Tỷ lệ vốn vay đáp ứng nhu cầu vay vốn của DNNVV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP HCM (Trang 49 - 61)

Mức độ đáp ứng nhu cầu vốn của DNNVV

Tỷ lệ (%)

Đúng nhu cầu 8.73

75-90% nhu cầu 15.08

50-dưới 75% nhu cầu 20.63

25 - dưới 50% nhu cầu 11.90

Không vay được 43.65

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả năm 2013

Sự thay đổi cơ cấu dư nợ đối với cả hai hình thức ngắn hạn, trung và dài hạn dành cho DNNVV đều có xu hướng tăng dần qua các năm, tuy nhiên dư nợ ngắn hạn cao hơn dư nợ trung dài hạn. 61% tổng dư nợ cho vay là khoản vay có kỳ hạn dưới 1 năm. Điều này cho thấy

các ngân hàng cho vay ngắn hạn là chủ yếu, do ngân hàng huy đồng vốn ngắn hạn là chủ yếu, cộng với điều kiện kinh tế khó khăn, các ngân hàng thận trọng khi cho vay dài hạn nên cơ cấu cho vay dài hạn đã giảm từ 26% năm 2011 xuống còn 22% năm 2012, vay trung hạn chiếm 17%. (KPMG, 2013)

Chính phủ đã triển khai nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ vốn cho các DNNVV như bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ tín dụng. Tuy nhiên, trên thực tế chỉ có một số lượng nhỏ các DNNVV được thụ hưởng chính sách hỗ trợ từ chính phủ. Phần lớn các DNNVV cịn lại gặp các trở ngại như: 55% trở ngại do thủ tục vay (hồ sơ vay vốn phức tạp, không đủ thủ tục vay vốn đơn giản cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ); 50% trở ngại yêu cầu thế chấp (thiếu tài sản có giá trị cao để thế chấp, ngân hàng khơng đa dạng hóa tài sản thế chấp như hàng trong kho, các khoản thu…); 80% tỷ lệ lãi suất chưa phù hợp; các điều kiện vay vốn hiện nay chưa phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khó khăn nhất vẫn là thiếu vốn cho sản xuất, kinh doanh. Hiện nay, chỉ có 30% các DNNVV tiếp cận được vốn từ ngân hàng, 70% cịn lại phải sử dụng vốn tự có hoặc vay từ nguồn khác (trong số này có nhiều doanh nghiệp vẫn phải chịu vay ở mức lãi suất cao 15 - 18%). Điều kiện vay vốn hiện nay chưa phù hợp với DNNVV, rất ít các doanh nghiệp đáp ứng được điều kiện không được nợ thuế quá hạn, không nợ lãi suất quá hạn. (Tơ Hồi Nam, 2014, DNNVV hiện nay và nhu cầu hỗ trợ pháp lý)

Theo khảo sát của phịng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam VCCI, tỷ lệ doanh nghiệp nhận ưu đãi tín dụng hàng năm chỉ dao động khoảng 12-13%. Tuy nhiên, đối tượng tập trung chủ yếu vào DN lớn ngành nông nghiệp, DN quy mô vừa ngành dịch vụ và đặc biệt là DNNN. Rất ít các DN nhỏ và siêu nhỏ tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi. Điều này tạo nên thế bất lợi cho DNNVV khu vực tư nhân, họ ngày càng yếu đi trong khi đó nguồn lực của nhà nước lại dồn vào khu vực DN vừa và lớn, vì vậy các doanh nghiệp này ngày càng có lợi thế về quy mơ, áp đảo các doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ.

Với khả năng huy động vốn ngắn hạn trong nước cịn hạn chế, đặc biệt là các khoản tín dụng trung và dài hạn từ ngân hàng TMCP, các DNNVV đã huy động một nguồn vốn khá lớn thơng qua hình thức vay mượn bạn bè, người thân, hoặc thậm chí tìm đến các nguồn tín dụng khơng chính thức, chứa đựng nhiều rủi ro và chi phí cao.

