PHẦN 5 : ĐẶC TÍNH ĐIỀU CHỈNH LỰC PHANH
5.2 ĐIỀU CHỈNH PHÂN BỐ ÁP SUẤT PHANH LOẠI 1
5.2.2 Xây dựng đặc tính điều chỉnh áp suất phanh loại 1
Để xây dựng đường đặc tính điều chỉnh áp suất phanh như các minh họa trên các hình 5.3, trước hết cũng phải xác định mơ-men phanh lý thuyết; để từ đó xác định biểu thức quy ước đối với áp suất quy dẫn lý thuyết đối với các hằng số điều chỉnh tương đương C1dc và C2dc tại điểm bắt dầu điều chỉnh; tức là:
{¿Mbx1= Ga
2 Lo (b+ℎgφdc)φdcRbx=C1dc. p1dc
¿Mbx2= Ga
2 Lo (a−ℎgφdc)φdcRbx=C2dc. p2dc (3.8)
Ở đây, các hằng số C1dc và C2dc được xác định theo các hằng số kết cấu điều chỉnh của cơ cấu phanh thiết kế theo đặc tính điều chỉnh K1dc và K2dc; nghĩa là các hằng số điều chỉnh: C1dc = K1dc và C2dc = K2dc mà tại đó (ví dụ điểm
A trên hình 5.3) áp suất phanh cho dịng sau bắt đầu điều chỉnh p2dc giảm theo
đặc tính điều chỉnh.
Điểm điều chỉnh (A) được thực hiện sớm tại mô-men phanh lý thuyết ứng với giá trị áp suất phanh khoảng (1/3) giá trị định mức thiết kế lớn nhất p1max (thường tương đương với khoảng ½ hệ số bám lớn nhất theo thiết kế). Ở ví dụ minh họa này: hệ số bám lớn nhất được thiết kế bằng max = 0,85 trong khi hệ số bám tại điểm giao điều chỉnh vào khoảng 0,4 đến 0,45 (vì bảng dữ liệu đã tính khơng có điểm ứng vớ hệ số bám 0,425!).
Với tính tốn minh họa này, có thể chọn dc = 0,4 ( xấp xỉ 50%max);
tương ứng với mô-men thực tế ở mỗi bánh xe cầu trước/cầu sau cân bằng với
mô-men lý thuyết tại bx = 0,40 (xem bảng 5.3)
Mbx1 = 4968 [N.m]; Mbx2 = 5832 [N.m] (5.9) Ứng với mô-men phanh lý thuyết này, áp suất phanh có thể lấy theo tính tốn tương ứng ở minh họa này là p1dc = 6,088.106[N/m2] (xem bảng 3.3 và
3.4).
Tức là, các cơ cấu phanh phải thiết kế lại các thông số kết cấu K1dc[m2] và K2dc[m2] cho các bánh xe trước và sau ứng với điểm giao nhau là (p1dc = p2dc):
{¿K1dc=Mbx1
p1dc=49686,088.106=0,000816 ¿K2dc=Mbx2
p2dc=58326,088.106=0,000958 (5.10) Nghĩa là, giai đoạn đầu của quá trình phanh thực tế diễn ra với áp suất phanh giống nhau trong dòng trước và sau là từ 0 đến pdc = 6,088.106[N/m2].
Điều đó cũng có nghĩa là áp suất quy dẫn của dòng trước và dòng sau lý thuyết được quy đổi với C1dc = K1dc và C2dc = K2dc điều chỉnh.
Theo đó, áp suất dịng trước thực tế được lấy cùng tọa độ với trục hoành của lý thuyết, tức là p1_LT = p1_TT = p1.
Áp suất thực tế ở dòng sau gồm hai đoạn: đoạn thứ nhất, áp suất dịng sau chính bằng áp suất dịng trước thực tế (do tính chất bình thơng nhau khi chưa
điều chỉnh): p2_TT = p1_TT = p1; trong khi đó đoạn thứ hai, áp suất dịng sau được
+ Điểm giao thứ nhất (A): có áp suất thực tế dịng sau p2_dc(1) bằng áp suất thực tế dòng trước p1_dc(1); tức là: p2_dc(1) = p1_dc(1) = 6,088.106[N/m2].
+ Điểm giao thứ hai (B): có áp suất điều chỉnh thực tế dịng sau p2_dc(2) bằng áp suất lớn nhất dịng sau lý thuyết p2max_LT(2).
Theo đó áp suất lớn nhất dịng sau lý thuyết p2max_LT(2) được thiết kế đến hệ số bám lớn nhất ứng với hệ thống có kiểm sốt ABS là max = 0,85 với áp suất
lớn nhất của dòng sau lý thuyết bằng p2max_LT(2) = 8,625.106 [MN/m2] (xem bảng
3.5 ứng với áp suất lớn nhất của dòng trước lên đến p1max_LT(2) = 18.106
[MN/m2]).
Vì vậy có áp suất điều chỉnh thực tế dòng sau p2_dc(2) bằng áp suất lớn nhất dòng sau lý thuyết: p2_dc(2) = p2max_LT(2) = 8,625.106 [MN/m2].
Bảng 5.5: Kết quả tính áp suất phanh ở dịng trước/sau
Nhận xét: Để ý rằng, vì áp suất phanh thức tế trong dịng trước và sau khi
chưa điều chỉnh theo ngun lý bình thơng nhau, nên phương trình p2_TT = p1_TT có hệ số góc bằng 1; và vì vậy nó đi qua gốc tọa độ và lập với trục hồnh một góc 45 [độ] (tức là đường phân giác của hai trục tọa độ).
Trong khi đường đặc tính điều chỉnh có hệ số góc nhỏ hơn 1 đơn vị, nên lập với trục hồnh một góc nhỏ hơn 45 [độ]; theo đó hệ số góc của đường thẳng
và do đó phương trình đường thẳng áp suất điều chỉnh được xác định theo dạng bậc nhất tổng quát như sau:
y = a.x + b (5.11)
Từ hai điều kiện với hai điểm giao mà đường thẳng đi qua là {p1(1); p2_dc(1)} và {p1max_LT(2); p2max_LT(2)} với các cặp giá trị đã biết như trên {6,088.106; 6,088.106} và {18,00.106; 8,625.106}, ta dễ dàng suy ra hệ số góc của đường thẳng điều chỉnh a cùng với hằng số b từ phương trình (5.11) có giá trị được xác định như sau:
a = 0,213 (tương đương 12,03[độ])
b = 4,7917.106 [MN/m2] (5.11b)