Nhận xét:
Từ kết quả bảng 4.1 ta nhận thấy giá trị tương quan lớn nhất giữa các biến trong mơ hình là 0,4061. Như vậy, các biến trong mơ hình có tương quan với nhau nhưng ở mức độ yếu không nghiêm trọng.
Dựa vào kết quả của việc kiểm định mức độ tương quan giữa các biến trong mơ hình nêu trên, tác giả nhận thấy mơ hình hồi quy với các biến đã mô tả là phù hợp.
4.2 Mơ hình hồi quy theo phương pháp REM và FEM
Như đã giới thiệu, tác giả sẽ lần lượt chạy hồi quy theo hai phương pháp REM và FEM cho cả hai mơ hình. Sau đó, tác giả sẽ sử dụng các phương pháp kiểm định để xác định phương pháp phù hợp nhất.
Bảng 4.2 Kết quả hồi quy theo REM, FEM với mơ hình 1
Biến REM FEM
Constant -1,69** (-1,81) -0,83** (-2,21) LEV -0,51** (-3,9) -0,56** (-3,82) CONC -0,057 (-0,49) 0,04 (0,34) SIZE 0,1** (8,06) 0,087** (6,61) BOARD 0,04** (-2,14) -0,031 (-1,58) Adjusted R Square 0,35 0,1205 **: Mức ý nghĩa thống kê 1% *: Mức ý nghĩa thống kê 5%
Bảng 4.3 Kết quả hồi quy theo REM và FEM với mơ hình 2
Biến REM FEM
Constant -0,48** (-3,32) -0,83** (-2,21) LEV -0,15** (-4,93) -2,32** (-3,7) CONC -0,044 (1,43) 0,16 (2,97) SIZE 0,024** (6) 0,013** (2,31) BOARD 0,00 (-0,1) -0,00 (-0,02) Adjusted R Square 0,0932 0,0363 **: Mức ý nghĩa thống kê 1% *: Mức ý nghĩa thống kê 5%
4.3 Kiểm định Hausman
Kiểm định Hausman được sử dụng kiểm tra so sánh giữa mơ hình FEM và REM.
Giả thuyết H0: Ước lượng của FEM và REM không khác nhau.
Bảng 4.4 Kiểm định Hausman cho mơ hình 01
Nguồn: Tính tốn từ chương trình STATA
Bảng 4.5 Kiểm định Hausman cho mơ hình 2
p-value < 0,05, cho ta kết luận bác bỏ giả thuyết Ho.
Kết quả kiểm định cho thấy cả 02 mơ hình khơng thỏa mãn các giả định cho Hausman test. Mơ hình REM khơng hợp lý, nên sử dụng mơ hình FEM hữu hiệu hơn REM.
4.4 Kiểm tra mức độ vi phạm các giả định cần thiết trong mơ hình 4.4.1 Đa cộng tuyến
Đa Cộng tuyến (Collinearity Diagnostics) là trạng thái trong đó các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau. Nếu xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến thì các biến độc lập cùng cung cấp thơng tin giống nhau và cũng rất khó lọc được tác động của biến độc lập tới biến phụ thuộc.
Hai chỉ tiêu giúp phát hiện sự tồn tại của đa cộng tuyến trong dữ liệu và đánh giá mức độ làm thái hóa các tham số ước lượng đó là:
Độ chấp nhận của biến (Tolerance)
Hoặc Hệ số phóng đại phương sai (Variance inflation factor – VIF)
Bảng 4.6 Kiểm định Đa cộng tuyến
Chỉ số VIF vượt quá 10 thì sẽ có dấu hiệu “Đa cộng tuyến”. Trong nghiên cứu này, VIF của các biến nhận giá trị rất nhỏ (cao nhất là 1.19) và giá trị trung bình mean VIF = 1,1 nên các biến độc lập khơng có mối tương quan với nhau và các biến độc lập phù hợp với mơ hình của nghiên cứu này. Vậy mơ hình khơng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
4.4.2 Tự tương quan
Sự tư tương quan giữa các phần dư sẽ gây ra tác động sai lệch nghiêm trọng đến mơ hình hồi quy tuyến tính như hiện tượng phương sai thay đổi.
Thực hiện kiểm định Berusch-Godfrey (BG) nhân tử Lagrange cho tương quan của các sai số kề nhau (Tương quan chuỗi bậc nhất). Giả thuyết khi tiến hành kiểm định này là:
Ho: khơng có tương quan chuỗi.
Kết quả kiểm định mơ hình 01:
Nguồn: tính tốn từ chương trình STATA.