2.4. Nhận xét chung về thực trang tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

Những kết quả đạt được

Tăng trưởng tín dụng của các NHTM đối với DNNVV trên địa bàn thành phố khơng ngừng tăng lên trong thời gian qua đã góp phần làm tăng uy tín và nâng cao vị thế, vai trò của các ngân hàng TMCP trong sự phát triển kinh tế của thành phố. Các ngân hàng TMCP đã quan tâm nhiều hơn đến tín dụng đối với đối tượng khách hàng DNNVV. Tuy tỷ trọng chưa cao, nhưng tốc độ tăng trưởng tín dụng dành cho DNNVV tăng dần qua các năm phản ánh hướng đi mới trong chiến lược kinh doanh của các ngân hàng ngày càng quan tâm đến nhu cầu tín dụng của các DNNVV. Để đáp ứng nhu cầu của các DNNVV, các ngân hàng TMCP đã chú trọng trong công tác tăng vốn điều lệ để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh, giữ ổn định thị phần huy động, đa dạng hóa đối tượng khách hàng, thiết kế và phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ hơn để có thể đáp ứng nhu cầu vay vốn của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, giảm bớt thủ tục vay vốn và rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ cho DNNVV, đưa ra nhiều chương trình hỗ trợ về lãi suất, và nhiều chương trình ưu đãi và hỗ trợ vốn dành cho DNNVV. Nhờ vậy, các DNNVV có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Những khó khăn và tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động tín dụng đối với các DNNVV tại các ngân hàng TMCP cũng bộc lộ nhiều tồn tại và hạn chế nhất định ảnh hưởng đến việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn được xem là nền tảng cơ bản nhất. Vốn của doanh nghiệp được thể hiện dưới dạng máy móc thiết bị, nhà xưởng, nguyên nhiên vật liệu và các tài sản vơ hình khác. Trong cơ cấu vốn của DNNVV, vốn vay ngân hàng là một trong những địn bẩy tài chính trong phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giúp DN giải quyết vấn đề thiếu vốn. Tuy nhiên, hiện nay DNNVV gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Đối với nguồn vốn tín dụng ngân hàng, chỉ có 30% DNNVV có thể tiếp cận được. Đối với các chương tình hỗ trợ từ Chính Phủ: mặc dù Chính phủ đã triển khai các chính sách,

chương trình hỗ trợ vốn cho các DNNVV như bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ tín dụng, tuy nhiên, thực tế cũng chỉ có một số lượng nhỏ các DNNVV được thụ hưởng chính sách hỗ trợ này.

Về phía các DNNVV: Có nhiều nguyên nhân làm cho DNNVV khó tiếp cận hoặc

không thể tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của ngân hàng như: quy mơ nhỏ, thiếu tài sản thế chấp hoặc tài sản thế chấp thiếu cơ sở pháp lý, khơng đủ năng lực tài chính, chưa tính tốn được dịng tiền, thông tin không minh bạch, chưa chú trọng đến việc lập và trình bày phương án dự án sản xuất kinh doanh, mục đích vay vốn khơng rõ ràng nên không đáp ứng được các điều kiện vay vốn ngân hàng đưa ra. Nhiều DNNVV sử dụng sai mục đích dẫn đến khơng có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Tất cả những nguyên nhân này làm cho DNNVV gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Quy mơ nguồn vốn của các DNNVV được huy động chủ yếu từ nguồn vốn tự có, từ

vay mượn bạn bè, người thân trong gia đình và nguồn vốn ứng trước từ khách hàng. DNNVV vẫn còn một khoảng cách nhất định với các nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng, đặc biệt là rất khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Thực tế cho thấy, 80% DNNVV Việt Nam vay vốn từ các tổ chức phi tài chính, hoặc là từ gia đình, bạn bè, người thân, chỉ có 20% doanh nghiệp có thể vay vốn từ các ngân hàng.

Xuất phát điểm của DNNVV thấp: hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ bó hẹp ở địa

phương, ít được tiếp cận với nhiều nguồn thơng tin, quy mô nhỏ, hoạt động thiếu liên kết và đa số thực hiện chế độ quản lý cơng ty gia đình,… khiến các DNNVV rất khó tiếp cận đối với các nguồn vốn tín dụng chính thức, đặc biệt là nguồn vốn vay ngân hàng. Phần lớn các DNNVV do tiềm lực tài chính có hạn nên nguồn vốn đầu tư vào tài sản cũng hạn chế. Do đó, các doanh nghiệp này đều thiếu tài sản dùng để đảm bảo tiền vay cho các NHTM. Ngoài ra, những vướng mắc mà ngân hàng thường gặp khi cho các DNNVV vay vốn kinh doanh là nguồn vốn đăng ký kinh doanh của các DNNVV quá thấp, rủi ro cho ngân hàng khi đầu tư là rất lớn. DNNVV có quy mơ tài sản và nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nợ phải trả so với vốn tự có cao, chiếm tỷ trọng gần 70% trong tổng quy mô nguồn vốn làm cho khả năng thanh toán của DNNVV thấp ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của ngân hàng.

