III. Kết luận: Bài thơ bắt đầu từ mạch nguồn dân ca, của xứ sở giàu truyền thống văn hoá của vùng quê đất Kinh Bắc.
2. Diễn biến tâm trạng của tác giả qua bài thơ
Bài thơ nh bản giao hởng hớng tâm trạng với 3 chơng khúc, từ “trăn trở” đến “hoài niệm” để rồi “lên đ- ờng” ! Từ cấu tạo phi tuyến tính này, tính ra “trăn trở” và “hoài niệm” đã chiếm tỉ trọng khá lớn (11/15 khổ thơ). Có thể coi đó là phần chuẩn bị, phần khởi động của con tàu, đối với Chế Lan Viên đây cũng là phần quan trọng nhất: tự vợt lên chính mình.
- 56 -
ở khúc hát thứ nhất, những trăn trở dằn vặt nhận thức đợc diễn tả bằng hình thức phân thân: Nhà thơ tách đôi mình ra bằng đại từ “anh” để khách thể hóa chủ thể, tạo một cuộc đối thoại giả định:
“Con tàu này lên Tây Bắc anh đi chăng ? Bạn bè đi xa, anh giữ trời Hà Nội
Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi Ngoài cửa ô ? Tàu đói những vành trăng. Đất nớc mênh mông, đời anh nhỏ hẹp Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi ?
Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia.
Cái lõi của đối thoại ở đây lại là độc thoại, là cuộc tự vấn hối thúc giục giã với hệ thống câu hỏi riết róng: Anh đi chăng ? Anh có nghe ? Sao chửa ra đi ? Những câu hỏi cứ xoáy sâu vào chủ thể. Giọng điệu day dứt, tự gọt đến tận lõi tạo độ sâu đặc biệt cho cảm hứng trữ tình. Khúc hát đầu lấy đà cho sự nhận thức, khởi động cảm xúc cho con tàu tâm hồn trớc giờ lăn bánh vào cuộc hành trình lớn lao rất đỗi thiêng liêng này.
Khúc “hoài niệm” chiếm đến 9 khổ thơ giữa cội nguồn sâu xa của khát vọng lên đờng là những kỉ niệm kháng chiến. Kỉ niệm bao giờ cũng nâng cánh cho ớc mơ; quá khứ tơi đẹp bao giờ cũng giúp con ngời vợt lên những ngáng trở hiện tại đến với tơng lai. Kỷ niệm kháng chiến không còn là kỉ niệm mà còn là nguồn ánh sáng diệu kỳ soi đờng chỉ lối vẫy gọi con ngời băng lên phía trớc:
“Ơi kháng chiến ! Mời năm qua nh ngọn lửa Nghìn năm sau còn đủ sức coi đờng”
Những con số “mời năm”, “nghìn năm” ... đó không đơn giản là những từ chỉ số. Đó là biên độ lớn rộng của kí ức sống động, lòng biết ơn sâu sắc của nhà thơ. Điều kì diệu nhất là kháng chiến tạo ra cuộc gặp gỡ lớn lao này:
“Con gặp lại nhân dân nh nai về suối cũ, Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa Nh đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đa
Nếu hiểu Chế Lan Viên từng tự đay nghiến mình một thời lỡ nhịp với nhân dân: “có thể nào quên một thời thơ ấy, Tổ quốc ở trong lòng có cũng nh không, nhân dân quanh ta mà ta chẳng thấy, thơ xuôi tay nh nớc chảy xuôi dòng,... thì mới thấm thía hết giọng cảm động rng rng trong những câu thơ trên. Niềm hạnh phúc về với nhân dân đợc diễn tả bằng 5 phép so sánh, tạo thành chuỗi so sánh kép, thể hiện cờng độ hành phúc trong chuỗi hình ảnh lấp lánh vô tận. Tìm về với nhân dân là về với hạnh phúc của chính mình. Từ những xúc động chung, quá khứ sống dậy thật cụ thể mang xu thế triết lí khái quát từ những nếm trải sâu sắc của nhà thơ cùng Tây Bắc.
“Nhớ bản sơng giăng nhớ đèo mây phủ, Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thơng ? Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn !”