Kết quả kiểm định mơ hình 02:
Do P-Value = 0,00% < 5% => với mức ý nghĩa 1% ta bác bỏ giả thuyết HO, tức là cả hai mơ hình đều xảy ra hiện tượng tự tương quan giữa các phần dư.
4.4.3 Phương sai thay đổi
Hiện tượng phương sai thay đổi sẽ làm các kiểm định mất đi tính hiệu quả (phương sai khơng cịn nhỏ nhất); các hệ số hồi quy và các kiểm định hồi quy khơng cịn đáng tin cậy; R2
của mơ hình khơng cịn đáng tin cậy.
Thực hiện kiểm định Wald để đo lường hiện tượng phương sai thay đổi của phần dư cho mơ hình FEM.
Giả thuyết Ho: phương sai không thay đổi.
Kết quả kiểm định mô hình 01:
Kết quả kiểm định mơ hình 02:
Nguồn: Tính tốn từ chương trình STATA.
Với P-value < 5% => với mức ý nghĩa 1% ta bác bỏ giả thuyết Ho, tức là cả hai mơ hình đều xảy ra hiện tương phương sai thay đổi.
4.4.4 Khắc phục hiện tương tự tương quan và phương sai thay đổi: 4.4.4.1 Khắc phục mơ hình 01:
Tiến hành khắc phục cả hiện tượng tương quan chuỗi và phương sai thay đổi bằng cách dùng lệnh:
Bảng 4.7: Khắc phục mơ hình 01
Nguồn: Tinh tốn từ chương trình STATA
Kết quả ước lượng mơ hình FEM đã được khắc phục hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi:
Asset Turnover = -0,83 – 0,56LEV + 0,04CONC + 0,09SIZE -0,1BOARD
Nhận xét:
Việc đo lường chi phí đại diện bằng tỷ số Asset Turnover trong giai đoạn 2009 - 2012 cho ta thấy mối quan hệ ngược chiều giữa chi phí đại diện và Tỷ lệ địn bẩy với mức ý nghĩa là 1%. Điều này là hoàn toàn phù hợp với
lý thuyết về chi phí đại diện. Vì Jensen và Meckling (1976) cho rằng hoạt động giám sát của chủ nợ sẽ có xu hướng làm tăng mức độ giám sát tối ưu và vì vậy sẽ làm tăng lợi ích cận biên. Điều này sẽ làm tăng áp lực cho các nhà quản lý để tạo ra dòng tiền mặt nhiều hơn cho thanh tốn chi phí lãi vay (Jensen, 1986). Nghiên cứu thực nghiệm của Ang và cộng sự (2000) cũng đo lường chi phí đại diện bằng Asset Turnover cho thấy nợ có tác động làm giảm chi phí đại diện. Khi các ngân hàng yêu cầu nhà quản lý trình bày báo cáo của công ty một cách trung thực và điều hành doanh nghiệp một cách hiệu quả có lợi nhuận, ngân hàng giám sát các cổ đông, điều này gián tiếp làm giảm chi phí đại diện.
Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây của Hongxia & Liming Cui (2003), Gorman (2000), Ang (1999) và Singh và Davidson (2003) cho kết quả thực nghiệm mối quan hệ cùng chiều giữa hai biến Đòn cân nợ (LEV) và Tỷ lệ doanh thu trên Tổng tài sản (Asset Turnover). Điều này chứng tỏ tỷ lệ nợ trên tài sản cao thì mức độ sử dụng tài sản sẽ hiệu quả hơn làm giảm chi phí đại diện.
Cấu trúc sở hữu vốn thông qua biến Tỷ lệ sở hữu Hội đồng quản trị (Conc) khơng tác động lên chi phí đại diện. Việc tác động của hai mối quan hệ này khơng có ý nghĩa thống kê có thể do dữ liệu tác giả chưa phân loại được các tỷ lệ sở hữu của cổ đông đại diện, hoặc cổ đông liên quan tại Việt Nam do mối quan hệ sở hữu chéo là khá phức tạp.
Chỉ số đại diện cho quy mô doanh nghiệp là hàm logarit tự nhiên của doanh thu (SIZE). Kết quả hồi quy của mơ hình chứng minh quy mô doanh nghiệp (SIZE) tỷ lệ thuận với chi phí đại diện với mức ý nghĩa 10%. Điều này chứng tỏ rằng các cơng ty có quy mơ càng lớn thì chi phí đại diện càng cao. Thực tiễn trên thị trường chứng khoán trong những năm vừa qua cho thấy rất
nhiều những sai phạm liên quan đến các doanh nghiệp lớn vì sự vi phạm của các thành viên ban điều hành hoặc hội đồng quản trị. Nguyên nhân chủ yếu do sự thiếu chặt chẽ trong việc quản lý gây ra chi phí đại diện.
