Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm trước đây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tương quan giữa chính sách tài trợ và chi phí đại diện của các công ty cổ phần niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 26 - 31)

Tác giả Nội dung Biến phụ

thuộc

Biến độc lập

Ang J, Cole R, Lin J (2000)

Tác động của chi phí đại diện và cấu trúc sở hữu

OETS, Asset Turnover Ownership, External mornitory, capital, Control

Kết luận: Chi phí đại diện cao hơn khi người ngồi quản lý cơng ty; chi phí

đại diện tỷ lệ nghịch với tỷ lệ sở hữu của nhà quản lý; chi phí đại diện tỷ lệ thuận với số lượng cổ đông không phải là người quản lý; việc giám sát bên ngồi bởi các ngân hàng có tác động làm giảm chi phí đại diện.

Hoangxia Li, Liming Cui (2003)

Nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn đến chi phi đại diện các công ty niêm yết tại Trung Quốc giai đoạn 1999-2001 Asset Turnover, ROE LEV, BOARD, SIZE, CONC, DUM

Kết luận: Có mối quan hệ cùng chiều giữa biến Asset Turnover với cấu trúc

vốn và cấu trúc sở hữu. Các cơng ty có Tỷ lệ nợ trên tài sản và Tỷ lệ ROE cao sẽ có Tỷ lệ doanh thu trên Tổng tài sản cao chứng minh doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả và làm giảm chi phí đại diện.

Chrisostomos Florackis and Aydin Ozkan (2004)

Chi phí đại diện và cơ chế quản trị điều hành với bằng chứng thực nghiệm tại Mỹ Asset Turnover, SG&A Ownership, Board, Compensation, Capital, Control

Tác giả Nội dung Biến phụ thuộc

Biến độc lập

Kết luận: Tỷ lệ sở hữu của Hội đồng quản trị, chi phí cho Hội đồng quản trị

và mức độ tập trung vốn chủ sở hữu có tác động ngược chiều làm giảm chi phí đại diện.

Darren Henry (2006)

Nghiên cứu mức độ tác động của cấu trúc sở hữu và quản trị doanh nghiệp với chi phí đại diện tại các công ty niêm yết trên sàn ASN Úc giai đoạn 1992- 2002

Asset Turnover, Asset Liquidity

LEV, DIV, CEO- Chair duality, Independence, Board Size, Remuneration, Executive, Institutional, External, Director, Firm size

Kết luận: Tỷ lệ sở hữu của Giám đốc có tương quan cùng chiều với chi phí

đại diện. Chi phí đại diện giảm khi Hội đồng quản trị có quy mơ nhỏ, và Ban Giám đốc, Hội đồng quản trị ngày càng gia tăng tính độc lập. Biến CEO- Chair duality và chi phí đại diện có mối quan hệ cùng chiều, cho thấy việc kiêm nhiệm làm tăng chi phí đại diện. Thù lao Hội đồng quản trị và mức độ quyền sở hữu bên ngoài của cá nhân khơng ảnh hưởng đến chi phí đại diện, nhưng quy mơ cơng ty có quan hệ ngược chiều với chi phí đại diện.

He Zhang, Steve Li (2007)

Tác động của cấu trúc vốn với chi phí đại diện các công ty niêm yết tại Anh

OETS LEV, ROA,

Tác giả Nội dung Biến phụ thuộc

Biến độc lập

Kết luận: Tác động ngược chiều địn cân nợ lên chi phí đại diện. Tuy nhiên,

kết quả kiểm định đơn biến cho rằng khi mà đòn cân nợ quá cao sẽ tác động làm tăng chi phí đại diện.

Haslindar Ibrahim, Fazilah

Samad (2011)

Nghiên cứu mức độ tác động của cơ chế quản trị điều hành với chi phí đại diện tại Malaysia giai đoạn 1999-2005

Asset Turnover, OETS

LEV, AGE, SIZE, Market

Capitalization, Board Size, Independent

Director

Kết luận: Hội đồng quản trị lớn có tác động làm giảm chi phí đại diện. Giám

đốc độc lập trong những cơng ty gia đình khơng ảnh hưởng đến chi phí đại diện. Nhưng những cơng ty khơng phải gia đình cần các giám đốc độc lập giám sát cơng ty làm giảm chi phí đại diện xung đột với cổ đơng. Những cơng ty gia đình ít có mâu thuẫn đại diện khi việc kiêm nhiệm tồn tại trong khi những cơng ty khơng phải gia đình thì ngược lại.