Hai câu đầu gợi nỗi nhớ về những miền đất xa xôi đã từng gắn bó thân thuộc với ngời cán bộ kháng chiến. Nỗi nhớ rất thực nhng cũng mộng ảo nhờ chất nhạc chủ đạo của câu thơ 8 chữ, nhờ hình ảnh của “sơng giăng, mây phủ” nơi đèo cao bản vắng. Từ cái nền vững chắc của nhạc, hoạ và cảm xúc, hai câu sau
- 57 -
tỏa sáng một triết lý về qui luật của đời sống tâm hồn: khi gắn bó hết mình với cuộc sống ngoài mình, tới một lúc nào đó sự sống bên ngoài sẽ chuyển hóa thành sự sống bên trong. Khách thể đã hòa nhập chủ thể: “đất hóa tâm hồn”. Tâm hồn con ngời đợc trở nên phong phú, giàu có lại chính là nhờ gắn bó, tiếp nhận, chuyển hóa cái sự sống bao la muôn vẻ và vô tận của đời sống, mà trớc hết là đời sống của nhân dân, đất nớc. Quy luật của đời sống tâm hồn cũng chính là qui luật của sáng tạo nghệ thuật.
Nhng kết tinh cao độ bút pháp nghệ thuật và xúc cảm của tác giả là ở khổ thơ sau: Anh bỗng nhớ em nh đông về nhớ rét
Tình yêu ta nh cánh kiến hoa vàng Nh xuân đến chim rừng lông trở biếc Tình yêu làm đất lạ hoá quê hơng.
Một chùm hình ảnh so sánh liên tởng đột ngột, táo bạo, giàu ấn tợng, đậm tính triết lí đã dọn đờng cho một triết lí mới: Tình yêu làm đất lạ hóa quê hơng. Đó là quá trình biến hóa từ cái cụ thể nhng xa xôi thành cái trừu tợng mà thân thiết: “đất lạ hóa quê hơng”. Phép màu của sự biến đổi này là tình yêu. Phải chính nhờ tình yêu mà những câu thơ cô đúc nh những châm ngôn triết lý không khô khan giáo huấn, bởi nó xuất phát từ quy luật tình cảm, quy luật của trái tim và đợc cảm nhận bằng chính trái tim.
Kết hợp cảm xúc và suy tởng, nâng xúc cảm tình cảm lên trong những suy ngẫm triết lý. Đó là thành công của đoạn thơ này và cũng là u điểm của thơ Chế Lan Viên trong những bài thành công nhất.
Bốn khổ thơ cuối là khúc hát lên đờng đầy lôi cuốn, sôi nổi, mê say, nhng cũng tiếp tục phát triển mạch suy tởng của bài thơ lên một bớc nữa.
Tiếng gọi của đất nớc của nhân dân của đời sống đã thành sự thôi thúc bên trong thành lời giục giã của chính lòng mình nên càng không thể chần chừ:
“Đất nớc gọi ta hay lòng ta gọi
Tình em đang mong tình mẹ đang chờ”.
Từ giục giã trở thành nỗi khát khao: “Mắt ta thèm mái ngói đỏ trăm ga” - “Mắt ta nhớ mặt ngời, tai ta nhớ tiếng”. Trong đoạn này, cùng với âm hởng sôi nổi của cao trào cảm xúc là những hình ảnh phong phú, biến hóa sáng tạo, chủ yếu là hình ảnh biểu tợng và ẩn dụ. Hình ảnh con tàu trên đoạn đầu đợc trở lại thành hình ảnh trung tâm cùng với những “mùa nhân dân giăng lúa chín” gợi nên cảm giác đam mê ngây ngất. Sự tỉnh táo lí trí ở phần đầu đến đây nhờng chỗ cho cảm xúc lãng mạn, bay bổng. Đây là khổ thơ kết cũng là khổ thơ về đích. Tây Bắc - Biểu tợng cho đất nớc nhân dân, cho ngọn nguồn sáng tạo thơ ca, là cái ga tinh thần mà con tàu tâm hồn tác giả đang băng tới.