Đánh giá về khả năng đáp ứng các điều kiện cấp tín dụng của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP HCM (Trang 62 - 66)

trên địa bàn TP .Hồ Chí Minh

3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân

3.2.1.3. Đánh giá về khả năng đáp ứng các điều kiện cấp tín dụng của ngân hàng

đối với DNNVV

Khả năng đáp ứng các yêu cầu về điều kiện pháp lý

Khi DNNVV tiếp cận ngân hàng xin vay vốn, các ngân hàng thường yêu cầu các giấy tờ cơ bản mà doanh nghiệp cần cung cấp như tài liệu chứng minh năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự, trách nhiệm dân sự, các tài liệu báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính, … và các tài liệu khác liên quan chứng minh khả năng tài chính, các tài liệu chứng minh tính hợp pháp và giá trị của tài sản đảm bảo nợ vay. Kết quả khảo sát ý kiến của DNNVV về vấn đề này cho thấy phần lớn DNNVV cho rằng thủ tục của ngân hàng không quá phức tạp, doanh nghiệp có thể cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ pháp lý hợp pháp và theo quy định của ngân hàng. Tuy nhiên, cũng có một số doanh nghiệp cho rằng thủ tục cho vay của ngân hàng phức tạp, rườm rà và họ gặp khó khăn trong việc cung cấp các giấy tờ theo yêu cầu của ngân hàng: biên bản họp hội đồng cổ đông, BCTC, phương án kinh doanh, hợp đồng kinh tế,… Những quan điểm này có thể xuất phát từ những yếu kém trong cách quản lý của DNNVV và trình độ, hiểu biết của chủ doanh nghiệp về những quy định bắt buộc của pháp luật. (Bảng 3.3, phụ lục 4)

Luật doanh nghiệp ra đời đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế và lực lượng trong nền kinh tế tham gia quá trình sản xuất kinh doanh và hoạt động kinh tế một cách bình đẳng. Tuy nhiên các thủ tục pháp lý liên quan đến doanh nghiệp cịn nhiều phức tạp, nên khơng phải chủ doanh nghiệp nào cũng hiểu rõ để thực hiện nên các doanh nghiệp thường né tránh, khơng chịu hồn thiện. Phần lớn các chủ DNNVV đều yếu kém trong công tác quản trị doanh nghiệp và thiếu hiểu biết về các quy định của pháp luật Việt Nam trong hoạt động thương mại do không qua trường lớp đào tạo quản lý chuyên nghiệp mà chủ yếu thành lập và quản lý doanh nghiệp từ kinh nghiệm.

Khả năng đáp ứng yêu cầu về mục đích vay vốn của DNNVV

Mục đích vay vốn cũng là một trong những điều kiện ngân hàng xem xét khi cho doanh nghiệp vay vốn. Theo khảo sát, 100% doanh nghiệp cho rằng mục đích vay vốn của doanh nghiệp rõ ràng và hợp pháp, phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng. (Bảng 3.4, phụ lục 4)

Theo quy định của thông tư 09/2012/TT-NHNN của NHNN về quy định không sử dụng tiền mặt để giải ngân vốn cho vay và thực hiện thanh toán cho bên thụ hưởng với số tiền từ 100 triệu đồng trở lên cho một lần giải ngân. Tuy nhiên thực tế, doanh nghiệp vẫn thích giải ngân bằng tiền mặt với nhiều lý do khác nhau: trả lương cho người lao động, để bù đắp phần vốn tự có, nguồn tài chính mà khách hàng đã sử dụng để thực hiện dự án đầu tư khác, phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống,…. Khi làm thủ tục giải ngân vốn vay bằng tiền mặt, doanh nghiệp không chứng minh được việc sử dụng vốn vay đúng mục đích. Rõ ràng, nhiều doanh nghiệp đang lợi dụng sơ hở này sử dụng vốn vay sai mục đích, vì nhiều doanh nghiệp khơng đủ hóa đơn chứng từ chứng minh cho mục đích sử dụng vốn nên đây cũng là một rào cản trong việc cho vay đối với các NHTM.

Khả năng đáp ứng yêu cầu về phương án sản xuất kinh doanh

Một kế hoạch kinh doanh tốt không những quyết định thành công của doanh nghiệp mà còn thuyết phục ngân hàng đồng ý tài trợ vốn để thực hiện dự án.

Tuy nhiên, hầu hết các DNNVV được khảo sát cho rằng họ không thể tự lập phương án sản xuất kinh doanh.