Trong khi đó quy mơ của Hội đồng quản trị lại tác động ngược chiều với chi phí đại diện với mức ý nghĩa 10%. Hội đồng quản trị lớn hoạt động đầy đủ hơn trong việc điều hành doanh nghiệp từ đó làm giảm chi phí đại diện. Kết luận này phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Carter, Simkins và Simpson (2003) và Pearce và Zahra (1992). Tuy nhiên, một số ý kiến cũng cho rằng Hội đồng quản trị quy mô lớn hoạt động kém hiệu quả hơn do mức độ kém linh động (Yermack, 1996 và Eisenberg và cộng sự 1998). Để phân tích thêm mức độ tác động này cần phân loại dữ liệu làm 2 nhóm các thành viên quản trị điều hành và thành viên quản trị không điều hành.
Giữa các biến giả đã xảy ra hiện tương đa cộng tuyến chứng tỏ các biến giả khơng có ý nghĩa tác động trong mơ hình nên bị loại bỏ.
Kết quả R square điều chỉnh = 0.12 cho thấy mức độ giải thích của các biến độc lập đối với chi phí đại diện là 12% trong giai đoạn 2009 – 2012. Mức độ giải thích khá thấp có thể do 2 ngun nhân chính sau đây:
Biến Asset Turnover khơng đại diện được cho chi phí đại diện;
Các biến độc lập chưa giải thích hết các tác động lên chi phí đại diện do cịn nhiều biến khác lên chi phí đại diện.
Ngoài ra, giá trị P-value của thống kê F = 0,0016 < 0,05, vì vậy tác giả kết luận mơ hình hồi quy có ý nghĩa thống kê.
4.4.4.2 Khắc phục mơ hình 02 Bảng 4.8 Khắc phục mơ hình 02: Bảng 4.8 Khắc phục mơ hình 02:
Nguồn: Tính tốn từ chương trình STATA
Kết quả ước lượng mơ hình FEM đã được khắc phục hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi:
Asset Turnover = - 0,13 – 0,23LEV + 0,16CONC + 0,013SIZE -0,00BOARD
Nhận xét:
Tương tự kết quả phân tích hồi quy cho thấy tỷ lệ địn bẩy có tác động ngược chiều lên chi phí đại diện với mức ý nghĩa 1%. Kết quả của mơ hình khắc phục cho thấy biến Tỷ lệ sở hữu của Hội đồng quản trị (CONC) có mối quan hệ cùng chiều với chi phí đại diện chứng tỏ Tỷ lệ sở hữu của Hội đồng quản trị càng cao thì chi phí đại diện càng tăng. Điều này có kết quả ngược với các nghiên cứu trước đây của Hong Xia Li và Liming Cui (2003), Singh
Davidson (2003),…. Tuy nhiên, có thể giải thích tương quan cùng chiều này vì khi Tỷ lệ sở hữu của Hội đồng quản trị tăng thì mức độ ảnh hưởng về mặt quản lý cũng tăng. Các cổ đông lớn là thành viên Hội đồng quản trị sẽ lợi dụng việc này để tạo ra những quyết định có lợi cho cá nhân hơn là cho cổ đông.
Các biến đo lường Quy mô công ty (Size) và Quy mơ Hội đồng quản trị (Board) khơng có tác động lên chi phí đại diện trong mơ hình này.
Kết quả R square cho thấy mức độ giải thích của mơ hình khi đo lường chi phí đại diện bằng ROE khá thấp là 3,63%. Điều này có thể được giải thích do biến ROE khơng đo lường được chi phí đại diện tại Việt Nam; các biến độc lập chưa giải thích hết các tác động lên chi phí đại diện và nguồn dữ liệu chưa phù hợp với mơ hình.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 5. Kết luận
Phần cuối của đề tài này Tác giả sẽ tóm lược lại kết quả của những phần trước, nêu ra những hạn chế của đề tài, và đưa ra kiến nghị cho các nghiên cứu tiếp theo. Tóm lại, mục tiêu chính của đề tài là:
Nghiên cứu sự tương quan giữa chính sách tài trợ và chi phí đại diện trên Hose giai đoạn 2009-2012. Chính sách tài trợ được tác giả phân tích thơng qua cấu trúc vốn, và cấu trúc sở hữu trong doanh nghiệp. Tác giả sử dụng hai biến để đo lường chi phí đại diện là Tỷ lệ doanh thu trên tổng tài sản (Asset Turnover) và Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Mơ hình nghiên cứu bao gồm các biến độc lập sau: tỷ lệ đòn bẩy (LEV), tỷ lệ sở hữu của Hội đồng quản trị (CONC), quy mô hội đồng quản trị (BOARD), quy mô công ty (SIZE) và biến giả ngành (DUM). Dữ liệu được tác giả khảo sát qua 267 công ty được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn Tp. Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2012 bao gồm 1068 mẫu quan sát.
