CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT KIỀU HỐI
2.2 THỰC TRẠNG KIỀU HỐI TẠI VIỆT NAM
2.2.1 Tình hình kiều hối tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2012
Trong những năm qua, kiều hối đã trở thành một hiện tượng được giới tài chính quốc tế quan tâm. Lượng kiều hối chuyển về Việt Nam liên tục tăng với con số ấn tượng. Do tình hình kinh tế của đất nước và phát triển chính trị - xã hội ổn định, vị thế của đất nước ngày một tăng lên và đặc biệt là những chính sách của Nhà nước thơng thống đã tạo cơ hội cho người đầu tư và có nhiều lĩnh vực đầu tư có thể sinh lãi như là chứng khốn, địa ốc, hay cơng nghệ cao…, do đó thu hút được nhiều nguồn đầu tư cũng như kiều hối chuyển về cho thân nhân để đầu tư. Có thể nói kiều hối đang dần có những ảnh hưởng ngày càng rõ nét đến nền kinh tế Việt Nam.
Đơn vị tính: triệu USD
Biểu đồ 2.6: Tình hình thu hút kiều hối của Việt nam từ giai đoạn 2000 - 2012
‘Nguồn: WorldBank [48]” Kể từ năm 2000, kiều hối có xu hướng gia tăng rõ rệt, đặc biệt năm 2006 khi Việt Nam chính thức gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới WTO, sự kiện này đã tạo đà cho nền kinh tế Việt Nam phát triển với tốc độ tăng trưởng lên đến 8% năm 2007. Sau khi gia nhập vào WTO, Việt Nam trở thành một quốc gia hấp dẫn
đầu tư không chỉ thu hút những nhà đầu tư trong và ngồi nước mà cịn Việt kiều đang sinh sống tại nước ngoài. Theo số liệu từ WB, năm 2006, Việt Nam đã thu hút được 3,8 tỷ USD kiều hối, là quốc gia đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á sau Philip (14,8 tỷ USD). Năm 2007, lượng kiều hối đã tăng 62,63% so với năm 2006, xếp hạng 18 trong top 30 nước nhận kiều hối. Năm 2008, Việt Nam là một trong mười nước có lượng kiều hối chuyển về nước lớn nhất trên thế giới theo đánh giá của WB.
Năm 2009, lần đầu tiên lượng kiều hối về Việt nam sụt giảm sau 4 năm tăng liên tiếp, chỉ còn đạt mức 6,02 tỷ USD giảm 11,53% so với năm 2008. Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính, lượng kiều hối chuyển về nước giảm là tất yếu, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhiều nước trước đây thu nhận nhiều lao động Việt Nam, đã sa thải nhân viên hiện có hoặc ngừng thu nhận nhân cơng mới. Theo ghi nhận của Bộ lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam vào cuối tháng 12/2009, mới chỉ có 45.000 lao động Việt Nam ra nước ngồi làm việc trong lúc chỉ tiêu toàn năm của nhà nước là xuất khẩu được 90.000 lao động. Trước đó, báo chí trong nước liên tục loan tin về những trường hợp công nhân Việt Nam từ Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản, CH Czech, Slovakia … phải hồi hương do mất việc làm. Ngoài ra, ảnh hưởng từ việc thu nhập của kiều bào bị giảm là khá lớn, bởi Việt Nam có lượng kiều bào đơng (khoảng trên 3 triệu người), tập trung nhiều ở các nước phát triển và có thu nhập bình qn đầu người cao như Mỹ (khoảng 1,5 triệu người), Pháp (khoảng 300.000 người), Canada (200.000 người), Australia (250.000 người) … Trong khi đó, ảnh hưởng từ việc giảm lao động xuất khẩu ít hơn, do mức đóng góp tương ứng của mảng này.
Theo báo cáo về Di trú và kiều hối vừa được Ngân hàng Thế giới (WB) cơng bố đã xếp Việt Nam ở vị trí thứ 16 trong số các quốc gia nhận nhiều kiều hối nhất thế giới trong năm 2010. Với lượng ngoại tệ ước khoảng 8,26 tỷ USD được kiều bào gửi về trong năm, kiều hối của Việt Nam đã tăng khoảng 2,24 tỷ USD so với năm 2009 do nền kinh tế toàn cầu đang trên đà phục hồi như hiện nay. Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2010 đạt 6,78% vượt mục tiêu đề ra, cao hơn tốc
độ tăng của hai năm trước. Với GDP bình quân đầu người ước đạt 1.160 USD, Việt Nam đã ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp sang nhóm nước có thu nhập trung bình. Cơ hội đầu tư vào Việt Nam ngày càng hấp dẫn hơn, việc mở cửa, đổi mới, hội nhập sâu rộng hơn, sự thơng thống về chính sách của Nhà nước trong việc thu hút kiều hối (bãi bỏ nhiều quy định về thuế, không hạn chế số lượng tiền nhận và trả hàng bằng nguyên tệ, người nhận kiều hối không phải chịu thuế thu nhập đối với các khoản ngoại tệ từ nước ngoài chuyển về hoặc bắt buộc phải bán ngoại tệ cho ngân hàng, thơng thống trong việc kiều bào nước ngoài về thăm quê hương, mua nhà, đầu tư …) điều này góp phần mạnh mẽ trong việc thu hút kiều hối.
