CÁN CÂN TÀI KHOẢN VÃNG LAI

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút kiều hối để cả thiện cán cân tài khoản vãng lai tại việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 28 - 32)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT KIỀU HỐI

1.2 CÁN CÂN TÀI KHOẢN VÃNG LAI

1.2.1 Khái niệm

Cán cân tài khoản vãng lai (còn gọi là tài khoản vãng lai) trong cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia ghi chép những giao dịch về hàng hóa và dịch vụ giữa người cư trú trong nước với người cư trú ngoài nước.

Những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú trong nước cho người cư trú ngoài nước được ghi vào bên "Nợ" (theo truyền thống kế toán sẽ được ghi bằng mực đỏ). Cịn những giao dịch dẫn tới sự thanh tốn của người cư trú ngoài nước cho người cư trú trong nước được ghi vào bên "Có" (ghi bằng mực đen).

1.2.2 Các thành phần của cán cân tài khoản vãng lai

Tài khoản vãng lai là thước đo rộng nhất của mậu dịch quốc tế về hàng hóa dịch vụ của một quốc gia. Tài khoản vãng lai bao gồm bốn thành phần sau:

(1) Cán cân mậu dịch (xuất khẩu, nhập khẩu): Giao dịch hàng hóa giữa các quốc gia là hoạt động mậu dịch lâu đời và tiêu biểu nhất cho các giao dịch kinh tế quốc tế. Vì vậy, mà thành phần chủ yếu của tài khoản vãng lai được đặt một tên gọi riêng là cán cân mậu dịch (một số tài liệu khác gọi là cán cân thương mại) dùng để đo lường giá trị giao dịch của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

(2) Cán cân dịch vụ (vận tải, du lịch, dịch vụ khác): Đo lường giá trị xuất khẩu và nhập khẩu dịch vụ giữa các nước. Các giao dịch về dịch vụ quốc tế phổ biến nhất thường là dịch vụ ngân hàng, dịch vụ du lịch, hàng không hoặc dịch vụ xây dựng bởi các cơng ty nội địa thực hiện ở nước ngồi. Ở các quốc gia phát triển thì khoản mục này đã phát triển rất nhanh chóng trong suốt những thập niên vừa qua.

(3) Thu nhập (kiều hối, thu nhập từ đầu tư): Thu nhập vãng lai chủ yếu thường đi kèm các khoản đầu tư đã được thực hiện trong những thời kỳ trước đó. Nếu một cơng ty của Việt Nam mở chi nhánh hoặc công ty con ở Mỹ để phân phối một loại sản phẩm nào đó thì phần thu nhập rịng chuyển về cho cơng ty mẹ sẽ được ghi nhận lên tài khoản vãng lai của Việt Nam dưới dạng một khoảng thu

nhập từ hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Ngoài ra, lương và tiền thưởng chuyển về nước của những lao động Việt Nam (những người mang quốc tịch Việt Nam) làm việc ở nước ngoài cũng được ghi nhận vào phần thu nhập. (4) Chuyển giao vãng lai: Ghi nhận các khoản thanh toán phát sinh liên quan đến

việc thay đổi quyền sở hữu của một loại tài sản nào đó, tài sản thực hoặc tài sản tài chính. Bất kỳ các giao dịch nào có tính một chiều từ một quốc gia này với một quốc gia khác (chẳng hạn các món quà tặng, hàng viện trợ, cứu trợ nhân đạo v.v…) đều được phản ánh lên cán cân chuyển giao vãng lai.

Tất cả các khoản thanh toán của các bộ phận nhà nước hay tư nhân đều được gộp chung vào trong tính tốn này. Đối với phần lớn các quốc gia thì cán cân thương mại là thành phần quan trọng nhất trong tài khoản vãng lai. Tuy nhiên, đối với một số quốc gia có phần tài sản hay tiêu sản ở nước ngồi lớn thì thu nhập rịng từ các khoản cho vay hay đầu tư có thể chiếm tỷ lệ lớn.