Bảng 3.5. Phương án sản xuất kinh doanh của DNNVV

Phương án sản xuất kinh doanh của DNNVV 1 2 3 4 5 Trung bình Số DN trả lời Hồn tồn khơng đồng ý Khơng đồng ý Khơng có ý kiến Đồng ý Hồn tồn đồng ý Doanh nghiệp có thể tự lập phương án sản

xuất kinh doanh 15.78% 50.79% 7.94% 15.08% 10.41% 2.54 126 Phương án sản xuất kinh doanh phù hợp

năng lực sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp 13% 20.63% 0% 38.10% 27.78% 3.46 126

Phương án sản xuất kinh doanh khả thi và

hiệu quả 5% 21.43% 0% 39.68% 34.13% 3.77 126

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả 2013

Nhiều doanh nghiệp có ý tưởng kinh doanh khá tốt nhưng việc biến ý tưởng đó thành kế hoạch cụ thể lại rất hạn chế. Cũng có một số doanh nghiệp có thể tự lập phương án sản xuất kinh doanh, tuy nhiên do kỹ năng hoạch định, xây dựng phương án kinh doanh chưa đủ sức thuyết phục và thiếu tính khả thi, chưa có kế hoạch ứng phó với biến động của giá cả thị

trường nên cũng không phản ánh được hiệu quả của phương án vay vốn, vì vậy khó thuyết phục được ngân hàng cho vay vốn.

Khả năng đáp ứng yêu cầu về năng lực tài chính đảm bảo khả năng hồn trả gốc và lãi vay

BCTC là một trong những điều kiện bắt buộc khi doanh nghiệp tiếp cận xin vay vốn. BCTC là cơng cụ đo lường sức khỏe tài chính và quản lý của DNNVV. Tuy nhiện, hiện nay các DNNVV vẫn chưa hiểu hết được tầm quan trọng của BCTC.

Hầu hết các doanh nghiệp được khảo sát cho rằng báo cáo tài chính được cập nhật đầy đủ và rõ ràng, số liệu hợp lý (78.57). Tuy nhiên, những yếu kém nội tại trong hệ thống kế tốn tài chính cũng được các DNNVV thừa nhận: đến 89.97% các DNNVV đồng ý rằng BCTC khơng được kiểm tốn. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong công tác thẩm định và xác thực các thông tin DNNVV cung cấp. Một số ít doanh nghiệp khơng có ý kiến về vấn đề này có thể do lo ngại tiết lộ vấn đề nhạy cảm của doanh nghiệp mình.

Bảng 3.6. Quan điểm của DNNVV về báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính của DNNVV

1 2 3 4 5 Trung bình Số DN trả lời Hồn tồn khơng đồng ý Khơng đồng ý Khơng có ý kiến Đồng ý Hồn tồn đồng ý

Báo cáo tài chính đầy đủ và rõ ràng 0% 21.43% 0% 50.79% 27.78% 3.86 126 Số liệu báo cáo tài chính cập nhật hợp lý 0% 16.67% 0% 60.32% 23.02% 3.89 126 Báo cáo tài chính được kiểm tốn 36% 53.97% 10.32% 0% 0% 1.75 126

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả 2013

Trình độ và kinh nghiệm của chủ DNNVV cũng là vấn đề đáng quan tâm, ảnh hưởng quyết định cấp tín dụng của ngân hàng. Phần lớn lãnh đạo điều hành DNNVV đều trưởng thành và đi lên từ thực tiễn, chưa qua lớp quản lý kinh doanh nào mà chủ yếu là dựa trên kinh nghiệm của bản thân để điều hành công việc kinh doanh hàng ngày; thậm chí nhiều lãnh đạo doanh nghiệp khơng có bằng cấp phù hợp với lĩnh vực mà doanh nghiệp mình đang hoạt động. Do khơng được đào tạo bài bản nên chủ doanh nghiệp không nắm bắt được nguyên lý hoạt động của dòng tiền, cách quản lý dòng tiền và nguyên lý hoạt động của ngành nghề kinh tế đặc thù doanh nghiệp đang hoạt động. Điều này cũng gây nên khó khăn cho việc đánh giá

năng lực điều hành lãnh đạo doanh nghiệp của các NHTM và bất lợi cho doanh nghiệp khi tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng.

Khả năng thực hiện các quy định về đảm bảo tín dụng

Hình thức đảm bảo tín dụng phổ biến nhất hiện nay của các DNNVV khi tiếp cận vay vốn ngân hàng là thế chấp bất động sản. Để tiếp cận vốn vay ngân hàng, hầu hết các doanh nghiệp tiếp cận vay vốn ngân hàng sử dụng bất động sản để thế chấp vay vốn ngân hàng (63.7%), chỉ 16.5% số doanh nghiệp thế chấp bằng máy móc thiết bị, khoản phải thu chiếm tỷ lệ 13.6%, cịn lại các hình thức khác: 1.2%. (Bảng 3.7, phụ lục 4)

Phần lớn các DNNVV được khảo sát cho biết họ khơng gặp nhiều khó khăn trong việc cung cấp tài sản đảm bảo và giấy tờ pháp lý của tài sản, nhưng lại gặp khó khăn do ngân hàng định giá thấp tài sản đảm bảo so với giá thị trường.