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy tương quan ngược chiều giữa chi phí đại diện và địn cân nợ là lớn nhất với mức ý nghĩa 1% điều này là phù hợp với lý thuyết chi phí đại diện. Kết quả đo lường chi phí đại diện bằng biến Asset Turnover cho thấy biến quy mô Hội đồng quản trị có tương quan ngược chiều với chi phí đại diện trong khi đó biến quy mơ cơng ty có tương quan cùng chiều với chi phí đại diện. Ngược lại, việc đo lường chi phí đại diện bằng ROE cho kết quả biến CONC có tác động lên chi phí đại diện với tương quan cùng chiều và mức ý nghĩa 1%
Kết quả kiểm định sự vi phạm các giả thuyết của mơ hình đa biến cho thấy giữa các biến độc lập không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Tuy nhiên, hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi đã xảy ra khi đo lường chi phí đại diện bằng Asset Turnover và ROE. Điều này gây ra những thiên lệch cho kết quả ước lượng mơ hình hồi quy. Việc khắc phục hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi đã cho kết quả ước lượng phù hợp nhất.
Kết quả kiểm định độ phù hợp của mơ hình cho thấy mơ hình hồi quy được xây dựng trong bài phù hợp với dữ liệu khảo sát với mức ý nghĩa 1%. Tuy nhiên, mức độ giải thích của mơ hình tương đối thấp đặc biệt khi đo lường chi phí đại diện bằng ROE.
5.1 Các hạn chế của đề tài
Đề tài có một số hạn chế nhất định trước hết là về mặt thời gian. Chính vì hạn chế về thời gian nên ảnh hưởng đến quy mô mẫu và khoản thời gian khảo sát. Nếu có nhiều thời gian, đề tài sẽ khảo sát thêm các công ty niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, sàn Upcom…hoặc khoảng thời gian sẽ mở rộng thêm giai đoạn từ những năm 2000 để có được các kết quả có ý nghĩa thống kê. Việc hạn chế về thời gian do cả lý do khách quan và chủ quan.
Tiếp theo, dữ liệu khơng hồn hảo cũng là một hạn chế đề tài. Các dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính nhưng một số lượng mẫu không thu thập được số liệu do trên báo cáo không thuyết minh. Các giá trị khuyết này được thu thập bằng các nguồn dữ liệu khác khơng chính thống hoặc được thay thế bằng các giá trị trung bình. Chính điều này có thể cho ra các kết quả khơng chính xác hoặc sai lệch.
Cuối cùng, cũng do hạn chế về mặt thời gian nên chỉ có một số biến được chọn để nghiên cứu sự tương quan giữa chính sách tài trợ và chi phí đại diện. Một số chỉ số đại diện khác nên được xem xét thêm để có thể cho ra các kết quả đáng tin cậy hơn.
5.2 Các kiến nghị cho các nghiên cứu tiếp theo:
Bài luận văn này kiểm định sự tương quan giữa chính sách tài trợ và chi phí đại diện trên Hose giai đoạn 2009-2012. Do đó dữ liệu chỉ bao gồm 267 công ty. Nghiên cứu tiếp theo nên mở rộng mẫu ra các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn Hà Nội, các cơng ty chưa niêm yết để kiểm định trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Giai đoạn khảo sát từ năm 2009 đến năm 2012 là 4 năm do có những bất lợi về thời gian. Song các nghiên cứu khác nên mở rộng thời gian khảo sát để cho ra kết quả kiểm định đáng tin cậy hơn.
Các nghiên cứu thực nghiệm khác về đề tài này có thể sử dụng thêm các biến khác để đo lường chi phí đại diện như biến chi phí hoạt động trên doanh thu (OETS) hoặc biến tổng chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp trên tổng doanh thu (SG&A). Chi phí đai diện là các chi phí phát sinh do sự tách bạch quyền sở hữu và quyền điều hành do đó những chỉ số liên quan đến chi phí có thể đo lường chi phí đại diện tốt hơn.
Kết quả kiểm định cho thấy mức độ giải thích của mơ hình khá thấp khi đo lường chi phí đại diện bằng biến Asset Turnover và ROE. Kết quả này có