Vì cán cân thương mại là thành phần chính của tài khoản vãng lai, và xuất khẩu rịng thì bằng chênh lệch giữa tiết kiệm trong nước và đầu tư trong nước, nên tài khoản vãng lai còn được thể hiện bằng chênh lệch này.

Cùng với tài khoản vốn, tài khoản tài chính, thay đổi trong dự trữ ngoại hối, sai số thống kê hợp thành cán cân thanh toán quốc tế.

Tài khoản vãng lai thặng dư khi quốc gia xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, hay khi tiết kiệm nhiều hơn đầu tư. Ngược lại, tài khoản vãng lai thâm hụt khi quốc gia nhập nhiều hơn hay đầu tư nhiều hơn. Mức thâm hụt tài khoản vãng lai lớn hàm ý quốc gia gặp hạn chế trong tìm nguồn tài chính để thực hiện nhập khẩu và đầu tư một cách bền vững. Theo cách đánh giá của IMF, nếu mức thâm hụt tài khoản vãng lai tính bằng phần trăm của GDP lớn hơn 5, thì quốc gia bị coi là có mức thâm hụt tài khoản vãng lai không lành mạnh.

1.2.3 Các nhân tố tác động đến cán cân tài khoản vãng lai

Tài khoản vãng lai có nhiều yếu tố, trong đó cán cân thương mại là thành phần chính, ngoại trừ một số quốc gia phát triển có cán cân “vơ hình” chiếm tỷ trọng lớn,

và cán cân thương mại hàng hóa và dịch vụ đo lường chênh lệch giữa giá trị nhập khẩu và xuất khẩu cho nên coi là một chỉ số thể hiện xu hướng thương mại quốc tế. Có thể thấy rằng các nước đang phát triển trên thế giới đều có tài khoản vãng lai thâm hụt trong khi đó một vài nền kinh tế mới nổi lại có thể đạt được mức thặng dư. Các nước nghèo thường có cán cân thâm hụt bởi họ phụ thuộc chủ yếu phụ thuộc vào các khoản viện trợ và vay chính thức.

Như vậy không phải mức độ phát triển của một nước là yếu tố quyết định tình trạng cán cân vãng lai mà phải do nhiều yếu tố kết hợp lại mà thành, lấy Australia làm ví dụ, có thể thấy rằng 16 năm qua nước này ln có tài khoản thâm hụt mặc dù nền kinh tế ln tăng trưởng.

Do đó phải xem xét vấn đề kỹ hơn trên nhiều góc độ:

+ Tài khoản vãng lai thặng dư hay thâm hụt thể hiện chủ yếu phụ thuộc vào chênh lệch giữa giá trị hàng hoá dịch vụ xuất - nhập khẩu do đó khơng nhất thiết nó là thơng tin tốt hay xấu đối với thị trường bởi một quốc gia có thể dùng hàng nhập khẩu để sản xuất trong một thời kỳ rồi sau đó sẽ tung ra xuất khẩu.

+ Tài khoản vãng lai cịn có thể hiểu là chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư quốc gia (cả của chính phủ và tư nhân), tài khoản vãng lai thâm hụt có thể cho thấy quốc gia đó đang gia tăng đầu tư cho những dự án có ích cho nền kinh tế: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cho vay để xây dựng các cơ sở sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu…

+ Do một số nước nhập khẩu để sản xuất các hàng hoá xuất khẩu nên cán cân thanh tốn có thể thâm hụt trong hiện tại nhưng trong tương lai có thể sẽ lại thặng dư. Việc một quốc gia nên hay khơng nên duy trì tài khoản vãng lai thâm hụt là tùy thuộc vào cơ cấu kinh tế, định hướng tăng trưởng và phát triển của quốc gia đó. Do vậy nếu một nước duy trì tình trạng thâm hụt bền vững, như trường hợp Australia, thì điều này khơng tạo ra tác động xấu. Tuy nhiên nếu quốc gia này bị khủng hoảng tài chính nó có thể sẽ phải chịu ảnh hưởng xấu từ tài khoản vãng lai thâm hụt khi khu vực tài chính cứ ồ ạt rút vốn như từng xảy ra tại Mexico 1995 và Thái Lan 1997.

