại tại vị trí mà người lái giữ bàn đạp chân phanh.
Khi nhả phanh: Dưới tác dụng của lị xi lanh phanh chính, bàn đạp phanh trở về vị trí ban đầu, van chân khơng mở ra, các khoang thơng với nhau, lị xo (4), cùng với thanh nối (7) đẩy các màng pittơng về vị trí ban đầu (tận cùng bên phải).
2.3.3 Hệ thống ABS
Theo kinh nghiệm lái xe, để tránh cho các lốp khơng bị bó cứng và làm mất khả năng quay vô lăng trong khi phanh khẩn cấp, người điều khiển nên lặp lại động tác đạp và nhả bàn đạp phanh nhiều lần. Tuy nhiên, trong những trường hợp khẩn cấp thường khơng có thời gian để thực hiện việc này. Người lái đạp dí phanh và xe trượt trên mặt đường trong khi các lốp không quay. Cuối cùng xe cũng dừng lại do ma sát trượt giữa lốp và mặt đường lớn nhưng xe mất khả năng lái khiến cho xe bị văng đi và tai nạn xảy ra là điều khó tránh khỏi.
Hình 2.11: Hình ảnh bố trí cảm biến ABS
2.3.3.1. Sơ đồ nguyên lý cơ bản của hệ thống phanh ABS
Ngồi bộ cường hố chân khơng và xi lanh chính hệ thống phanh ABS cịn có thêm các bộ phận sau: các cảm biến tốc độ bánh xe, bộ ABS-ECU, bộ chấp hành ABS (hình 2.15)
Hình 2.12:Sơ đồ nguyên lý hệ thống phanh ABS
2.3.3.2. Chức năng của các bộ phận:
Cảm biến tốc độ bánh xe nhằm phát hiện tốc độ góc của bánh xe và gửi tín hiệu đến bộ ABS-ECU;
ABS-ECU theo dõi tình trạng các bánh xe bằng cách tính tốc độ ơtơ và sự thay đổi tốc độ của bánh xe từ tốc độ góc của bánh xe. Khi phanh ABS-ECU điều khiển các bộ chấp hành để cung cấp áp suất tối ưu cho mỗi xi lanh bánh xe;
Nam Châm (Permanentmagnet)
+v Cảm biến rơto(Sensor rotor) Tín hiệu ra
(Output) Cuộn dây
(Coil)
Bộ chấp hành ABS (cụm điều khiển thuỷ lực) hoạt động theo mệnh lệnh từ ECU để tăng, giảm hay giữ nguyên áp suất dầu cần thiết đảm bảo hệ số trượt tốt nhất (10%- 30%) tránh bó cứng bánh xe.
2.4.3.3. Các bộ phận của ABS
Các bộ phận và bố trí chung của hệ thống phanh ABS được chỉ ra trên hình 2.13. Và đã trình bày trong phần sơ đồ cấu tạo và nguyên lý cơ bản.
Dưới đây sẽ phân tích cấu tạo và nguyên lý làm việc của các bộ phận chính.
Hình 2.13: Các bộ phận và bố trí hệ thống ABS