CHƯƠNG 3. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu

Hầu hết các nghiên cứu gần đây về chi phí đại diện đều dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm; và bài luận văn này cũng được thực hiện theo mơ hình thực nghiệm. Bài luận văn nghiên cứu sự tương quan giữa chính sách tài trợ và chi phí đại diện của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM trong giai đoạn 2009 - 2012 thơng qua phân tích hồi quy trên phần mềm STATA 11.

Chính sách tài trợ được tác giả phân tích thơng qua cấu trúc vốn đo lường bằng tỷ lệ đòn bẩy và cấu trúc sở hữu đo lường thông qua mức độ tập trung vốn chủ sở hữu. Để tránh các tác động gây nhiễu của dữ liệu tác giả đưa vào thêm các biến kiểm soát trong mơ hình bao gồm: biến quy mô doanh nghiệp (Size), biến quy mô Hội đồng quản trị (Board), biến giả ngành (Dum).

Chi phí đại diện = f {Tỷ lệ địn bẩy, mức độ tập trung vốn chủ sở hữu, quy mô doanh nghiệp, quy mô hội đồng quản trị và biến giả ngành}

Tác giả sử dụng mẫu nghiên cứu là các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Tp.HCM trong giai đoạn 2009 – 2012 do mức độ công bố thông tin của các công ty này là khá đầy đủ và chính xác với các báo cáo tài chính được kiểm tốn nên số liệu tương đối khách quan.

3.1 Dữ liệu

Dữ liệu sử dụng trong bài luận văn được lấy từ số liệu tài chính những cơng ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM (Hose) giai đoạn 2009 – 2012, đây là giai đoạn nền kinh tế trải qua nhiều biến động ở trong nước và trên thế giới.

Đến cuối năm 2012, có 308 cơng ty niêm yết trên Hose. Các cơng ty trong lĩnh vực tài chính (như ngân hàng, cơng ty tài chính, bảo hiểm, chứng khốn) sẽ được loại khỏi bộ mẫu này vì chúng chịu ảnh hưởng bởi các quy luật riêng và có cấu trúc bảng cân đối kế toán khác với các công ty phi tài chính. Các cơng ty bị hủy niêm yết đến hiện nay, bị hợp nhất, sáp nhập, công ty niêm yết sau năm 2012, khơng có đủ dữ liệu cũng bị loại khỏi mẫu này. Sau khi xử lý dữ liệu, dữ liệu cuối cùng được sử dụng để ước lượng trong nghiên cứu này là bảng dữ liệu bao gồm 1068 quan sát của 267 công ty niêm yết trên Hose từ năm 2009 đến năm 2012.

Dữ liệu nghiên cứu của mẫu chủ yếu được tác giả thu thập trong các báo cáo tài chính hàng năm đã qua kiểm tốn và trong các Nghị quyết đại hội cổ đông thường niên được công bố thông tin trên các trang web của Sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh. Ngồi ra, tác giả cũng tham khảo thêm tại trang web của Trung tâm lưu ký chứng khoán và một số trang web chun về tài chính để tìm kiếm thêm các dữ liệu cịn thiếu và không được đăng tải đầy đủ tại các trang web của Sở giao dịch chứng khoán. Các dữ liệu nghiên cứu này được tác giả thực hiện thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2012 và được tổ chức thành dữ liệu bảng (data panel). Việc sử dụng dữ liệu bảng có một vài ưu điểm:

 Thứ nhất, dữ liệu bảng làm tăng kích thước mẫu một cách đáng kể;

 Thứ hai, thông qua các nghiên cứu các quan sát theo không gian lặp lại, dữ liệu bảng phù hợp hơn để nghiên cứu động học thay đổi;

 Thứ ba, dữ liệu bảng giúp ta nghiên cứu những mơ hình hành vi thích hợp hơn.

Ngoài những thuận lợi trên, dữ liệu bảng vẫn tồn tại một số hạn chế. Đó là thiết kế và thu thập dữ liệu, biến dạng của lỗi đo lường và lựa chọn biến. Tuy

có một số nhược điểm nhưng vẫn hiệu quả hơn khi sử dụng phân tích bằng dữ liệu chéo và chuỗi thời gian.

3.2 Các biến trong mơ hình 3.2.1 Biến phụ thuộc 3.2.1 Biến phụ thuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tương quan giữa chính sách tài trợ và chi phí đại diện của các công ty cổ phần niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 26 - 31)