Hiện tại nền kinh tế thế giới đang có những chuyển biến tích cực sau khủng hoảng, nhiều nước có kiều bào sinh sống hoặc có nhiều lao động làm việc đã thoát khỏi khủng hoảng, bước đầu trên đà phục hồi tăng trưởng, Việt kiều có thu nhập tốt hơn, lượng ngoại tệ chuyển về nước nhiều hơn. Bên cạnh những lý do chuyển tiền về nước để giúp đỡ người thân, tiêu dùng, sản xuất thì họ bắt đầu đầu tư gián tiếp vào Việt Nam. Nguyên nhân khác do lãi suất và tỷ giá, lãi suất các nước hiện rất thấp, trong khi lãi suất USD tại Việt Nam khá cao (năm 2010, lãi suất xoay quanh mức 5%/năm), giá USD trên thế giới giảm nhưng vẫn tăng ở Việt Nam (tháng 12/2010 so với tháng 12/2009 tăng 9,68%), tỷ giá của Việt Nam cũng khá cao điều này tạo nên sức hút đối với kiều bào và người lao động Việt Nam ở nước ngoài.
8,6 tỷ USD là lượng kiều hối được được ghi nhận bởi WB, tiếp tục đưa Việt Nam vào danh sách 16 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất thế giới. Không chỉ là con số 8,6 tỷ USD, điều đáng ghi nhận về kiều hối chảy về Việt Nam năm 2011 là sự tập trung. Nếu như những năm trước đây, phổ biến tình trạng kiều hối chuyển qua các kênh khơng chính thức gây rủi ro cho người chuyển và khó thống kê được lượng kiều hối thực sự. Nhưng năm 2011, lượng kiều hối chuyển về kênh ngân hàng đã tăng lên rõ rệt. Điều này xuất phát từ nguyên nhân hiện dịch vụ chuyển tiền khá đơn giản, thuận tiện, người thân tại Việt Nam có thể nhận tiền chỉ sau 5 phút người gửi ở nước ngồi thực hiện dịch vụ. Khách hàng cũng có thể nhận tiền tại ngân hàng hoặc tại nhà; tiền có thể được chuyển vào tài khoản ATM hay thực hiện các giao
dịch trên hệ thống ngân hàng điện tử. Bởi thế, dịch vụ kiều hối đang trở thành một kênh đem lại hiệu quả cao. Một thực tế nữa cũng khiến lượng kiều hối tăng là do lãi suất huy động VND vẫn còn cao, đã thu hút lượng kiều hối về bán cho ngân hàng rồi gửi tiết kiệm VND. Chênh lệch tỷ giá trong và ngồi ngân hàng khơng đáng kể nên các ngân hàng đã thu mua được USD nhiều hơn trước.
Năm 2012, theo báo cáo của WB, các nước đang phát triển sẽ nhận được 406 tỷ USD kiều hối (tăng 6,5% so với năm 2011). Dẫn đầu danh sách này là Ấn Độ với 70 tỷ USD, tiếp theo là Trung Quốc (66 tỷ USD), Philipines, Mexico (24 tỷ USD) và Nigieria (21 tỷ USD). Trong top đầu, Việt Nam nhận được 9.052 tỷ USD, xếp thứ 7 sau Hy Lạp (18 tỷ USD), Pakistan và Bangladesh (14 tỷ USD).
Thống kê WB cho thấy có đến 90% lượng kiều hối chảy về khu vực nông thôn, nơi phần lớn những người lao động ra đi từ đó. Ngồi những thị trường truyền thống như Mỹ, Canada, Pháp, Đức và Australia, một số thị trường mới được khơi nguồn từ năm 2005 như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Malaysia là những thị trường xuất khẩu lao động lớn của Việt Nam trong thời gian gần đây.