Bảng 3.8. Quan điểm của DNNVV về điều kiện tài sản thế chấp

Tài sản thế chấp của DNNVV 1 2 3 4 5 Trung bình Số DN trả lời Hồn tồn khơng đồng ý Khơng đồng ý Khơng có ý kiến Đồng ý Hồn tồn đồng ý Doanh nghiệp có đủ tài sản để thế chấp vay

vốn ngân hàng 10% 16.67% 0% 39.68% 34.13% 3.72 126

Tài sản đảm bảo có đầy đủ giấy tờ pháp lý 2% 5.56% 0% 61.90% 30.16% 4.12 126 Tài sản đảm bảo thỏa mãn các điều kiện

theo quy định của pháp luật 2% 5.56% 0% 61.90% 30.16% 4.12 126 Ngân hàng định giá thấp giá trị tài sản đảm

bảo của doanh nghiệp 0% 0% 2.38% 39.68% 57.94% 4.56 126

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả 2013

Có đến 98% DNNVV cho rằng ngân hàng định giá thấp giá trị tài sản đảm bảo của doanh nghiệp. Thực tế, ngân hàng thường định giá khoảng 70-80% giá trị thị trường của tài sản đảm bảo và số tiền vay được chỉ khoảng 50-70% giá trị định giá của ngân hàng. Điều này ảnh hưởng đến việc huy động vốn phục vụ kế hoạch kinh doanh vì vốn vay khơng đủ thì DNNVV khơng thể thực hiện được dự án kinh doanh. Chỉ khoảng 26% doanh nghiệp cho rằng việc khơng có tài sản đảm bảo gây khó khăn cho họ trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng trong khi tỷ lệ không đồng ý và rất không đồng ý là 74%. Trong đó, có một số doanh nghiệp có tài sản nhưng khơng đủ giấy tờ pháp lý để chứng minh tính hợp pháp của tài

sản. Ngân hàng thường ưu tiên nhận tài sản đảm bảo là bất động sản bởi tính thanh khoản cao. Trong khi một số doanh nghiệp chỉ có vốn bằng tiền hoặc máy móc thiết bị để thế chấp, để vay vốn ngân hàng, doanh nghiệp thường phải dùng tài sản của cá nhân mình để thế chấp bảo lãnh cho doanh nghiệp vay. Như vậy, khó khăn lớn nhất của DNNVV là thiếu tài sản đảm bảo để thế chấp khi tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Hầu hết các DNNVV cho rằng chính các rào cản về thủ tục và các điều kiện vay vốn khắt khe của ngân hàng đã hạn chế khả năng tiếp cận vốn tín dụng của DNNVV. Đối với những khoản vay mới, DNNVV phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà ngân hàng đòi hỏi, dẫn đến thời gian xét duyệt lâu hơn so với trước đây và doanh nghiệp khó có khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng do khơng đủ điều kiện ngân hàng đưa ra. Tóm lại, việc thiếu vốn bắt nguồn từ chính bản thân doanh nghiệp đã khiến các ngân hàng e ngại khi cho doanh nghiệp vay vốn do rủi ro cao. Khơng ít doanh nghiệp mất tích khỏi trụ sở đăng ký thành lập, hầu như không ai biết doanh nghiệp hoạt động ra sao sau khi được cấp giấy phép, một số doanh nghiệp làm trái chức năng được phép hay cố ý làm trái pháp luật. Mặt khác, do bản thân DNNVV có vốn chủ sở hữu thấp, ít có tài sản thế chấp, khơng có bảo lãnh, cũng khơng lập được phương án kinh doanh đủ sức thuyết phục và thiếu minh bạch trong việc cung cấp thông tin cho ngân hàng nên khơng phản ánh chính xác tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của mình là những ngun nhân gây khó khăn cho DNNVV trong q trình tiếp cận vốn vay ngân hàng.

3.2.2. Xét dưới góc độ ngân hàng

Để có thể đưa ra đánh giá một cách toàn diện hơn về vấn đề tài trợ tín dụng cho DNNVV, tác giả đã khảo sát thêm đối tượng là cán bộ trung, cao cấp của các ngân hàng thương mại. Mẫu điều tra được lấy theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Đối tượng tham gia trả lời phiếu là những cán bộ đang làm việc tại các ngân hàng ở TP.HCM, chức vụ từ chuyên viên tín dụng, phó phịng trở lên và có kinh nghiệm làm việc trên 3 năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP HCM (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)