Các biến trong mơ hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tương quan giữa chính sách tài trợ và chi phí đại diện của các công ty cổ phần niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 31 - 34)

Bảng 4.8 : Khắc phục mơ hình 02

1. Giới thiệu

3.2. Các biến trong mơ hình

3.2.1 Biến phụ thuộc

Bảng 3.1 Biến phụ thuộc

STT Tên biến Định nghĩa

1 Doanh thu thuần trên tổng tài sản (Asset Turnover)

2 Tỷ suất sinh lợi trên

vốn chủ sở hữu (ROE)

Nguồn: Tự tổng hợp của tác giả

Tác giả sử dụng 2 biến phụ thuộc để đo lường chi phí đại diện. Cách thứ nhất sử dụng Tỷ số doanh thu trên tổng tài sản (Asset Turnover) theo nghiên cứu của Ang và cộng sự (1999), Singh và Davidson (2003), Hongxia Li và Liming Cui (2003), Florackis và Ozkan (2004)… Tỷ số này đo lường mức độ hiệu quả từ thu nhập tài sản. Tỷ số doanh thu trên tổng tài sản cao cho thấy một lượng doanh thu và dòng tiền cuối cùng được tạo ra cho một mức độ tài sản. Trong khi, tỷ lệ doanh thu trên tổng tài sản cao có thể được xác định với phương thức quản lý tài sản hiệu quả và do đó tạo ra giá trị cổ đông.

Một phương thức khác được tác giả sử dụng trong bài để đo lường chi phí đại diện là Tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu (ROE). Hongxia Li và Liming Cui (2003) đã sử dụng ROE để đo lường chi phí đại diện của các doanh nghiệp niêm yết tại Trung Quốc. Hầu hết hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết đều được đo lường qua chỉ tiêu ROE. ROE dương là một

trong những điều kiện niêm yết trên sàn chứng khoán. ROE cao phản ánh doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả và ngược lại.

Ngoài 2 phương pháp để đo lường chi phí đại diện như trên một số tác giả sử dụng các chỉ số khác để đo lường chi phí đại diện như: Tỷ số chi phí hoạt động trên doanh thu (OETS) - Ang và cộng sự (2000), He Zhang và Steven Li (2007), James và cộng sự (2000)…; tỷ số chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trên tổng doanh thu (SG&A) - Singh và Davidson (2000)….

Tác giả sử dụng 2 biến đo lường chi phí đại diện nêu trên trong bài luận văn vì dữ liệu liên quan đến các biến trên có thể thu thập trên báo cáo tài chính tại Việt Nam. Thêm vào đó, Singh và Davidson (2003) đã chứng minh rằng mức độ tương quan yếu của các biến tác động lên chi phí đại diện khi đo lường bằng OETS hay SG&A.

3.2.2 Biến độc lập Bảng 3.2 Biến độc lập

STT Tên biến Định nghĩa

1 Tỷ lệ đòn bẩy

(LEVERAGE)

2 Tỷ lệ sở hữu của thành

viên Hội đồng quản trị (CONC)

Nguồn: Tự tổng hợp của tác giả

Để đo lường mức độ tác động của cấu trúc vốn vào chi phí đại diện tác giả sử dụng Tỷ lệ đòn bẩy. Tỷ lệ địn bẩy áp dụng được đo lường thơng qua tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản. Đây là tỷ số đại diện cho tỷ lệ đòn bẩy được đo

lường ở nhiều bài nghiên cứu như He Zhang and Steven Li (2007) hoặc Hongxia Li và Liming Cui (2003). Trong khi đó Chrisostomos Florackis (2006) lại sử dụng tỷ lệ nợ ngân hàng trên tổng nợ trong nghiên cứu thực nghiệm tại Anh.

Mức độ tập trung vốn chủ sở hữu được đo lường thông qua tỷ lệ sở hữu cổ phần của thành viên Hội đồng quản trị trong công ty (Conc). Tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần của các thành viên Hội đồng quản trị cao sẽ có tác dụng làm giảm chi phí đại diện do sự giám sát của chính họ. Ở đây, tác giả chỉ sử dụng tỷ lệ sở hữu của cá nhân các thành viên Hội đồng quản trị không bao gồm tỷ lệ sở hữu được đại diện hoặc tỷ lệ sở hữu của cá nhân có liên quan.

3.2.3 Biến kiểm sốt Bảng 3.3 Biến kiểm soát

STT Tên biến Định nghĩa

1

Quy mô Hội đồng quản trị (BOARD)

Số lượng thành viên Hội đồng quản trị trong công ty không phân biệt thành viên điều hành hay không điều hành

2 Quy mô công ty (Size)

Ước lượng bằng logarit tổng doanh thu thuần hàng năm của các công ty cổ phần.

3 Biến giả ngành (Dum)

Bao gồm 13 biến giả ngành, được mã hóa, mang giá trị 1 nếu các công ty trong cùng ngành, ngược lại mang giá trị là 0.

Các biến tiếp theo được gọi là biến kiểm sốt bao gồm biến đo lường quy mơ của Hội đồng quản trị thông qua số lượng thành viên hội đồng quản trị trong công ty (Board). Và để đánh giá quy mô của doanh nghiệp ở đây tác giả sử dụng biến Tổng doanh thu (Size). Trong bài nghiên cứu tác giả tiếp tục đưa vào 13 biến giả ngành do mức độ tác động của từng ngành là khác nhau và hạn chế độ nhiễu của mơ hình. 13 biến giả ngành trong phân loại 14 ngành công nghiệp theo bảng 3.4. Việc phân ngành này được thực hiện theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (VSIC 2007) do Tổng cục thống kê xây dựng. Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM đã dựa theo tiêu chuẩn này để xây dựng hệ thống phân ngành các công ty niêm yết tại HOSE.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tương quan giữa chính sách tài trợ và chi phí đại diện của các công ty cổ phần niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)