Kiều hối về Việt Nam ngày càng mở rộng từ nhiều nước. Nếu như năm 1994, khi mới vào Việt Nam, kiều hối chuyển qua kênh Western Union chỉ từ 16 quốc gia thì hiện tại con số này lên đến 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tính từ năm 2007, phần lớn lượng kiều hối đổ về Việt Nam được dồn vào hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ yếu thông qua các kênh như: chứng khoán, vàng, bất động sản, gửi tiết kiệm ngân hàng.
Năm 2010, tỷ lệ vốn đầu tư của kiều hối được Bộ kế hoạch và Đầu tư ước tính khoảng 70%, trong số 8,5 tỷ USD được gửi về Việt Nam. Các dự án đầu tư xây dựng như: trung tâm thương mại, văn phòng và căn hộ chung cư cao cấp…tại các trung tâm thành phố như TP.HCM, Hà Nội đã thu hút lượng lớn kiều hối. Bên cạnh đó, xu hướng đầu tư vào các dự án xây dựng căn hộ nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái ven biển ngày càng tăng.
Theo thống kê từ Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, năm 2011, gần 52% kiều hối đã đổ vào thị trường bất động sản, còn lại là kênh tiền gửi tiết kiệm và tiêu
dùng, trong số 9 tỷ USD gửi về Việt Nam thì năm 2012 xu hướng kiều hối có dấu hiệu chững lại do thị trường chứng khoán, bất động sản khơng có dấu hiệu khả quan, xu hướng lãi suất tiết kiệm lại tiếp tục giảm, chưa kể môi trường kinh doanh và đầu tư nước ta chưa ổn định do còn yếu tố chính sách và nguy cơ tồn kho hàng hóa gia tăng, áp lực lạm phát đã khơng khuyến khích người có nguồn vốn từ kiều hối đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
Về mặt vị trí địa lý thì từ trước đến nay, vùng đồng bằng sông Hồng mà Hà Nội là trung tâm và vùng Đông Nam Bộ (TP.HCM là trung tâm) là hai vùng tiếp nhận kiều hối nhiều nhất cả về giá trị và người nhận. Tuy nhiên, những năm gần đây cùng với lượng người xuất khẩu lao động từ vùng Bắc Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long tăng lên do số lượng người ở nông thôn đi xuất khẩu lao động ngày càng tăng, đây là xu hướng tích cực khi kiều hối chuyển về nhiều vùng của Việt Nam hơn và đã chảy vào khu vực người nghèo điều này góp phần làm thay đổi bộ mặt nơng thôn và nâng cao mức sống người dân.
Nghiên cứu của Pfau và Long (2006) cung cấp nhiều thống kê mơ tả hữu ích về vấn đề kiều hối ở Việt Nam thông qua các bộ số liệu VLSS. Nghiên cứu này cho thấy sự phân phối của kiều hối trong cả nước. Về mặt địa lý, đồng bằng sông Hồng mà Hà Nội là trung tâm, và vùng Đông Nam (với trung tâm là TP Hồ Chí Minh) là hai vùng tiếp nhận kiều hối chủ yếu trên tất cả các mặt: dân số, tổng giá trị và mật độ dân chúng nhận kiều hối. Vào đầu thập niên 1990, hai vùng này, mặc dù chỉ chiếm 38% dân số cả nước, nhưng đã tiếp nhận gần ba phần tư tổng lượng kiều hối tồn quốc. Tuy nhiên, đã có một sự dịch chuyển mạnh trong cơ cấu phân bổ kiều hối những năm sau đó. Lượng kiều hối chuyển về hai cực nói trên giảm một cách tương đối, và tăng lên ở tất cả các vùng khác, đáng kể nhất là vùng Bắc Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Sự dịch chuyển này phản ánh một thực tế là trong thập niên vừa rồi, nguồn cung công nhân xuất khẩu lao động đã dịch chuyển khỏi hai thành phố lớn và chuyển về các vùng lân cận. Trong khi dân số ở khu vực nơng thơn dần dần giảm đi, thì tỷ trọng kiều hối khu vực này nhận được lại tăng lên đáng kể. Có khả năng là vào giai đoạn đầu, cơ hội xuất khẩu lao động chủ yếu rơi vào
khu vực thành thị, nơi người dân có lợi thế về thơng tin đi làm việc ở nước ngoài. Nhưng theo thời gian, một mặt cung lao động từ thành thị giảm, mặt khác thông tin được lan toả sang khu vực nông thôn ngày càng nhanh, kết quả là lượng công nhân xuất khẩu lao động từ khu vực nông thơn đã tăng lên nhanh chóng.