Các DNNVV còn hạn chế về nguồn lực, khả năng tài chính và khả năng lập dự án phương án: Các DNNVV thường có quy mơ nhỏ cả về mặt tài chính, mặt bằng sản xuất,

khi họ có thể lựa chọn các loại máy móc với cơng nghệ tương tự, giá thành rẻ hơn để đảm bảo tính hiệu quả của dự án. Ngay cả báo cáo tài chính của các DNNVV hầu như chỉ mang tính đối phó với cơ quan thuế, khơng được kiểm tốn hàng năm, báo cáo thường thấp hơn tình trạng thực tế rất nhiều nên khơng đảm bảo đủ điều kiện vay vốn ngân hàng. Đó là chưa kể các DNNVV thường bán hàng khơng có hợp đồng kinh tế, khơng tn thủ chế độ phát hành hóa đơn bán hàng. Hiện nay, việc cơng khai tài chính của DN cịn thiếu minh bạch, do phần lớn các DNNVV khơng có hệ thống kế tốn tiêu chuẩn, báo cáo tài chính của doanh nghiệp khơng được kiểm toán hàng năm cùng với việc đảm bảo tài sản của doanh nghiệp ít, khơng đủ để đảm bảo nhu cầu vay vốn. Do đó, ngân hàng khó có cơ sở để đánh giá và quyết định việc cho vay.

Giá trị tài sản thế chấp thấp: Theo GS.TS Nguyễn Thị Cành (Cành, 2008), nguyên nhân hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV qua các kết quả điều tra là do giá trị tài sản đảm bảo (thế chấp) thấp, thứ đến là hạn chế của chủ DNNVV trong mối quan hệ nghiệp vụ và quan hệ xã hội” với ngân hàng.

Về phía ngân hàng:

Khó khăn của các NHTM trong việc huy động vốn: Vốn điều lệ của các ngân hàng

TMCP tuy có tăng nhưng vẫn còn ở mức thấp, nguồn vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn, ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc huy động nguồn vốn dài hạn nên việc tiếp cận nguồn vốn vay trên 1 năm của các DNNVV cũng gặp nhiều khó khăn.

Chính sách khách hàng và chính sách tín dụng của các NHTM: Trong cơ cấu tín

dụng, nhiều ngân hàng TMCP đã tập trung đầu tư cho khách hàng là các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp lớn. Tỷ lệ DNNVV tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng chính thức của các ngân hàng thương mại vẫn còn ở mức thấp. Nhiều nhu cầu vay vốn chưa được đáp ứng. Nhiều sản phẩm tín dụng đối với DNNVV vẫn chưa phát huy tiềm năng như bao thanh toán, thấu chi tài khoản tiền gửi thanh toán, cho vay tín chấp. Các chương trình hỗ trợ DNNVV chưa thật sự hiệu quả. Cơng tác thẩm định và phân tích tín dụng của cán bộ tín dụng cịn nhiều hạn chế, không hiểu rõ ngành nghề kinh doanh của khách hàng, đánh giá không đúng khách hàng, dẫn đến tình trạng một số khách hàng có năng lực nhưng không thể tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Quy trình và thủ tục vay vốn ngân hàng còn khá rườm rà: Theo kết quả từ cục thống

kê, từ năm 2004-2006, các DNNVV có khả năng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngày càng gia tăng, tuy nhiên thủ tục vay vốn ngân hàng còn khá rườm rà và nhiều doanh nghiệp đã không đủ điều kiện vay. Cịn về phía ngân hàng ln gặp khó khăn trong việc thẩm định các dự án cho vay đối với các DNNVV ở vấn đề lựa chọn công nghệ phù hợp.

Bất cân xứng thông tin giữa NHTM và DNNVV: Các ngân hàng TMCP vẫn còn e ngại khi cho DNNVV vay vốn vì các DNNVV thường non trẻ, thiếu kinh nghiệm quản lý, thiếu tài sản đảm bảo để cầm cố thế chấp. tình hình tài chính khơng minh bạch. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cịn nhiều khó khăn, nợ q hạn gia tăng và chiếm một tỷ lệ đáng kể nên ngân hàng ngày càng thắt chặt điều kiện cấp tín dụng cũng một phần nào đó ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV.