Tóm lại, chúng ta cần quan tâm đến tất cả các chỉ số trong nền kinh tế và đánh giá tình hình trước khi đánh giá ảnh hưởng của tài khoản vãng lai, vì số liệu này có thể đem đến cái nhìn sai lệch về tình hình kinh tế của một quốc gia.

Cán cân tài khoản vãng lai của một quốc gia có thể ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế của quốc gia đó, việc xác định và điều phối các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vãng lai rất quan trọng. Các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là:

Ảnh hưởng của lạm phát: Nếu một quốc gia có tỷ lệ lạm phát tăng so với các

quốc gia có quan hệ mậu dịch, thì tài khoản vãng lai của quốc gia này sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau. Bởi vì người tiêu dùng và doanh nghiệp trong nước hầu như sẽ mua hàng nhiều hơn từ nước ngoài (do lạm phát trong nước cao), trong khi xuất khẩu sang nước khác sẽ sụt giảm.

Ảnh hưởng của thu nhập quốc dân: Nếu mức thu nhập của một quốc gia

(thu nhập quốc dân) tăng theo một tỷ lệ cao hơn tỷ lệ tăng của các quốc gia khác, tài khoản vãng lai của quốc gia đó sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau. Do mức thu nhập thực tế (đã điều chỉnh do lạm phát) tăng, mức tiêu thụ hàng hóa tăng. Một tỷ lệ gia tăng trong tiêu thụ hầu như sẽ phản ánh một mức cầu gia tăng đối với hàng hóa nước ngồi.

Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái: Nếu đồng tiền của một nước bắt đầu tăng giá

so với đồng tiền của nước khác, tài khoản vãng lai của nước đó sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau. Hàng hóa xuất khẩu từ nước này sẽ trở nên mắc hơn đối với các nước nhập khẩu nếu đồng tiền họ mạnh. Kết quả là nhu cầu hàng hóa sẽ giảm. Ngược lại, nếu đồng nội tệ của một quốc gia giảm giá thì sẽ có tác dụng khuyến khích làm tăng xuất khẩu của quốc gia đó bởi vì đồng nội tệ giảm giá sẽ làm hàng hóa xuất khẩu từ quốc gia đó trở nên rẻ hơn trước đối với người nước ngoài.

Ảnh hưởng của các biện pháp hạn chế của chính phủ: Nếu chính phủ của

một quốc gia đánh thuế trên hàng nhập khẩu, giá của hàng nước ngoài đối với người tiêu dùng tăng trên thực tế. Ngoài việc áp dụng các biện pháp hạn chế, chính phủ cũng có các cách khác có thể ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vãng

lai. Các chính sách tiền tệ và tài khóa có thể ảnh hưởng đến các biến số kinh tế như mức lạm phát và thu nhập, và các biến số này lại tác động đến cán cân tài khoản vãng lai. Ngồi ra, chính phủ có thể trợ cấp cho một số các doanh nghiệp, nhờ đó có thể tăng cường tiềm năng xuất khẩu của các doanh nghiệp này.

Sự tương tác của các yếu tố: Để đơn giản hóa, tác động của mỗi yếu tố kinh

tế và hạn chế của chính phủ đã được đánh giá riêng lẻ, khơng tính tới các yếu tố khác. Các yếu tố vừa được trình bày tác động lẫn nhau, vì vậy ảnh hưởng đồng thời của chúng đối với cán cân mậu dịch rất phức tạp.

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút kiều hối để cả thiện cán cân tài khoản vãng lai tại việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w