Tác động của môi trường kinh tế vĩ mơ:

Tình hình kinh tế vĩ mơ: tình hình kinh tế khó khăn làm cho tình hình kinh doanh của

các DNNVV có thể nói là giảm sút nghiêm trọng. Chi phí sản xuất tăng cao làm giảm khả năng cạnh tranh của DNNVV trên thị trường. Hơn nữa, thị trường bị thu hẹp và nhiều biến động, hàng tồn kho lớn nhưng sức tiêu thụ của thị trường chậm dẫn đến hiệu quả kinh doanh sụt giảm làm cho DNNVV khơng có đủ năng lực tài chính để đáp ứng yêu cầu về năng lực trả nợ khi tiếp cận vay vốn ngân hàng. Một số DNNVV cần bổ sung thêm vốn để duy trì hoạt động kinh doanh nhưng lại khơng thể tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ngân hàng do đang có dư nợ tại ngân hàng TMCP nhưng khơng cịn nguồn thu, khơng cịn tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng, hoặc do nợ quá hạn không thể tiếp cận với khoản vay mới.

Đặc điểm của DNNVV là vòng lưu chuyển tiền tệ thường là ngắn hạn, chủ yếu các

doanh nghiệp vay vốn đầu tư cho các hoạt động kinh doanh trực tiếp trong thời gian ngắn, ít doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực cần đầu tư lâu dài. Khi đối mặt với sức ép tài chính do kinh tế đi xuống, các DNNVV có xu hướng là không tiếp tục vay vốn để hoạt động mà thực hiện cắt giảm hoạt động đầu tư để “sống với nguồn vốn của chính mình”. Mặc dù số lượng DNNVV tăng lên nhưng tài sản cố định không tăng nhiều chứng tỏ năng lực sản xuất của DNNVV giảm. Tổng lượng hàng tồn kho tăng lên cho thấy khả năng tiêu thụ hàng hóa chậm và nhu cầu mua hàng đang giảm sút. Bên cạnh đó, DNNVV mới thành lập cũng khơng có tài sản cố định lớn. Trong khi đó, khi xem xét tổng nguồn vốn và nợ của các DNNVV: nợ

ngắn hạn cao nghĩa là DNNVV phải quay vòng vốn nhanh, đồng thời phải quản lý vốn lưu động tốt, nhưng DNNVV lại trong tình trạng khó khăn cả đầu ra và đầu vào. Như vậy, nợ dài hạn không thay đổi nhiều cho thấy đánh giá triển vọng dài hạn của các DNNVV là không tốt nên các ngân hàng khơng cấp nhiều tín dụng dài hạn cho các DNNVV trên địa bàn thành phố. Một yếu tố khác là DNNVV thường thực hiện phương án kinh doanh ngắn hạn và nhu cầu chủ yếu phục vụ bổ sung vốn lưu động nên chủ yếu vay nợ ngắn hạn, trong khi các dự án dài hạn mới được cấp tín dụng dài hạn. Nợ dài hạn thấp trong khi nợ ngắn hạn cao cho thấy đòn cân nợ của các DNNVV là tương đối cao và hết sức rủi ro nên các ngân hàng thận trọng hơn trong quyết định cho vay.

Như vậy, có thể nhận định rằng nguyên nhân dẫn đến những khó khăn và hạn chế của DNNVV trong khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV hiện nay xuất phát từ chính đặc điểm hoạt động của DNNVV và khả năng DNNVV đáp ứng những yêu cầu, điều kiện cấp tín dụng của ngân hàng. Phần lớn các DNNVV có quy mơ nhỏ, chưa có chiến lược phát triển lâu dài, khả năng lập phương án, dự án sản xuất kinh doanh cịn sơ sài, tính khả thi khơng cao, vốn tự có tham gia vào dự án thấp, rủi ro cao nên kém thuyết phục ngân hàng thương mại cho vay.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở lý thuyết đã trình bày ở chương 1, Chương 2 phân tích tình hình tín dụng của các ngân hàng TMCP, tình hình phát triển các DNNVV và thực trạng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP HCM (Trang 49 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)